Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả

Mã QR đăng nhập App NTD

qr đăng nhập
Quay lại

Thư chia tay đồng nghiệp hài hước - nước mắt đổi lấy nụ cười

Tác giả: Phạm Thu Phương

Công việc, sự nghiệp là một con đường dài mà bất cứ ai cũng cần phải trải qua. Người may mắn sớm tìm ra được sứ mệnh của mình và có thể đào sâu, khai thác và gắn bó với công việc mình làm, người chưa thực sự may mắn thì vẫn tiếp tục hành trình đi tìm câu trả lời cho câu hỏi mình là ai? Mình giỏi cái gì? Và sứ mệnh của mình là gì? “Cuộc vui nào cũng có lúc tàn” để ra đi trong sự thoải mái và thỏa mãn với những gì mình đã làm được bạn có thể viết một bức thư chia tay đồng nghiệp hài hước, ra đi trong sự vui vẻ, lạc quan. Hãy cùng tham khảo những cách làm bên dưới ngay sau đây để có thể khiến những người đồng nghiệp của bạn luôn có ấn tượng tốt đẹp về bạn, kể cả lúc bạn đã nghỉ việc. 

Khi tốt nghiệp thì phải nói lời chia tay với bạn đồng học, khi đi làm thì cũng chẳng thể tránh khỏi việc bạn chuyển công tác, chuyển môi trường làm việc mới, hay khi bạn đi du học nước ngoài để nâng cao, bổ sung thêm kiến thức mới phục vụ công việc,...Chính vì những  lý do chủ quan và khách quan trên đã khiến bạn không thể tiếp tục công việc được nữa, một lá thư ra đi trong sự vui vẻ mà vẫn bộc lộ được cá tính của bạn sẽ rất cần trong lúc này. 

Khi nào cần viết thư xin việc chia tay đồng nghiệp?
Khi nào cần viết thư xin việc chia tay đồng nghiệp? 

Dù vì lý do chủ quan hay khách quan mà bạn không thể tiếp tục công việc tại công ty/doanh nghiệp được nữa, nhưng để có thể giữ gìn duy trì và xây dựng mối quan hệ sau này với mọi người. Và quan trọng hơn cả một lá thư chia tay đồng nghiệp cũng là cách để bạn nói lời từ biệt một cách lịch sự và thể hiện sự tôn trọng của bạn đến họ. 

Vậy làm sao để có thể biến một cuộc chia ly đẫm nước mắt, lưu luyến hay buồn rầu thành một cuộc chia ly trong sự lạc quan, vui vẻ mà vẫn khiến những đồng nghiệp yêu quý của bạn vẫn luôn nhớ về bạn? Chỉ cần tốn một chút chất xám là bạn cũng có thể viết được một lá thư chia tay đồng nghiệp hài hước bằng những cách sau đây. 

Tham khảo thêm: Những lời chúc chia tay sếp chân thành và ấn tượng nhất

Có rất nhiều cách để bạn có thể viết thư chia tay đồng nghiệp nhưng trước khi viết thư bạn cần trả lời cho một số câu hỏi phổ biến như sau: 

- Đối tượng đồng nghiệp mà bạn sẽ viết thư bao gồm những ai trong công ty? 

- Bạn viết riêng lẻ cho từng người hay cho cả nhóm, bộ phận - nơi mà bạn đã làm việc? 

- Hình thức gửi thư đến cho đồng nghiệp là gì? Chuyển phát nhanh? Gọi điện, nhắn tin cho người mà bạn muốn gửi thư về địa chỉ mà bạn đặt thư? Hay nhờ người khác trong công ty chuyển hộ? 

Có những cách nào để viết thư chia tay đồng nghiệp?
Có những cách nào để viết thư chia tay đồng nghiệp? 

- Loại thư chia tay đồng nghiệp mà bạn muốn viết là loại nào? Viết tay hay đánh máy? Thư được viết trên giấy hay làm thành Video cho lên máy chiếu? 

Có rất nhiều cách và những hình thức khác nhau để bạn có thể viết và gửi chia tay đồng nghiệp. Hãy đến như một cơn gió, nhẹ nhàng nhưng cũng vô cùng mãnh liệt và ra đi cũng vậy nhẹ nhàng nhưng để lại được tiếng thơm. 

2.1. Thư chia tay đồng nghiệp ngọt ngào trên một chiếc bánh gato 

Khi bạn xác định được các nội dung trên thì bạn sẽ dễ dàng tự định hướng cho mình nội dung mà bạn sẽ viết hơn. Bạn đã từng bao giờ gửi một lá thư chia tay đồng nghiệp mà được viết bằng Socola trên một chiếc bánh sinh nhật bao giờ chưa? Đây được xem là một trong những cách “chia tay ngọt ngào” nhất đến đồng nghiệp - người mà bạn luôn yêu quý. 

Cách này đã được áp dụng khi một nhân viên viết đơn xin nghỉ việc đến sếp của mình với nội dung đầy đủ và được thể hiện một cách rất chân thành và thông minh của người gửi. Và bạn cũng có thể áp dụng cách này khi viết thư chia tay đồng nghiệp.

Thư chia tay đồng nghiệp ngọt ngào trên một chiếc bánh gato
Thư chia tay đồng nghiệp ngọt ngào trên một chiếc bánh gato 

Đó là về mặt hình thức vậy nội dung khi viết thư chia tay đồng nghiệp bao gồm những thông tin gì? Để có thể tạo dựng một nội dung thông điệp vừa ý nghĩa đến cho toàn bộ nhân viên trong công ty thì bạn có thể tham khảo phần nội dung ngay sau đây. 

xem thêm: Khi tìm kiếm việc làm mới, người tìm việc có thể tham khảo sử dụng mẫu đơn xin việc cập nhất mới và chuẩn xác nhất của timviec365.vn

2.2. Nội dung bên trong của một bức thư chia tay đồng nghiệp bao gồm những gì? 

Cho dù bạn viết theo hình thức và mục đích như thế nào thì bạn cũng cần phải đảm bảo được khung sườn chính của một là thư như sau: 

 - Lời chào đầu thư - bạn có thể kể tên những người mà bạn muốn gửi lời chia tay đến

- Nội dung mà bạn muốn truyền đạt đến toàn bộ những người đồng nghiệp mà bạn thật sự yêu quý, lý do bạn viết thư này, bạn có ấn tượng về mọi người như thế nào? Bạn có thể đưa ra những lời nhận xét về từng người và đưa ra lời khuyên cho họ về những điểm mà họ làm tốt hoặc chưa tốt. Tuy nhiên bạn sẽ không viết theo hướng vạch mặt, bới sâu tìm vết mà sẽ viết theo hướng “thương cho roi cho vọt”, nhân giờ phút cuối cùng này bạn cũng có thể thể hiện và bộc lộ bản chất thô nhưng thật của mình. 

- Lời cảm ơn sâu sắc đến toàn bộ đồng nghiệp về những gì mà bạn đã học được từ họ, những gì mà bạn đã nhận được có thể là sự giúp đỡ, lời khuyên, sự hướng dẫn và thậm chí là cả những lần bị mắng, bị đổ oan,....tất cả đều là những bài học kinh nghiệm trong suốt quá trình làm việc mà bạn đã đúc kết được. Giờ là lúc để bạn có thể đúc kết lại vấn đề và thể hiện sự chân thành, lòng biết ơn của bạn đến với những người đồng nghiệp của mình. 

Nội dung bên trong của một bức thư chia tay đồng nghiệp bao gồm những gì?
Nội dung bên trong của một bức thư chia tay đồng nghiệp bao gồm những gì? 

- Lời chúc cuối thư đến toàn bộ đồng nghiệp và từng đồng nghiệp 

- Kết thư, lời chào cuối thư, sự hứa hẹn về ngày gặp lại hoặc ngày quay trở lại

Cho dù hơi hướng, thông điệp mà bạn muốn gửi gắm, truyền đạt vào trong bức thư chia tay như thế nào? Thì hãy cứ đảm bảo rằng sườn các ý và nội dung chính trong một bức thư cần phải có được. 

2.3. Thư chia tay đồng nghiệp hài hước được viết bằng tay

Thư tay cũng là một trong những lựa chọn khá độc đáo để có thể thể hiện sự chân thành của chính bạn đến từng đồng nghiệp mà bạn yêu quý. Bạn có thể sử dụng ngôn từ để điều khiển những người đồng nghiệp của bạn trong bức thư này bằng những hướng dẫn thực hiện theo các bước và có quà kèm theo(quà được dấu ở mỗi chỗ một nơi).

Bạn cũng có thể biến cuộc chia tay này như là một cuộc truy tìm mật mã hay truy tìm ẩn số. Và thật bất ngờ khi đồng nghiệp mở từng món quà của bạn ra, quà mà bạn chuẩn bị có thể là những món đồ mà đồng nghiệp của bạn rất thích hoặc rất ghét, hoặc là những món đồ mà bạn tự nghĩ ra để tặng họ với ý nghĩa kèm theo đó. 

 Thư chia tay đồng nghiệp hài hước được viết bằng tay
 Thư chia tay đồng nghiệp hài hước được viết bằng tay

Tùy vào mức độ thân thiết và hiểu nhau mà ngôn từ bạn chọn cũng có thể được chọn lọc sao cho phù hợp. Đối với những người mà bạn chơi cực thân thì có thể dùng ngôn ngữ suồng sã và tự nhiên hơn. Còn đối với những đồng nghiệp mà bạn chơi và có quen biết nhưng không thân lắm thì bạn cũng có thể lựa chọn từ ngữ theo kiểu giữ lịch sự mà vẫn có thể thể hiện sự hài hước trong đó. 

3. Làm thế nào để viết một lá thư chia tay theo kiểu hài hước?

Đây sẽ là một câu hỏi khá khó đối với những người không có máu hài hước trong người. Nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng đối khi sự nhạt nhẽo trong từng câu nói của bạn lại trở thành sự mặn mà vào đúng thời điểm. 

3.1. Vạch trần những tật xấu của đồng nghiệp 

Giờ lúc bạn có thể phơi bày hết những tật xấu của đồng nghiệp ra cho bàn dân thiên hạ biết, kể cả những tật xấu vừa mới phát hiện vì bạn biết dù có nói xấu đến cỡ nào thì bạn cũng đã cao chạy xa bay mà đồng nghiệp của bạn có tức cũng không làm  gì được. Đây là lúc những đồng nghiệp còn lại sẽ biết được tính xấu của người này và chỉ ngồi ôm bụng mà cười. Hãy vạch ra tật xấu của từng người và đưa ra những lời khuyên bổ ích cho họ các bạn nhé!

Vạch trần những tật xấu của đồng nghiệp
Vạch trần những tật xấu của đồng nghiệp 

3.2. Đưa ra những lời nhận xét hài hước về đồng nghiệp

Sau khi đã nói xấu xong hết một loạt giờ là lúc bạn nhận xét và đưa ra những lời khuyên chân thành đến từng người. Bằng cách này bạn có hai lựa chọn để đưa ra những lời nhận xét hoặc kết hợp cả hai đó chính là: Nhận xét theo kiểu thảo mai và nhận xét theo kiểu “thẳng như ruột ngựa”. Hãy đưa đồng nghiệp của bạn lên đến đỉnh của sự thảo mai và dìm họ xuống bởi sự thẳng thắn của bạn. 

Đảm bảo khi đọc xong bức thư đồng nghiệp của bạn có thể không nghĩ ngợi quá nhiều bởi họ đã làm việc với bạn trong một thời gian dài nên ít nhiều hiểu được tính cách của bạn. Chỉ cần hài hước một chút là bạn đã có thể khiến mọi thứ trở nên tích cực hơn, lạc quan hơn, kể cả lúc chia tay đồng nghiệp. 

4. Viết thư chia tay đồng nghiệp bằng một bài thơ

Tùy vào từng tính chất và đặc điểm của từng công việc mà bạn có thể sáng tác ra một bài thơ để chia tay đồng nghiệp thật hay. Một bài thơ chia tay dành cho đồng nghiệp thân thiết - những người đã giúp bạn không chỉ trong công việc mà còn có thể giúp bạn trong cuộc sống hằng ngày. 

Tùy vào khả năng sáng tác và cách mà bạn sử dụng ngôn ngữ mà bạn có thể sáng tác ra được những bài thơ khác nhau. Mỗi người sẽ có một cách riêng để thể hiện tình cảm của mình với những người đồng nghiệp. Một bài thơ hài hước cũng chính là một cách thể hiện độc đáo mà bạn có thể thử nghiệm. 

Viết thư chia tay đồng nghiệp bằng một bài thơ
Viết thư chia tay đồng nghiệp bằng một bài thơ

Những người anh em mà bạn đã từng kề vai sát cánh, gắn bó trong một thời gian dài sẽ đọc bức thư của bạn mà vừa ôm bụng vừa cười sặc sụa bởi những ngôn từ bạn sử dụng trong đó. Đến một lúc nào đó khi bạn phải dừng lại một công việc thì cũng đừng ngần ngại nói những lời “thô mà thật” của mình đến từng người nhưng mang nghĩa tích cực và hài hước. Vì bạn biết rằng cho dùng mình nói gì trong thư đi nữa thì họ cũng không thể làm gì được mình, nên bạn cứ mặc sức mà nói ra hết những tính xấu của họ một cách thật hài hước. 

Như vậy, từ những gợi ý trong bài viết thư chia tay đồng nghiệp hài hước như trên hy vọng đã giúp bạn có thêm ý tưởng mới, độc đáo và sáng tạo để có thể thể hiện trong chính bức thư chia tay đồng nghiệp hài hước của mình.

Xem thêm: Hiện nay, có rất nhiều cơ hội việc làm cho người tìm việc trên timviec365.vn, Bạn có thể tìm thấy việc làm ở bất kì ngành nghề nào ví dụ cụ thể: việc làm nhân viên kinh doanh, việc làm it phần mềm, việc làm hành chính văn phòng, việc làm bán hàng...

5. Thư kèm theo những món quà được cất giấu thật kỹ lưỡng

Nếu bạn đã từng có thời gian làm việc lâu dài với các đồng nghiệp của mình thì bạn cũng có thể ít nhiều đoán ra được suy nghĩ của họ, họ thích gì và cần gì? Tính cách của họ ra sao? Họ đang cần những gì? Thư chia tay cũng chính là lời cảm ơn của bạn đến công ty/ doanh nghiệp và đặc biệt là những đồng nghiệp của bạn. Bạn cũng có thể dành tặng họ những món quà  nhưng là theo cách đặc biệt.

Thư kèm theo những món quà được cất giấu thật kỹ lưỡng
Thư kèm theo những món quà được cất giấu thật kỹ lưỡng

Hãy tạo ra những cú lừa để những người đồng nghiệp của bạn - họ có thể cùng tham gia truy lùng báu vật nhưng lại mang giá trị tình thần. Hoặc bạn cũng có thể mang tính hài hước của bản thân vào để  có thể làm cho bức thư chia tay đồng nghiệp không mang một màu buồn. “Hãy ra đi khi bạn muốn” và hãy sống đúng với những đam để, nghe theo tiếng gọi của đam mê để từng bước tìm được hướng đi tốt nhất cho bản thân. 

Như vậy, từ những thông tin trong bài viết thư chia tay đồng nghiệp vừa rồi, bạn đã nắm được các thông tin chi tiết khi muốn viết một bức thư chia tay đồng nghiệp hài hước rồi. Hy vọng bài viết đã gợi ý cho bạn những nguồn thông tin hữu ích nhất về việc viết một lá thư chia tay đồng nghiệp. 

Mẫu thư chia tay đồng nghiệp “rơi lệ” vì sự rời đi của bạn

Để tỏ lòng biết hơn đối với những người đã từng giúp đỡ bạn rất nhiều trong công việc và bày tỏ sự tôn trọng của bạn đến họ trước khi nghỉ việc, một lá thư chia tay đồng nghiệp sẽ vô cùng cần thiết. Làm sao để có thể viết được một là thư chia tay cảm động khiến đồng nghiệp rơi lệ vì sự rời đi của bạn thì mời bạn cùng tham khảo bài viết ngay sau đây. 

Thư chia tay cảm động khiến đồng nghiệp rơi lệ 

 

Chia sẻ:

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV- Tâm sự Nghề nghiệp- Cẩm Nang Tìm Việc- Kỹ Năng Tuyển Dụng- Cẩm nang khởi nghiệp- Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm- Kỹ năng ứng xử văn phòng- Quyền lợi người lao động- Bí quyết đào tạo nhân lực- Bí quyết lãnh đạo- Bí quyết làm việc hiệu quả- Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép- Bí quyết viết thư xin thôi việc- Cách viết đơn xin việc- Bí quyết thành công trong công việc- Bí quyết tăng lương- Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên- Kỹ năng đàm phán lương- Kỹ năng phỏng vấn- Kỹ năng quản trị doanh nghiệp- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng- Mẹo viết hồ sơ xin việc- Mẹo viết thư xin việc- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng- Định hướng nghề nghiệp- Top việc làm hấp dẫn- Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông- Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng- Tư vấn việc làm ngành Báo chí- Tư vấn tìm việc làm thêm- Tư vấn việc làm ngành Bất động sản- Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin- Tư vấn việc làm ngành Du lịch- Tư vấn việc làm ngành Kế toán- Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật- Tư vấn việc làm ngành Sư phạm- Tư vấn việc làm ngành Luật- Tư vấn việc làm thẩm định- Tư vấn việc làm vị trí Content- Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn- Tư vấn việc làm quản lý- Kỹ năng văn phòng- Nghề truyền thống- Các vấn đề về lương- Tư vấn tìm việc làm thời vụ- Cách viết Sơ yếu lý lịch- Cách gửi hồ sơ xin việc- Biểu mẫu phục vụ công việc- Tin tức tổng hợp- Ý tưởng kinh doanh- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh- Mẹo viết Thư cảm ơn- Góc Công Sở- Câu chuyện nghề nghiệp- Hoạt động đoàn thể- Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch- Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự- Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics- Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng- Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật- Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe- Quản trị nhân lực - Quản trị sản xuất- Cẩm nang kinh doanh- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất- Mô tả công việc ngành Kinh doanh- Mô tả công việc ngành Bán hàng- Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng- Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng- Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán- Mô tả công việc ngành Marketing - PR- Mô tả công việc ngành Nhân sự- Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin- Mô tả công việc ngành Sản xuất- Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải- Mô tả công việc Kho vận - Vật tư- Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics- Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn- Mô tả công việc ngành Hàng không- Mô tả công việc ngành Xây dựng- Mô tả công việc ngành Y tế - Dược- Mô tả công việc Lao động phổ thông- Mô tả công việc ngành Kỹ thuật- Mô tả công việc Nhà nghiên cứu- Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo- Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính- Mô tả công việc Biên - Phiên dịch- Mô tả công việc ngành Thiết kế- Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình- Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh- Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực- Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo- Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern- Mô tả công việc ngành Freelancer- Mô tả công việc Công chức - Viên chức- Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý- Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng - Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận- Hồ sơ doanh nhân- Việc làm theo phường- Danh sách các hoàng đế nổi tiếng- Tài liệu gia sư- Vĩ Nhân Thời Xưa- Chấm Công- Danh mục văn thư lưu trữ- Tài Sản Doanh Nghiệp- KPI Năng Lực- Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp- Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng- Quản Lý Công Việc Nhân Viên- Chuyển văn bản thành giọng nói- Giới Thiệu App Phiên Dịch- Quản Lý Kênh Phân Phối- Đánh giá nhân viên- Quản lý ngành xây dựng- Hóa đơn doanh nghiệp- Quản Lý Vận Tải- Kinh nghiệm Quản lý mua hàng- Danh thiếp cá nhân- Quản Lý Trường Học- Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng- Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính- Kinh nghiệm Quản lý kho hàng- Quản Lý Gara Ô Tô- Xem thêm gợi ý Xem thêm gợi ý