Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Tư Mã Ý - Vĩ nhân tài ba và kiệt xuất trong lịch sử Tam quốc

Tác giả: Thảo Ngọc

Lần cập nhật gần nhất: ngày 10 tháng 06 năm 2021

Theo dõi timviec365 tại google new

1. Tùng

2. Kiên

3. My

4. Phương Anh

5. Miền Nam

6. Miền Trung

7. Miền Bắc

Vĩ nhân Tư Mã Ý vốn nổi tiếng và được lưu danh qua nhiều đời bởi ông là một trong số ít nhân vật được xem như kiệt xuất nhất trong lịch sử của thời đại Tam quốc. Công lao to lớn của ông phải kể đến là Tào Ngụy được bảo vệ thành công trước các cuộc Bắc phạt xuất phát từ Gia Cát Lượng. Chờ thời cơ chín muồi - nhẫn nhịn Tào Sảng đã lâu, Tư Mã Ý tiến hành một cuộc lật đổ được cho là chấn động năm 249 bởi đã “xóa sổ” được hoàng đế Ngụy. Cùng timviec365.vn tìm hiểu rõ hơn về tiểu sử bên cạnh những sự kiện ấn tượng trong cuộc đời của vị cổ nhân Tư Mã Ý qua bài viết này bạn nhé!

1. Giải mã tiểu sử của vĩ nhân Tư Mã Ý

Tư Mã Ý có biểu tự là Trọng Đạt. Ông là một nhà chính trị, một nhà quân sự của nước Tào Ngụy vào thời kỳ Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Bên cạnh đó, Tư Mã Ý - người đặt nền móng cũng như đóng vai trò quan trọng cho nhà Tây Tấn.

Cha của Tư Mã Ý là Tư Mã Phòng và mẹ ông là Kỳ Đình. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình có tới tám người con trai, ai cũng có biệt tự kết thúc bằng chữ Đạt. Điều đặc biệt, anh em ông đều được mọi người gọi chung với thuật ngữ là Tư Mã Bát Đạt để bày tỏ lòng kính trọng với những nhân vật tài năng.

Gia đình Tư Mã Ý ngụ tại Lạc Dương cho đến khi tướng quân phiệt Đổng Trác chiếm lĩnh và phá hủy thành phố thì cả gia đình mới dời tới Trường An - kinh đô của tổng cộng 13 triều đại trong lịch sử đất nước Trung Quốc.

Giải mã tiểu sử của vĩ nhân Tư Mã Ý
Giải mã tiểu sử của vĩ nhân Tư Mã Ý

Anh trai ông là Tư Mã Lãng từng có lần đưa cả nhà đi di cư về ở quê hương cũ tại Huyện Ôn. Tuy nhiên họ lường trước nơi đây trước sau gì cũng trở thành địa bàn giao tranh giữa các lực lượng với nhau nên dọn về ở Lê Dương. Đến năm 194, Tư Mã Ý lại đưa gia đình ông quay trở về Ôn huyện bởi Tào Tháo và Lưu bị đánh nhau.

2. Tư Mã Ý qua các thời

Cổ nhân Tư Mã Ý là một người trải qua không ít các thời nhưng với sự khôn ngoan cùng tài năng của mình, ông ngầm khẳng định bản thân vẫn bất bại cho đến khi trút hơi thở cuối cùng.      

2.1. Thăng tiến dưới thời Tào Tháo   

Tồn tại sự khác biệt khi có nhiều nguyên nhân cho rằng việc Tư Mã Ý đã phục vụ dưới trướng của Tào Tháo nhưng khó phủ nhận ông từng chấp thuận chức vụ trước nhất trong phe Tào Tháo năm 30 tuổi. 

Theo thông tin từ một sách lịch sử Trung Quốc - Tấn thư có đề cập tới Tư Mã Ý nhận thấy nhà Hán không có ý định tham gia vào phe Tào Tháo và sớm chấm dứt nên ông quyết định nói không với mọi lời mời của Tào Tháo. Ông lấy lý do rằng mình đang bệnh nhưng không thuyết phục Tào Tháo bén sai người tới nhà ông để xác minh. Tư Mã Ý vừa mưu trí lại nhạy bén, liền đoán trước được tình huống này rồi ông nằm bất động trên giường cả buổi.

Thời Tào Tháo
Thời Tào Tháo

Tào Tháo chính thức đảm nhiệm chức quan cao nhất sau vua là Thừa tướng vào năm 208 và đe dọa bắt giữ Tư Mã Ý nếu ông lẩn tránh. Không muốn chuyện không hay xảy đến nên cuối cùng, ông cũng phải ra mặt và đành nhận chức Văn học duyện.

Theo Ngụy thư, Tào Tháo có người em họ tên Tào Hồng, từng đề nghị được làm bạn với Tư Mã Ý tuy nhiên ông không đánh giá cao Tào Hồng nên tránh mặt bằng cách vờ ốm đến mức chống gậy. Lúc này Tào Hồng rất tức giận và ngay lập tức tìm gặp Tào Tháo để thuật lại câu chuyện. Điều này khiến Tào Tháo buộc trực tiếp đề nghị Tư Mã Ý tới gặp. Sự kiện đánh dấu mốc thời điểm Tư Mã Ý chính thức gia nhập vào phe Tào.

Tư Mã Ý dưới trướng Tào Tháo bắt đầu thăng tiến các chức quan từ nhỏ đến lớn như Đông Tào duyện, Chủ bộ và Tư Mã. Vào năm 215, Tào Tháo đánh bại được Trương Lỗ và buộc tên quân phiệt này đầu hàng thì Tư Mã Ý đã có động thái là khuyên Tào Tháo duy trì đưa quân tiến về phía Nam để tới Ích Châu vì Lưu Bị chưa thể kiểm soát được ở đó. Nhưng rồi Tào Tháo gạt lời khuyên này sang một bên mà vẫn làm theo ý mình. 

Cổ nhân Tư Mã Ý là một trong những cố vấn thúc giục Tào Tháo triển khai hệ thống Đồn điền chế đồng thời ủng hộ Tào Tháo nắm giữ chức Ngụy Vương.         

2.2. Quyền lực trong thời Tào Phi

Trước khi Tào Tháo qua đời, Tư Mã Ý đã kề vai sát cánh với người kế vị Tào Tháo là Tào Phi. Năm 216, thời điểm Tào Phi lên làm Thế tử nhà Ngụy còn Tư Mã Ý được chọn làm thư ký cho ông. Nhờ sự ủng hộ hết lòng Tào Phi để giúp ông vượt qua Tào Thực mà lên kế vị nên Tư Mã Ý rất được sự tín nhiệm của Tào Phi. 

Thời Tào Phi
Thời Tào Phi

Tào Phi kế vị và trở thành Ngụy Văn Đế sau khi Tào Tháo mất vào năm 220, Tư Mã Ý đã tích cực tham gia vào việc loại bỏ Tào Thực ra khỏi vũ đài chính trị. Vì thế Tư Mã Ý được phong làm Hà Tân đình hầu rồi thăng chức Tể Tướng và theo thời gian ông nhận chức Thượng thư, tiếp đến là Đốc quân rồi Ngự sử Trung thừa. Đến năm 221, ông tiếp tục được thăng chức lên làm Thị trung.

Năm 225, Tào Phi trực tiếp lãnh đạo quân của mình tổng tấn công Đông Ngô của hoàng đế Tôn Quyền đồng thời giao cho Tư Mã Ý thay mặt cai quản kinh đô. Từ đây ông được người người ca ngợi bởi những đóng góp, có công lao rất lớn phía sau trận tiền. Tào Phi đánh giá rất cao Tư Mã Ý ngay vừa khi trở về, minh chứng là đã tin tưởng để ông ở yên đó chống lại nhà Ngô tại phía Đông. Chính vì thế ông thăng chức là Lục Thượng thư sự một cách nhanh chóng, người sẽ đứng đầu trong các quan thượng thư - tương đương với chức bộ trưởng ngày nay.        

2.3. Thành công dưới thời Tào Duệ  

Năm 226, Ngụy văn đế Tào Phi lúc này gần qua đời, ông đã giao phó cho người kế vị mình là Tào Duệ cho 3 người là Tư Mã Ý, Trần Quần và Tào Chân. Nghiễm nhiên người lên ngôi là Tào Duệ song Tư Mã Ý cũng có được sự tin tưởng rất lớn từ ông và được phong lên làm Phiêu kỵ Đại tướng quân - người nắm quyền quản lý quân đội ở Dự Châu và Kinh Châu để chống lại Tôn Quyền.

Thời Tào Duệ
Thời Tào Duệ

Năm 227, Mạnh Đạt triển khai các cuộc thương lượng lớn nhỏ với cả Ngô và Thục cũng như hứa hẹn sẽ chống Ngụy nếu có cơ hội. Bởi trước đó 7 năm, khi Mạnh Đạt đầu hàng trước Ngụy và được giao chức quản lý Tân Thành từ Tào Phi, Tư Mã Ý ngăn cản Tào Phi không nên trọng dụng Mạnh Đạt nhưng không thành. Mạnh Đạt đã lưỡng lự trước sự thúc giục của Gia Cát Lượng, chưa dừng lại ở đó Gia Cát Lượng như ép buộc ông ta phải hành động khi tiết lộ ý đồ làm loạn của ông cho Thân Nghi - người đang nắm quyền ở Ngụy Hưng. Biết được âm mưu của mình bị bại lộ, Mạnh Đạt ngay lập tức tập hợp binh mã để có thể hành động. 

Tư Mã Ý bấy giờ đã khéo léo gửi ngay cho Mạnh Đạt một bức thư khiến ông ta cảm thấy bình tĩnh và an toàn hơn. Trong khi Mạnh Đạt đinh ninh Tư Mã Ý đang chú tâm bảo vệ vùng biên giới ở giữa Ngụy và Thục thì Tư Mã Ý cấp tốc lên đường đến Tân Thành vỏn vẹn 8 ngày. Ông đã đánh bại Mạnh Đạt chớp nhoáng và sát hại được ông ta. 

Kết quả này đã góp phần vào thành công cho trận chiến giữa 2 quân đội Thục Hán và Tào Ngụy năm 228. Khép lại trận chiến này là thắng lợi trước đội quân Tào Ngụy dưới sự lãnh đạo của Tư Mã Ý. Danh tiếng của ông từ đây ngày một vang xa.                  

3. Sự kiên quyết chống lại Gia Cát Lượng của Tư Mã Ý

Trận chiến của hai phe đứng đầu là Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý từ lâu đã nhận được sự quan tâm đông đảo của mọi người. Vậy diễn biến và kết quả này ra sao và ai dành được chiến thắng chung cuộc? 

3.1. Trận chiến thứ nhất

Năm 231, Đại tư mã Tào Chân - người từng trực tiếp chỉ huy chống lại Gia Cát Lượng cụ thể là những cuộc Bắc phạt qua đời. Người thay thế chức của Tào Chân là Tư Mã Ý và tất nhiên ông sẽ không tránh khỏi “cuộc gặp gỡ” đầu tiên với các lực lượng của Gia Cát Lượng.

Tư Mã Ý và Gia Cát Lượng
Tư Mã Ý và Gia Cát Lượng

Chiến lược của ông lúc này là đợi thời điểm quân Thục gặp phải khó khăn trong việc tiếp tế lương thực, thực phẩm cho quân đội. Nhưng nhận thấy không thể phòng thủ mãi được nên ông tính đến phương án tấn công là cho các tướng tiến đánh mọi vị trí của quân Thục và rồi họ thất bại nặng nề là mất 3000 quân cùng 500 bộ giáp và gần 3000 nỏ. Đến cuối cùng thì Gia Cát Lượng đành rút lui, ngay lập tức Tư Mã Ý ra lệnh cho tướng lĩnh Trương Cáp truy đuổi nhưng Trương Cáp bị tử trận tại Kiếm Các còn Gia Cát Lượng vẫn sống sót.                                       

3.2. Trận chiến thứ hai

Chừng 1 2 năm sau, trận chiến giữa Tư Mã Ý với Gia Cát Lượng lại nổ ra. Một lần nữa Tư Mã Ý nhìn ra vấn đề của quân Thục không gì khác ngoài tiếp lương nên đã lệnh cho Tư Mã Chiêu cho quân phòng thủ đợi đến khi quân địch mệt mỏi. Tại đồng bằng Ngũ Trượng, hai đội quân đã đối mặt với nhau.

Nhằm kích động Tư Mã Ý chỉ huy quân lính tấn công, Gia Cát Lượng bèn gửi cho ông một bức thư với nội dung khiêu chiến kèm bộ quần áo đàn bà để mặc nếu không dám ra nghênh chiến. Tư Mã Ý xoa dịu sự tức giận của các tướng lĩnh Ngụy bằng cách viết thư gửi hoàng đế Tào Duệ để xin ra đánh. Tào Duệ thấu hiểu ý của Tư Mã Ý không hề muốn đánh nên cử Tân Ti khuyên răn các sĩ tốt cần giữ bình tĩnh. 

Không thấy động tĩnh ra mặt của Tư Mã Ý nên Gia Cát Lượng lại sai sứ giả đến khiêu chiến. Nhạy bén trong tư duy và chiến thuật mềm dẻo, Tư Mã Ý không hề đả động tới việc quân mà chỉ tập trung dò hỏi công việc của vị Thừa tướng họ Cát. Biết được Gia Cát Lượng trực tiếp đảm nhiệm mọi công việc trong quân nhưng lại ăn uống rất ít nên Tư Mã Ý đã nói cho thuộc hạ Gia Cát Lượng rằng không thể nào sống lâu.

Sự kiên quyết chống lại Gia Cát Lượng của Tư Mã Ý
Sự kiên quyết chống lại Gia Cát Lượng của Tư Mã Ý

Sau đó không lâu, Gia Cát Lượng mất vì lao lực, quân Thục âm thầm rút quân và không phát tang. Tin báo này được dân địa phương truyền tới tai Tư Mã Ý, ông xua quân truy kích ngay. Nhưng rồi hai tướng Thục là Dương Nghi và Khương Duy giả cách như muốn đánh, Tư Mã Ý đề phòng tình huống Gia Cát Lượng chỉ giả chết bèn cho lui quân. Đáp trả việc ông phải tháo chạy trước một người đã chết như Gia Cát Lượng, ông chỉ cười và nói rằng bản thân ông có thể quyết chiến với người sống chứ người chết thì không.                    

4. Tư Mã Ý tiêu diệt Tào Sảng 

Thời điểm Tào Duệ gần chết, ông hoài nghi Tư Mã Ý và muốn gạt trừ Tư Mã Ý khỏi triều đình càng sớm càng tốt. Tào Duệ đích thân giao phó Tào Phương cho Tào Vũ - người chú ruột cùng chức vụ Nhiếp chính bên cạnh Tào Sảng, Tào Triệu, Hạ Hầu và Tần Lãng. Khúc mắc ở chỗ hai vị quan Lưu Phóng và Tôn Tư được ông tin cậy lại không thân với Tào Triệu và Hạ Hầu - là người đang thuyết phục ông đưa Tư Mã Ý và Tào Duệ lên làm Nhiếp chính thay cho mình. Như vậy có thể thấy Tào Triệu, Tào Vũ và Tần Lãng gần như bị loại khỏi kế hoạch.

Giai đoạn đầu, Tư Mã Ý và Tào Sảng cùng nhau san sẻ quyền lực thế nhưng Tào Sảng xem thường Tư Mã Ý mà tự mình quyết định những chuyện quan trọng. Kề cận với Tào Sảng bấy giờ có sự góp mặt của Đặng Dương, Hà Yến, Lý Thắng và Đinh Mật là những người vốn có tài nhưng thiếu hụt sự khôn ngoan, được giao phó cho những chức vị quyền lực trong triều đình. Quyền chỉ huy quân đội của Tư Mã Ý vẫn tồn tại nhưng ông không nắm trong tay quyền lực nơi triều đình.

Tư Mã Ý tiêu diệt Tào Sảng
Tư Mã Ý tiêu diệt Tào Sảng 

Năm 247, Tư Mã Ý cảm thấy chán nản và không muốn tiếp diễn tình trạng hữu danh vô thực của bản thân bèn cáo ốm để xin về. Hai năm sau, ông chính thức ra tay. Ở bên ngoài thủ đô, Tào Sảng và Tào Phương tới thăm mộ của Tào Duệ thì với sự hỗ trợ của những vị quan cùng chống Tào Sảng, Tư Mã Ý đã tuyên bố nhận được mệnh lệnh là đóng toàn bộ cổng thành Lạc Dương từ Quách thái hậu.

Ông cho gửi thông báo đến Tào Phương và buộc cách chức Tào Sảng cùng anh em đồng bọn của ông ta bởi lũng đoạn triều đình. Hành động này đã khiến cho Tào Sảng vô cùng hoảng sợ và chọn cách đầu hàng bên cạnh lời hứa của Tư Mã Ý là sẽ để ông ta giữ lại tất cả các chức danh. Mau chóng nuốt lời, Tư Mã Ý thực hiện hành quyết Tào Sảng với phe cánh cũng như họ hàng ông ta bởi mắc tội phản bội.

Khi đã chiếm được quyền, Tư Mã Ý tập trung thực hiện kế hoạch chiếm đoạt là buộc Tào Phương trao cửu tích cho mình. Vị vua Tào Phương khi đó 18 tuổi như mất toàn bộ quyền lực. Nhưng Tư Mã Ý đã tiêu diệt tận cùng nạn tham nhũng và quan liêu từ thời Tào Sảng, từ đó trọng dụng những vị quan thanh liêm nên thu phục được lòng nhân dân. Tư Mã Ý sau sự việc này chỉ khiêm tốn nhận chức Thái phó dù được phong lên làm chức quan cao hơn là Thừa tướng.

5. Vĩ nhân Tư Mã Ý có công dẹp Vương Lăng

Vào năm 249, Vương Lăng - vị tướng chỉ huy chiến lược của Thọ Xuân mưu mô với Sở vương Tào Bưu chống lại Tư Mã Ý. Khoảng hai năm sau đó, Vương Lăng chuẩn bị xong xuôi mọi thứ để hành động thì không may hai vị quan là Hoàng Hoa và Dương Hoàng tiết lộ kế hoạch cho Tư Mã Ý. Ngay tức khắc, Tư Mã Ý đem quân về phía Đông trong lúc Vương Lăng chưa kịp chuẩn bị song song lời hứa sẽ tha mạng cho ông ta.

Biết mình không sao chống lại được, Vương Lăng đầu hàng, Tư Mã Ý lại một lần nữa nuốt lời và buộc hai tên Vương Lăng và Tào Bưu tự vẫn. Cuối cùng, không chỉ gia đình Vương Lăng mà còn gia đình của đồng bọn thuộc phe của ông ta đều bị sát hại. Tư Mã Ý qua đời vào tháng 9 cùng năm đó - hưởng thọ 73 tuổi, sau khi kiểm soát được toàn bộ nước Ngụy. Ông có tên thụy hiệu là Văn Trinh và được táng ở dưới chân núi Thủ Dương Lăng của hoàng đế Tào Phi. 

 Vĩ nhân Tư Mã Ý có công dẹp Vương Lăng
 Vĩ nhân Tư Mã Ý có công dẹp Vương Lăng

Sau hành trình dài với liên tiếp những trận chiến thì cũng tới hồi kết. Quyền lực thực tế của nhà Ngụy gói gọn trong lòng bàn tay của hai người con ông và tạo tiền đề cho Tư Mã Viêm - cháu của Tư Mã Ý lên soán ngôi nhà Ngụy. Ngay sau đó Tư Mã Viêm thành lập nhà Tấn đồng thời thống nhất Trung Hoa và khép lại thời kỳ Tam Quốc. Nhà Tấn chính thức thành lập, Tư Mã Viêm truy tôn hiệu bụt ông nội của mình - Tư Mã Ý là Tuyên hoàng đế với miếu hiệu là Cao Tổ.                       

Trên đây là những thông tin nổi bật về vĩ nhân Tư Mã Ý mà chắc hẳn mỗi người chúng ta có thể học hỏi được từ ông rất nhiều điều để áp dụng vào cuộc sống. Hy vọng rằng timviec365.vn đã gửi gắm tới bạn những chia sẻ giá trị và hấp dẫn không nên bỏ qua!

Lý Nam Đế - Tiểu sử hoàng đế khai sinh ra nước Vạn Xuân

Lý Nam Đế vinh dự là 1 trong 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam. Cùng timviec365.vn khám phá rõ hơn về tiểu sử, sự nghiệp trị vì cũng như những nốt thăng trầm trong cuộc đời của hoàng đế Lý Nam Đế qua bài viết này bạn nhé! 

Lý Nam Đế

 

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý