Tác giả: Vũ Bích Phượng
Lần cập nhật gần nhất: ngày 04 tháng 07 năm 2024
Những cuộc kiểm toán được thực hiện có thể không giống nhau về thời gian thực hiện, quy mô kiểm toán, nội dung làm việc,… nhưng chắc chắn tất cả đều phải được tiến hành thông qua những thủ tục kiểm toán cơ bản đã được ngành quy định.
Chính bởi thế việc tìm hiểu thông tin liên quan đến thủ tục kiểm toán là nhiệm vụ cần thiết của mỗi một kiểm toán viên. Bằng cách đó, bạn hay tất cả các kiểm toán viên khác đều có thể đảm bảo tuân thủ quy định mà ngành yêu cầu. Làm tốt mọi quy trình, thao tác hành nghề rất quan trọng để giúp cho chúng ta nhanh chóng nắm bắt những thành tựu trong nghề kiểm toán.
Ngay sau đây, những ai đang và sẽ làm kiểm toán thì hãy cùng Phượng khám phá cụ thể hơn nữa về các thủ tục kiểm toán nhé. Theo quy định cơ bản, ngành kiểm toán có 3 thủ tục:
Kiểm tra nghiệp vụ có nghĩa là kiểm tra việc tiến hành, thực hiện công tác kiểm toán. Những kiểm toán viên sẽ tiến hành thủ tục này nhằm mục đích là kiểm tra xem những nghiệp vụ kiểm toán và mục tiêu nghề nghiệp có đảm bảo tiến hành theo đúng quy định hay không. Người kiểm toán cần kiểm tra nghiệp vụ kiểm toán ở doanh nghiệp, không chỉ đảm bảo mọi việc đi đúng luồng và đúng quy định mà còn phải phát hiện kịp thời những vi phạm đang tồn tại.
Trong kiểm toán luôn luôn phải đảm bảo được tính trung thực, minh bạch, nói không với tất cả những vi phạm, thiếu tính trung thực. Tuy nhiên, mỗi người thực hiện lại có một quan điểm khác nhau, cách nghĩ khác nhau
Mục đích xác định liệu các mục tiêu kiểm toán, các nghiệp vụ liên quan có bị vi phạm hay không tương ứng với mỗi nghiệp vụ hay không và đưa ra những phương án xử lý, điều chỉnh kịp thời. Vậy nên làm một nhân viên kiểm toán thì nhất định không thể không nắm bắt thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ này bạn nhé.
Bật mí: Những thông tin chính xác về lương kiểm toán viên hiện nay!
Thủ tục phân tích còn được gọi là Analytical Procedures, là một hoạt động nghiên cứu mối liên hệ của các nguồn dữ liệu tài chính với phi tài chính để qua đó đưa ra những sự so sánh và đánh giá chúng. So với các thủ tục kiểm toán thì thủ tục phân tích chính là một trong những thủ tục có giá trị vô cùng quan trọng vì nó mang sức mạnh giúp cho nhà kiểm toán có thể khai thác hiệu quả mọi bằng chứng trong nghề một cách nhanh chóng, hiệu quả với lợi ích là giúp tiết kiệm chi phí và thời gian. Chính vì vậy mà bạn càng cần phải hiểu thật sâu kiến thức liên quan đến thủ tục phân tích. Phượng sẽ đem đến cho các bạn những thông tin có giá trị.
Khi làm báo cáo tài chính, đa phần nhiệm vụ người kiểm toán viên cần tiến hành để tạo dựng dược một hệ thống ý kiến đồng nhất trong công việc. Từ đó phục vụ mục đích cao cả hơn đó là đánh giá, thu thập các bằng chứng kiểm toán.
Làm phân tích, người kiểm toán cần tiến hành nhiều thủ tục nhỏ hơn, bao gồm thủ tục phỏng vấn, thủ tục kiểm toán quan sát, tính toán lại, xác nhận,… Tất cả chúng ít khi đứng độc lập mà sẽ thường xuyên kết hợp lại với nhau để tạo ra hiệu quả cao nhất.
Xét trên phương diện đúng theo chuẩn mực ngành kiểm toán Việt Nam theo số 520 của Thủ tục phân tích, thì nghiệp vụ phân tích mối quan hệ dữ liệu về tài chính và phi tài chính sẽ giúp đánh giá chính xác các thông tin tài chính bao gồm:
- Kiểm tra về sự không nhất quán hay chênh lệch về tài liệu, thông tin so với dự kiến ban đầu. Điều này xác định vai trò của thủ tục phân tích là một thử nghiệm để chắc chắn có thể giảm thiểu rủi ro trong cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính.
Trong thực tế, các cuộc thử nghiệm nhằm thu thập bằng chứng tại khoản mục mang giá trị lớn thì số thử nghiệm hoặc số mẫu cũng lớn, dẫn đến khó khăn để xác định tính chất đúng đắn đối với những khoản mục được đưa ra kiểm toán. Thủ tục phân tích cơ bản sẽ giúp giải quyết khó khăn này cho kiểm toán viên khi làm nhiệm vụ phân tích.
SAP có khả năng giúp cho các kiểm toán viên dễ dàng phát hiện ra những sai sót, sự gian lận tồn tại ở bên trong bản báo cáo tài chính. Thủ tục này sẽ giúp cho người nhân viên kiểm toán dễ dàng chọn ra được mẫu từ cuộc kiểm tra chi tiết để phục vụ cho việc kiểm toán trở nên hiệu quả.
Quá trình tiến hành đối với thủ tục phân tích cơ bản SAP diễn ra qua các bước sau đây:
Bước 1: Lập mô hình ước tính độc lập
Bước đầu tiên này là giai đoạn quan trọng để hình thành nên mô hình ước tính cho một khoản mục nào đó trong bản báo cáo tài chính. Nó thực chất là một dự đoán hoàn toàn mang tính độc lập, liên quan tới các giá trị ghi sổ.
Khi tìm hiểu quá trình doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, Kiểm toán viên sẽ xem những khoản mục đó để phân tách chúng ra làm những mô hình có mối quan hệ ràng buộc nhau. Mục đích cuối cùng là tạo dựng được những mô hình dự tính đối với những giá trị cần được làm kiểm toán.
Bước 2: Thu thập dữ liệu, tính toán giá trị mô hình ước tính
Khi đã có được mô hình ước tính, kiểm toán viên thực hiện thu thập dữ liệu từ biến độc lập bên trong mô hình này. Lưu ý, nguồn dữ liệu này cần đáng tin, có nguồn gốc độc lập, chúng có thể được thu thập từ trong hoặc ngoài doanh nghiệp, độc lập với bộ phận kế toán.
Doanh thu là khoản mục quan trọng, có nhiều rủi ro. Theo “Trách nhiệm của kiểm toán viên liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính”, những sai sót này thường đến từ việc gian lận khi lập báo cáo tài chính, đa phần là ghi nhận chênh lên khoản doanh thu, xảy ra trong việc ghi nhận nguồn doanh thu khống hoặc trước kỳ. Đôi khi doanh nghiệp cũng ghi nhận doanh thu thiết tạo ra những sai sót trong kiểm toán khi tự động chuyển việc ghi nhận doanh thu sang kỳ kế tiếp.
Ở một trường hợp khác, ban giám đốc phải đối diện áp lực, hoặc cũng có thể là do ý đồ chủ đích khi xét hiệu quả dựa trên sự tăng trưởng doanh thu hay lợi nhuận giữa các năm dẫn đến hành vi gian lận khi lập báo cáo tài chính. Lúc này người lập sẽ ghi doanh thu không hợp lệ và dễ dẫn đến rủi ro. SAP sẽ giúp ngăn chặn rủi ro này và nếu có thì cũng tồn tại ở mức thấp nhất dựa trên khả năng có thể ước tính mô hình doanh thu độc lập.
Từ đây, kiểm toán viên cũng so sánh được mức độ chênh lệch về số liệu từ sổ cái và từ trong mô hình ước tính. Như thế chắc chắn có thể rõ ràng xác định chênh lệch dựa vào các bước chi tiết đã nêu trên.
Cùng với tác dụng kiểm toán khoản mục doanh thu. SAP cũng có thể xác định được thêm nhiều khoản mục khác như chi phí lãi cho vay, giá vốn, chi phí khấu hao,…
Rõ ràng, thủ tục phân tích cơ bản mang lại rất nhiều ưu điểm như đã nói ở trên thế nhưng vì thủ tục này có đặc trưng là xây dựng mô hình ước tính thông qua dữ liệu có ràng buộc, liên kết cùng nhau cho nên thủ tục này sẽ được dùng nhiều và có hiệu quả tốt nhất khi tiến hành kiểm tra cơ bản cho các khoản mục được liệt kê ở trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Bạn cần phải xem xét kỹ lưỡng và đưa ra đánh giá ban đầu đối với mô hình ước tính sẽ xây dựng nếu không sẽ tốn thời gian, công sức. Tùy từng khoản mục mang những đặc điểm khác nhau, áp dụng cho các khách hàng riêng biệt hay thậm chí là tùy theo những kinh nghiệm riêng của từng kiểm toán mà công ty hoạt động trong mảng ngành kiểm toán sẽ sử dụng SAP sao cho phù hợp, tạo ra những kết quả tốt trong kiểm toán.
Việc làm Kế toán - Kiểm toán tại Hồ Chí Minh
Hoạt động kiểm toán vốn đã hình thành, phát triển từ rất lâu tại nhiều quốc gia phát triển, trở thành một phần quan trọng nhất định không thể vắng bóng trong nền kinh tế thị trường. Kinh tế càng phát triển thì hoạt động kiểm toán càng trở nên quan trọng và cần phát huy tốt nhất vai trò của mình.
Để đảm bảo mọi lĩnh vực, quá trình thuộc kiểm toán thì người ta phân chia thành nhiều thủ tục kiểm toán khác nhau cần thực hiện. Ở trên đây, Phượng đã gửi tới bạn những thông tin chi tiết về 2 loại thủ tục kiểm toán bao gồm thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và thủ tục phân tích. Ngay sau đây, hãy cùng tôi khám phá thêm một loại thủ tục có vai trò không kém, đó chính là thủ tục kiểm tra chi tiết số dư.
Bản chất của thủ tục này nhằm mục đích thu thập về những bằng chứng kiểm toán có mức độ đáng tin cậy cao. Thủ tục này rất đơn giản,
Uưu điểm của thủ tục chính là nằm gọn trong 4 chữ " đơn giản, dễ dàng" để thực hiện, kết quả mang lại đó là thu thập được những bằng chứng kiểm toán có độ tin cậy cao. Chính vì thế mà người ta thường chọn nó để dùng cho nhiều trong mọi cuộc kiểm toán. Thêm vào đó, khi toàn bộ hệ thống có chức năng kiểm soát nội bộ doanh nghiệp hoạt động trong tình trạng hiệu quả thì thủ tục kiểm toán này càng trở nên có nghĩa hơn.
Như vậy, bài viết này đã chia sẻ cho bạn đọc những thông tin chi tiết về thủ tục kiểm toán - một trong những kiến thức quan trọng để một kiểm toán viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Theo dõi nhiều bài viết liên quan để củng cố thêm cho mình nhiều kinh nghiệm kiểm toán nhé.
Kiểm toán tài chính là gì?
Để làm tốt nhiệm vụ kiểm toán, bạn đừng nghĩ rằng phải cập nhật những kiến thức cao siêu mới có thể thành công mà bỏ qua thông tin kiến thức cơ bản. Rất nhiều người tự tin nói rằng mình có nhiều kiến thức kiểm toán chuyên sâu nhưng đến khi được hỏi một câu đơn giản như kiểm toán báo cáo tài chính là gì thì lại không biết. Nếu như bạn rơi vào trường hợp đó, trước hết hãy củng cố lại kiến thức khái niệm này và hình thành thói quen trau dồi kiến thức từ cơ bản mới đến nâng cao nhé
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc