Tác giả: Timviec365.vn
Lần cập nhật gần nhất: ngày 14 tháng 08 năm 2024
Thành phẩm – hay Finished goods – là yếu tố mà bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào cũng cần quan tâm. Giá trị hàng tồn kho thành phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược sản xuất và ngân sách của doanh nghiệp. Vậy thành phẩm là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về ý nghĩa của thành phẩm trong bài viết sau đây nhé!
Trong quá trình sản xuất, có ba loại hàng tồn kho được phân loại và được sắp xếp theo thứ tự thời gian trong quy trình sản xuất. Đó là nguyên liệu thô, hàng hóa đang trong quá trình sản xuất và thành phẩm. Thành phẩm là kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất, tuy nhiên xét về mặt lý thuyết thì vẫn chưa mang lại giá trị thực tế cho doanh nghiệp. Vậy thành phẩm là gì? Cùng tìm hiểu về thành phẩm ngay sau đây nhé!
Thành phẩm là những sản phẩm đã qua hoặc hoàn thành quá trình sản xuất nhưng chưa được bán hoặc phân phối cho người tiêu dùng cuối cùng. Khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng thì lúc đó mới là công đoạn cuối cùng trong việc xử lý hàng hóa.
Thành phẩm là mặt hàng tồn kho duy nhất của các nhà sản xuất. Thông thường các nhà bán lẻ đều mua hàng tồn kho từ nhà sản xuất ở dạng các sản phẩm hoàn thiện, vì vậy thao tác phân loại hoặc phân đoạn hàng tồn kho là không cần thiết. Những thành phẩm và sản phẩm đã được mua và sẵn sàng để bán thì được gọi là hàng hóa.
Các mặt hàng được mua dưới dạng “nguyên liệu thô” sẽ được sử dụng để sản xuất thành phẩm. Nếu sản phẩm chỉ được hoàn thành một phần, nó được gọi là “thành phẩm đang trong quá trình xử lý”. Một khi sản phẩm không còn cần thêm bất cứ công đoạn chế biến nào nữa và sẵn sàng được tiêu thụ hoặc phân phối, nó sẽ trở thành “thành phẩm”.
Tuy nhiên, “thành phẩm” là một thuật ngữ có tính tương đối. “Thành phẩm” của người bán đôi khi có thể trở thành “nguyên liệu thô” của người mua.
Ví dụ về một nhà máy bột mì sản xuất bột mì, họ mua ngũ cốc dưới dạng nguyên liệu thô được xay và đóng gói, sau đó bán cho các tiệm bánh như thành phẩm. Đối với các tiệm bánh mì, bột mì lại là một nguyên liệu thô được sử dụng để sản xuất thành phẩm của họ, bánh mì và bánh ngọt.
Tồn kho thành phẩm được ghi nhận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty dưới dạng tài sản ngắn hạn hoặc tài sản lưu động. Thông thường, hàng tồn kho thành phẩm được coi là tài sản ngắn hạn vì chúng dự kiến sẽ được bán trong vòng một năm thay vì tài sản dài hạn.
Trong buổi đếm kỳ kế toán, thường sẽ có sự kết hợp của hàng tồn kho thành phẩm với hàng tồn kho nguyên vật liệu và thành phẩm đang chờ xử lý, tạo thành một dòng duy nhất là "Hàng tồn kho" trên bảng cân đối kế toán của công ty.
Hàng hóa thành phẩm thường được đánh dấu và sẽ được bán với giá trị tăng lên so với giá mua ban đầu. Số tiền đánh dấu có thể khác nhau, nhưng nhìn chung các khoản đánh dấu đều cao hơn giá của nhà sản xuất ban đầu khoảng 50%.
Tồn kho nguyên vật liệu là tất cả các thành phần hoặc các bộ phận cơ bản sẽ được sử dụng trong quá trình sản xuất. Chúng được coi là kho nguyên liệu thô cho đến khi chúng được kết hợp với sức lao động của con người. Khi đó, hàng tồn kho không còn nguyên. Nó đã được chuyển ra khỏi môi trường lưu kho ban đầu và hiện đang trong quá trình hoàn thiện.
Thành phẩm đang trong quá trình xử lý là trạng thái nằm ở giữa nguyên liệu thô và thành phẩm tồn kho. Nói một cách dễ hiểu hơn thì đây chính là lúc quá trình sản xuất thực tế đang diễn ra.
Có một số quy trình sản xuất rất ngắn hoặc không yêu cầu báo cáo cụ thể về tồn kho thành phẩm đang trong quá trình xử lý. Trong những trường hợp đó, các doanh nghiệp sẽ chuyển thẳng từ tồn kho nguyên vật liệu thô sang tồn kho thành phẩm.
Khi quá trình sản xuất kết thúc, thành phẩm đang trong quá trình xử lý sẽ trở thành thành phẩm hoàn chỉnh. Thành phẩm tồn kho đóng góp một phần đáng kể vào doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Xem thêm: Quản lý vòng đời sản phẩm là gì?
Thành phẩm và sản phẩm được coi là phần mở rộng của hàng tồn kho. Chúng là những sản phẩm đang ở trong quá trình sản xuất và chúng ở trong trạng thái sẵn sàng để cung cấp cho người tiêu dùng.
Các công ty tính toán thành phẩm và sản phẩm thông qua một công thức để giúp tạo ra một tỷ lệ tồn kho nhằm xác định giá trị của hàng hóa bán. Như đã đề cập ở trên, thông thường, hàng tồn kho thành phẩm được coi là tài sản ngắn hạn thay vì tài sản dài hạn vì chúng được dự kiến sẽ bán ra trong vòng một năm.
Các doanh nghiệp đều không thể bỏ qua thao tác tính toán giá trị của thành phẩm, cũng giống như thao tác như định giá hàng tồn kho. Việc tính toán giá trị của thành phẩm có thể giúp chủ doanh nghiệp xác định giá trị tài sản của họ để ngăn ngừa lãng phí vật chất, cũng như giúp đảm bảo lợi nhuận.
Có thể coi việc xác định giá trị thành phẩm tồn kho giống như việc phân tích mối quan hệ giữa đầu vào của sản phẩm và đầu ra của sản phẩm. Điều này giúp đảm bảo rằng hàng tồn kho không được sản xuất với tốc độ mà doanh số bán hàng không thể theo kịp và cũng giúp tránh bán hàng tồn kho khi không có sẵn.
Công thức tính giá trị hàng thành phẩm rất đơn giản:
Giá trị tồn kho thành phẩm bằng giá vốn sản xuất trừ đi giá vốn hàng bán cộng với giá trị thành phẩm từ kỳ báo cáo trước.
Tầm quan trọng của việc tính toán tồn kho thành phẩm là gì?
Hàng tồn kho thường được coi là yếu tố bản lề góp phần thúc đẩy lợi nhuận và cũng được coi là tài sản lớn nhất của nhà sản xuất. Việc kiểm đếm chính xác tài sản hiện tại làm cho ngân sách hoạt động trong tương lai và ngân sách tài chính của doanh nghiệp được tính toán một cách chính xác nhất.
Nếu bạn biết chính xác lượng hàng tồn kho mà doanh nghiệp của bạn có thể sản xuất, thì bạn sẽ có kế hoạch thu mua nguyên liệu thô một cách thông minh hơn. Bạn cũng sẽ có thể điều chỉnh mức dự trữ an toàn của doanh nghiệp và để lại ít hàng tồn kho hơn. Điều này giúp giải phóng tiền mặt và giảm chi phí lưu trữ.
Trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp cần theo dõi chặt chẽ chi phí chi cho việc thu mua nguyên vật liệu và chi phí trả cho lao động. Thao tác này cho phép điều chỉnh các quy trình, có thể tích hợp tự động hóa và thường lặp lại theo hướng quản lý hàng tồn kho một cách khoa học hơn.
Một lợi ích lớn của việc biết cách tính toán hàng tồn kho thành phẩm là bạn có thể xác định được tỷ lệ luân chuyển hàng tồn kho thành phẩm.
Tỷ lệ luân chuyển hàng tồn kho thành phẩm là một tỷ số có tác dụng đo lường tốc độ mà hàng tồn kho thành phẩm của một doanh nghiệp được bán và thay thế (được chuyển hóa) trong một khoảng thời gian nhất định.
Dưới đây là công thức xác định tỷ lệ luân chuyển hàng tồn kho thành phẩm hàng năm:
Tỷ lệ luân chuyển hàng tồn kho thành phẩm = Giá vốn hàng năm/ Trung bình giá trị hàng tồn kho thành phẩm cuối kỳ
Vậy, mức tồn kho thành phẩm lý tưởng là gì?
Con số này phụ thuộc vào từng doanh nghiệp. Nhìn chung, các doanh nghiệp đều muốn giảm thiểu hàng tồn kho thành phẩm để giảm chi phí lưu kho. “Giảm thiểu” đến mức nào lại có ý nghĩa khác nhau đối với mỗi doanh nghiệp.
Như vậy là qua bài viết bạn đã hiểu được thành phẩm là gì và những kiến thức khác xoay quanh tồn kho thành phẩm. Về cơ bản, quá trình biến nguyên vật liệu thô thành hàng hóa tồn kho là bản chất của thành phẩm. Sự khác biệt giữa thành phẩm và hàng tồn kho đó là thành phẩm đã sẵn sàng để bán và xuất xưởng; còn hàng hàng tồn kho là bất kỳ vật liệu hoặc sản phẩm nào được sử dụng để tạo ra thành phẩm.
Chu kỳ sản xuất
Chu kỳ sản xuất là gì? Ý nghĩa của chu kỳ sản xuất là gì? Chu kỳ sản xuất gồm có các giai đoạn nào? Làm thế nào để rút ngắn chu kỳ sản xuất đơn giản? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc