Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Tào Tháo - Ngụy Vương gây nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử

Tác giả: Phương Anh Nguyễn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 25 tháng 07 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Thời Tam Quốc hay trong tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa thì bên cạnh Gia Cát Lượng, Tào Tháo chính là một trong những nhân vật có sự nổi tiếng không hề kém cạnh. Thống nhất miền Bắc, lập nên vương triều Tào Ngụy, trở thành Ngụy Vương  “hùng cứ một phương”. Thế nhưng, Tào Tháo lại là nhân vật gây ra nhiều tranh cãi nhất trong dư luận ở cả quá khứ và hiện tại. Là một gian thần hay một năng thần? Có lẽ đó sẽ là một câu hỏi mà mỗi người trong chúng ta sẽ có một đáp án và nhận định riêng cho mình. Và để có thể đưa ra được câu trả lời thì tiểu sử Tào Tháo cũng như hành trình gây dựng sự nghiệp của Tào Tháo là điều mà các bạn cần cập nhật thông tin cho mình. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có những sự nhận định một cách khách quan và chính xác hơn về Tào Tháo.

1. Tiểu sử và thân thế của Tào Tháo 

1.1. Thân thế của Tào Tháo 

Nói về xuất thân của Tào Tháo thì đây thực sự là một điều mà có khá nhiều giả thuyết được đưa ra. Dựa trên cuốn sách Ngụy chí thì Tào Tháo chính là con cháu của Tào Tham, một vị tướng quốc của nhà Hán. Tuy nhiên, theo như xét nghiệm ADN được công bố vào năm 2024 của trường Đại học Phúc Đán (thuộc thành phố Thượng Hải) thì Tào Tháo và Tào Tham không hề có sự liên quan đến nhau. Đây là một sự khẳng định chắc chắn từ nhóm nghiên cứu về Nhân chủng học và Lịch sử của ngôi trường này đưa ra.

Theo như cuốn sách Tam Quốc chí thì Tào Tháo chính là con trai của Tào Tung,  là một đại thần của nhà Đông Hán, đã từng làm đến chức Thái Úy. Tuy nhiên, thân thế của Tào Tháo lại không hề đơn giản như vậy. Điều này phải bàn tới Tào Tung, cha của Tào Tháo.

Thân thế của Tào Tháo
Thân thế của Tào Tháo

Theo ghi chép thì Tào Tung là con trai của Tào Đằng, một hoạn quan của nhà Đông Hán, đã phục vụ tới 5 đời hoàng đế, bắt đầu từ Hán An Đế cho tới Hán Hoàn Đế. Chính vì thế mà Tào Đằng, mặc dù chỉ là một thái giám, nhưng lại cực kỳ có thế lực ở trong triều và ông đã được phong là Phí Đình Hầu với việc trải qua 5 đời hầu hạ các vị hoàng đế. 

Tới đây thì chúng ta có thể hiểu được rằng, Tào Tung, thực chất không phải là con ruột mà chỉ là con nuôi của Tào Đằng mà thôi. Tuy nhiên, khi nhận cha nuôi đã quyết định đổi họ và lấy họ Tào để thể hiện sự hiếu kính với người cha này. Tào Tung cũng nhờ có người cha quyền lực mà có được các chức vụ được coi là khá cao, đặc biệt là việc mua được chức quan Thái úy ở trong vài tháng. 

Từ đây, có thể nhận thấy rằng Tào Tháo xuất thân trong một gia tộc với danh vọng và quyền lực ở trong tay, ăn sung mặc sướng và không cần phải lo nghĩ điều gì.

1.2. Tiểu sử Tào Tháo

Tào Tháo sinh vào khoảng năm 155, có tên tự là Mạnh Đức và tên hồi nhỏ hay gọi là Cát Lợi. Ông được sinh ra trong một gia tộc giàu có ở huyện Tiêu, nước Bái (ngày nay thuộc tỉnh An Huy, Trung Quốc). 

Sống trong nhung lụa, thế nhưng Tào Tháo lại mất mẹ từ sớm, người cha Tào Tung lại ít chú ý đến con, chính vì thế mà Tào Tháo ít được dạy bảo nghiêm túc, có thể gọi là kẻ chơi bời lêu lỏng, hay miêu tả trong Tam Quốc chí là “như ưng bay chó chạy, phòng túng vô độ”. Tuy vậy, ngay từ khi còn nhỏ thì Tào Tháo đã được đánh giá là một đứa trẻ rất thông minh, có tính tình khá phóng đãng và thường không hay chú ý tới những cái nhỏ nhặt. Đọc sách là một trong những sở thích cũng như ham muốn đặc biệt yêu thích của Tào Tháo, nhất là các loại sách về binh thư hay quyền biến. Do vậy mà Tào Tháo được biết là một người có khá nhiều loại mưu mẹo khôn lỏi.

Tiểu sử Tào Tháo
Tiểu sử Tào Tháo

Câu chuyện thể hiện được sự “lươn lẹo” của Tào Tháo có thể kể đến câu chuyện Tào Tháo và người chú của mình. Bởi vì sự ham chơi của Tào Tháo mà mỗi khi biết việc người của người cháu làm, chú Tào Tháo lại đi “mách lẻo” với Tào Tung. Vì thế mà Tào tháo thường xuyên bị cha của mình trách phạt. Số lần trách phạt càng nhiều thì sự khó ưa với người chú của mình trong Tào Tháo lại tăng lên. 

Một khi gặp người chú, Tào Tháo giả vờ đau bụng, ngã lên ra, kêu rằng mình bị trúng gió. Người chú thấy vậy liền đi gọi tào Tung, tuy nhiên, khi người cha đến thì lại thấy con trai Tào Tháo của mình hoàn toàn bình thường. Tào Tháo chỉ giải thích rằng “Vì chú không thích con nên bày đặt điều xấu thôi”. Từ đó trở đi, cha của Tào tháo đã không còn tin hay để ý những gì mà người em của mình nói nữa. Tào Tháo nhờ thế lại càng được thể phóng túng và buông thả.

Một câu chuyện khác chính là câu chuyện giữa Tào Tháo và Viên Thiệu, cả hai được xem là bạn từ thuở nhỏ của nhau. Và chính vì thế mà thường hay tụ tập để cùng quậy phá.

Điển hình chính là việc rủ nhau cướp dâu của cả 2 và bị phát hiện, cả 2 đã phải chạy trốn bằng cách leo qua tường rào. Thế nhưng, không may cho Viên Thiệu khi đã bị mắc vào bụi gai, không gỡ ra được. Trước tình thế cấp bách, Tào Tháo đã hô lên “Cướp ở đây này” và khiến cho Viên Thiệu sợ quá mà lại gỡ được khỏi bụi gai và cả 2 đã chạy trốn thành công.

Tào Tháo khi đã lớn thì tính cách chơi bời lêu lổng vẫn không thay đổi. Sống trong thời đại mà các danh sĩ rất coi trọng tới việc danh tiết thì Tào tháo lại là kẻ khiến người khác coi thường. Mặc dù vậy thì đó không phải là điều mà Tào Tháo quan tâm và cũng có những người đã thể hiện sự kính trọng với Tào Tháo vì năng lực và sự thông minh của ông.

Năng thần hay gian hùng?
Năng thần hay gian hùng?

Tào Tháo ở thời trẻ được nhận xét trong Tam quốc chí là "cơ trí nhạy bén, ứng biến, chơi bời phóng đãng, không lo học hành". Còn cuốn sách Dị đồng tạp ngữ thì lại nói “tài võ hơn người, khó có thể hại, tinh thông sử sách, lại giỏi về binh pháp”. Kiều Huyền, một người bạn thời vong niên với Tào Tháo, giữ chức Thái úy cũng đã bày tỏ quan điểm “thiên hạ tất loạn, không có tài cái thế thì không trị được. Người dẹp an được thiên hạ tất là anh vậy”. Danh sĩ Hứa Thiệu vì bị Tào Tháo bức bách mà cũng phải đưa ra đánh giá của mình về con người này “năng thần thời trị và gian hùng thời loạn”.

Những đánh giá trên về Tào Tháo thực tế đều dựa trên những lý lẽ và quan điểm của mỗi cá nhân. Và hầu hết đều đã phản ánh được phần nào về bản chất cũng như tính cách của con người Tào Tháo. Đặc biệt là với đánh giá của Hứa Thiệu, nhà bình luận nổi tiếng này có lẽ đã nhìn ra được con người của Tào Tháo trong tương lai, thực sự sẽ là một nhân vật khiến người khác phải chú ý. Còn việc sẽ trở thành một vị quan giỏi hay một kẻ gian thần quấy nhiễu thiên hạ thì điều này ắt hẳn là do chính nguyện vọng cũng như thời đại mà Tào Tháo sống. 

Việc sống vào chính thời điểm loạn lạc, hay trở thành một gian hùng, e chính là số phận mà Tào Tháo đã được định sẵn phải trải qua.

2. Trở thành một năng thần vào thời trị

Đúng như dự đoán, trở thành một năng thần thời trị chính là con người của Tào tháo. Khi Tào Tháo 20 tuổi đã thi đỗ Hiếu liêm. Ông đã giữ chức quan Bắc Bộ úy tại thành Lạc Dương. Vị trí này đã được cha của Tư Mã Ý là Tư Mã Phòng tiến cử với vai trò là người nắm giữ chức quan về hành chính cao nhất ở kinh thành thời điểm đó.

Năng thần thời bình
Năng thần thời bình

Khi ấy, Tào Tháo nổi tiếng là một người cực kỳ nghiêm túc. Ngay sau khi đảm nhận chức vụ và đến nhậm chức tại Lạc Dương, Tào Tháo đã sai người đặt chiếc roi ngũ sắc ở ngay trước cửa công đường. Điều này nhằm ngụ ý với người dân biết rằng, bất cứ ai phạm tội đều sẽ phải nhận hình phạt thích đáng. Một trường hợp điển hình là khi người chú của một vị đại thần trong triều phạm tội, Tào Tháo đã cho người đó bị bắt đến công đường và xử lý một cách thẳng thắn, không hề kiêng nể. Từ đó, danh tiếng liêm chính của Tào Tháo vang khắp cả kinh thành. Cộng với gia thế lớn, vụ việc này cho dù xảy ra hiềm khích cũng không có bất cứ ảnh hưởng nào xảy ra với đường công danh của Tào tháo thời điểm đó.

Sau này, Tào Tháo được tiến cử với việc giữ vị trí là Tướng quốc nước Tế Nam. Ông đã liên tục tự mình đứng ra để tố cáo các tham quan trong triều hay có những hành vi phạm pháp gây tổn hại tới quốc gia đại sự. Không dừng lại ở đó, Tào Tháo còn phá được hơn 600 ngôi chùa khác nhau với việc thờ cúng trái phép khi triều đình ra luật cấm.

Có thể nhận thấy rằng, với tài năng của mình, trong thời thịnh trị, Tào Tháo đích thực là một năng thần mà người đời kính nể. Những chiến công của Tào Tháo đã phần nào xóa đi được những “vết nhơ” mà thời niên thiếu mọi người đã đánh giá về ông. 

3. Tào Tháo, phụng thiên tử để lệnh chư hầu

Các cuộc nổi loạn Khăn Vàng và Đổng Trác, Lữ Bố là những cuộc dẹp loạn ghi dấu ấn công lao to lớn của Tào Tháo. Nhờ có Tào Tháo mà Hán Hiến Đế vẫn có thể bảo toàn được vị trí của mình. Ở thời điểm này, nhà Hán có thể được xem như bước vào giai đoạn suy tàn, thế nhưng, trong lòng người dân thì Hán Hiến Đế vẫn là vua và vẫn được mọi người tôn trọng. 

Không những hộ giá Hán Hiến Đế, Tào Tháo còn cho người xây dựng lại nơi ở của vua. Hành động này của Tào Tháo được coi là một trong những hành động có sự ảnh hưởng rất lớn tới sự nghiệp của Tào Tháo sau này. Vua Hiến Đế phong Tào Tháo giữ chức Vũ Bình hầu, vốn dĩ, Hán Hiến Đế muốn để Tào Tháo giữ chức Đại tướng quân thế nhưng vì Tào Tháo còn e ngại về thế lực của Viên Thiệu nên đã đưa ra đề nghị Hiến đế phong Viên Thiệu làm Đại tướng quân. Từ đây, phủ của Tào Tháo được coi là nơi ban hành các sắc lệnh của nhà Hán ở thời điểm này.

Phụng thiên tử lệnh chư hầu
Phụng thiên tử lệnh chư hầu

Với việc lấy danh nghĩa của Hán Hiến Đế, Tào Tháo đã ban hành các chính sách về phát triển nông nghiệp nhằm giải quyết các vấn đề về đời sống của người dân cũng như ổn định được những địa phận mình cai quản, đảm bảo về mặt quân lương giúp cho việc chinh phạt các địa phận được thuận lợi hơn. Và từ đây, chiến dịch bá chiếm Trung Nguyên, thôn tính các nước chư hầu của Tào Tháo bắt đầu được triển khai và thực hiện. Việc giữ được thiên tử là Hán Hiến Đế trong tay đã cho phép Tào Tháo có những điều kiện thuận lợi để thực hiện được những ý đồ của bản thân mình.

Chính điều này đã cho thấy được sự biến đổi của Tào Tháo, từ một năng thần trở thành một gian hùng thời loạn lạc. Trong những cuộc chiến mà mình cầm quân, Tào Tháo đã gây ra rất nhiều những cái chết vô lý và man rợ, điển hình như việc giết cả nhà Lã Bá Sa,... Cũng chính vì thế mà câu nói : “Tôi thà phụ người, chứ không để người phụ mình” đã trở thành một dẫn chứng tiêu biểu cho triết lý sống của Tào Tháo. Đây cũng là câu nói nổi tiếng mà rất nhiều người ghi nhớ mỗi khi nhắc tới nhân vật được cho là đại gian thần này.

Mặc dù bản chất ác đang trỗi dậy ở bên trong con người của Tào Tháo, thế nhưng, Tào Tháo trong các phiên bản thực của sử sách vẫn được xem là một người có chút lương tâm sót lại cũng như biết xấu hổ vì những hành vi sai trái mà mình gây ra. Tuy nhiên, trong Tam Quốc diễn nghĩa của nhà văn La Quán Trung thì hình tượng Tào Tháo thực sự đã bị “bôi đen” khá nhiều cũng như tính ác đã được nâng cao hơn so với thực tế.

4. Quan Độ - Trận chiến minh chứng về tài năng của Tào Tháo

Trong sự nghiệp thống nhất lãnh thổ phương Bắc của mình, Tào Tháo được xem là đã trải qua rất nhiều các cuộc chiến khác nhau. Thê nhưng, có lẽ trận chiến Quan Độ được coi là một cuộc chiến cho thấy được rõ nhất về tài năng hơn người của Tào Tháo trong con đường binh nghiệp. 

Trận chiến Quan Độ
Trận chiến Quan Độ

Trong trận chiến Quan Độ, lúc này, hai bên là Tào Tháo và Viên Thiệu đang tạm thời đình chiến để bảo toàn lực lượng cũng như tìm ra đối sách cho mình. Lưu Bị thời điểm này cũng rời bỏ Viên Thiệu để tìm hướng đi riêng cho chính mình. Trương Vũ cũng trốn khỏi Tào Tháo sau khi đã đền ơn bằng công lao của mình để hội ngộ với Lưu Bị và Trương Phi tại Nhữ Nam. 

Trận chiến Quan Độ giữa Tào Tháo và Viên Thiệu bắt đầu từ tháng 8 năm 200. Cuộc chiến này đã kéo dài trong hơn 100 ngày liên tiếp. Cả Tào Tháo và Viên Thiệu đều thực hiện việc chia quân thành các nhóm để có thể triển khai kế sách của mình. Tuy nhiên, do quân có số lượng ít hơn nên Tào Tháo không thể chia thành nhiều nhóm ở những vị trí có địch được. Chính vì thế mà mấy lần giao chiến, quân của Tào Tháo đều thua, chỉ ra sức chống đỡ. Tuy thắng, nhưng Viên Thiệu cũng không dám manh động, chỉ thực hiện việc khiêu khích chứ không đánh một cách trực tiếp.

Hai bên cứ giữ nhau như thế, quân Thiệu đánh thì quân Tào chống đỡ, quân của Viên Thiệu bắn tên thì quân Tào dùng khiên gỗ để che và phản công bằng bắn đá. Quân Thiệu đào đường hầm thì quân Tào mai phục bên dưới. Cứ thế cũng nhiều ngày trải qua, kho lương của Tào Tháo ngày càng cạn kiệt bèn có ý định rút lui, thế nhưng, Tuân Úc lại khuyên ông cần phải trụ vững, không được lui bước. Chính vì thế mà Tào Tháo lại động viên quân lính cố gắng giữ vững được thế trận của mình.

Sự kiện biến chuyển được tình thế giữa Viên Thiệu chính là việc Hứa Du, là thủ hạ của Viên Thiệu, thế nhưng vì bất mãn nên đã hàng Tào và báo tin về việc lấy kho lương của Viên Thiệu. Tào tháo bèn nắm bắt cơ hội của mình, cho quân phòng bị doanh trại và dẫn đi 5000 nghìn quân đến Ô Sào, nơi để kho lương của Viên Thiệu. Bị tập kích một cách bất ngờ, quân lính hơn 1 vạn người của Viên Thiệu đã bị Tào Tháo giết đi hơn 1000, số còn lại quyết định xin hàng, kho lương của Viên Thiệu cũng bị đốt sạch. 

Minh chứng tài năng
Minh chứng tài năng

Viên Thiệu biết được tin báo, liền sai quân đi đánh chiếm doanh trại của Tào Tháo. Và đúng như những gì mà Tào Tháo đã dự đoán, quân của Viên Thiệu không những không cướp được doanh trại mà còn bị gặp quân Tào Tháo cướp kho lương trở về, lúc này tất cả số quân lính đều quy hàng Tào Tháo. Việc thua trận liên tiếp cộng với mất kho lương, quân lính của Viên Thiệu hoảng loạn bỏ chạy, Tào Tháo dẫn quân đánh Viên Thiệu tan nát, quá sợ hãi, Viên Thiệu cùng với con trai là Viên Đàm liền bỏ chạy.

Số quân còn lại của Viên Thiệu là hơn 7 vạn người, do không thể chạy kịp theo Viên Thiệu nên đã quyết định xin hàng. Tuy nhiên, với bản tính đa nghi, lại có một số binh lính không thực sự quy phục, Tào Tháo quyết định chôn sống 7 vạn quân của Viên Thiệu.

Có thể thấy rằng, việc có số quân ít hơn, lại liên tiếp thua trước Viên thiệu, thế nhưng điều đó vẫn chưa khiến cho Tào Tháo quyết định dừng lại hay bỏ cuộc. Và chiến thắng trước hơn 7 vạn quân của Viên Thiệu chính là minh chứng cho tài năng cầm quân của Tào Tháo.

5. Tào Tháo xưng vương

Với việc chiến thắng trước Viên Thiệu, Tào Tháo đã quyết định khôi phục lại giang sơn nhà Hán. Hán Hiến Đế lúc này được xem như một vị vua bù nhìn khi bị Tào Tháo chi phối và sai khiến. Tào tháo đã quyết định khôi phục lại chức vụ Thừa tướng trong triều và để chính mình đảm nhận luôn vị trí này. Sự hống hách của Tào tháo khiến nhiều người căm ghét và chống đối, tuy nhiên, với thế lực trong tay mình thì Tào Tháo đã giải quyết một cách nhanh chóng. 

Sau khi đã củng cố và đưa ra các cải cách, Tào Tháo vừa lo cho việc chinh phạt các nước chư hầu vừa quản các công việc nội chính, phát triển kinh tế. việc thua trận Xích Bích đã khiến cho việc thống nhất Trung Hoa của Tào Tháo không còn dễ dàng như trước nữa, lúc này, về cơ bản là đã hình thành nên thế chân vạc với sự lớn mạnh của Đông Ngô, Thục Hán và Tào Ngụy.

Tào Tháo xưng vương
Tào Tháo xưng vương

Đến năm 213, Tào Tháo bức ép hán Hiến Đế phong cho mình chức Ngụy Công. Lúc này, Tào Tháo đang bắt đầu hình thành nên nước Ngụy với vai trò là một đất nước chư hầu nằm ở trong lãnh thổ của nhà Hán. Vào tháng 11/213, quyết định thiết lập nên một bộ máy chính quyền riêng biệt của nhà Ngụy. Tiếp tục đến năm 216, với việc đánh bại được Trương Lỗ, Tào Tháo đã uy hiếp Hán Hiến Đế và bắt ra chiếu phong mình làm Ngụy Vương. Sau đó Tào Tháo đã lập Tào Phi, là con trai thứ hai của mình giữ vị trí Thế tử. 

Lúc này, về cơ bản thì nước Ngụy của Tào Tháo đã được hình thành. Tuy nhiên, vẫn chưa thực sự nắm quyền chủ chốt khi nhà Hán và Hán Hiến Đế vẫn còn ở đấy. Nước Ngụy được xem như một nước chư hầu ở thời điểm đó.

6. Tào Tháo qua đời và được truy tôn là Ngụy Vũ Đế

Đau đầu là căn bệnh mà Tào Tháo đã bị và phải chịu đựng trong nhiều năm. Mỗi khi tái phát thì đều đau đến mức không chịu được, tuy nhiên, lúc đó, nhờ có Hoa Đà mà Tào Tháo đã không còn bị hành hạ mỗi khi căn bệnh này bộc phát. 

Không chỉ bảo Hoa Đà chữa bệnh cho mình mà Tào Tháo còn nhờ chữa bệnh cho cả người nhà mình. Tuy nhiên, chưa chữa trị xong nhưng Hoa Đà lại xin phép về nhà thăm vợ. Việc khất lần lượt của Hoa Đà khiến cho tào Tháo lại sinh nghi, với bản tính đa nghi, Tào Tháo liền cho người đi thăm dò và phát hiện vợ Hoa Đà hoàn toàn bình thường. 

Qua đời
Qua đời

Quá tức giận. Tào Tháo đã cho người bắt Hoa Đà và tra tấn hỏi tội. Hoa Đà vì không chịu được mà chết trong ngục. Không còn người chữa trị, bệnh đau đầu của Tào Tháo không còn ai có thể làm thuyên giảm. Ông quyết định giao lại toàn bộ cho Tào Phi, bản thân mình thì về Lạc Dương để an tĩnh dưỡng bệnh.

Vào tháng giêng của năm 220, Tào Tháo đã qua đời, hưởng dương 66 tuổi và tại ngôi Ngụy Vương được 5 năm. Sau khi Tào Tháo mất, Tào Phi lên ngôi. Vài tháng sau thì bức ép Hán Hiến Đế nhường ngôi cho mình, lập nên nhà Ngụy và đóng đô ở kinh thành Lạc Dương. Khi ấy, Tào Tháo được được truy tôn và trở thành Thái tổ Vũ hoàng đế hay còn gọi là Ngụy Vũ Đế.

Luôn bị gắn với những tư tưởng tiêu cực, hay bị gọi là kẻ gian thần với hành động “quyền thần đoạt ngôi”. Thế nhưng, chính điều đó đã trở thành một tiền lệ mới trong việc khai quốc của những đế vương tương lai sau này. Và tư tưởng này không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở cả Việt Nam, Nhật Bản,... Một cách công bằng mà nói, thì Tào Tháo vừa là kẻ có tội nhưng cũng là người có những ưu điểm đáng được công nhận.

Không chỉ được biết đến là một nhà chính trị hay một nhà quân sự tài ba, Tào tháo còn nổi tiếng với vai trò là một nhà thơ. Những bài thơ của ông được đánh giá là có những nét độc đáo riêng biệt, đặc biệt là những tư tưởng chính trị của mình đều được Tào Tháo thể hiện thông qua các tác phẩm của bản thân.

Truy tôn Ngụy Vũ Đế
Truy tôn Ngụy Vũ Đế

Trên đây chính là tiểu sử Tào Tháo cũng như chặng đường thực hiện ước mơ thống nhất Trung Hoa còn dang dở của ông. Mong rằng bài viết này đã thực sự hữu ích và giúp các bạn có thể đưa ra được sự đánh giá và cách nhìn nhận khách quan hơn về Tào Tháo.

Lục Tốn - Vị mãnh tướng tài năng Đông Ngô có số phận “hẩm hiu”

Được biết đến là một trong những mãnh tướng của nhà Đông Ngô, Lục Tốn nổi bật lên với những chiến tích lừng lẫy trong con đường binh nghiệp của mình. Tuy nhiên, cuộc đời của vị danh tướng này lại không thực sự được xuôi chèo mát mái hay có được một kết thúc có hậu với những đóng góp của mình. Vậy tiểu sử và cuộc đời của Lục Tốn ra sao? Những sự kiện gì đã xảy ra trong cuộc đời của ông? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có sự nhìn nhận và đánh giá chính xác hơn về hổ tướng của nhà Đông Ngô thời tam quốc này.

Lục Tốn

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;