Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Những nguyên tắc kiểm toán tuân thủ cơ bản nhất định phải biết

Tác giả: Vũ Bích Phượng

Lần cập nhật gần nhất: ngày 04 tháng 07 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Làm kiểm toán chắc hẳn ai cũng biết rất rõ mục đích tiến hành kiểm toán tuân thủ để làm gì. Đó chính là thông qua các hoạt động thu thập bằng chứng, đánh giá chúng để nhằm xác định nội dung của kiểm toán liệu đã tuân thủ quy định trong các tiêu chí kiểm toán hay chưa.

Để nhiệm vụ này được hoàn thành tốt thì nhân viên kiểm toán cần phải có nền tảng. Nền tảng đó chính là dựa vào các nguyên tắc thực hiện được quy định riêng cho kiểm toán tuân thủ. Hãy nắm bắt chúng để chắc chắn qui trình thực hiện kiểm toán tuân thủ của bạn có hiệu quả nhé.

1. Nguyên tắc chung khi thực hiện kiểm toán tuân thủ

Nguyên tắc kiểm toán tuân thủ
Nguyên tắc kiểm toán tuân thủ

Về cơ bản, kiểm toán tuân thủ cũng cần phải đáp ứng thực hiện hiệu quả nguyên tắc áp dụng chung cho hoạt động kiểm toán. Những thông tin dưới đây sẽ củng cố cho bạn mảng kiến thức vốn dĩ đã rất quen thuộc trong quá trình kiểm toán nói chung này.

1.1. Nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, tính độc lập trong kiểm toán tuân thủ

Nguyên tắc thứ nhất là tính độc lập và vấn đề đạo đức nghề nghiệp: Nguyên tắc này nói rằng, người kiểm toán viên cần tuân thủ nghiêm túc những nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, đảm bảo tính độc lập trong quá trình thực hiện công việc đó. Nguyên tắc này đã được nêu rõ tại CM Kiểm toán Nhà nước 30 – Quy định về bộ quy tắc đạo đức của nghề kiểm toán.

1.2. Kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán

Kiểm toán tuân thủ
Kiểm toán tuân thủ

Nguyên tắc thứ hai nhắc tới việc kiểm soát chất lượng kiểm toán. Bất kể khi nào thực hiện kiểm toán tuân thủ đều cần đảm bảo thực hiện đầy đủ những thủ tục kiểm soát chất lượng. Việc làm này đảm bảo được rằng, mọi cuộc kiểm toán đã tuân thủ đúng quy định và chuẩn mực của nghề. Đồng thời đảm bảo những bản báo cáo kiểm toán phù hợp với từng hoàn cảnh nhất định. Mục đích chính của nguyên tắc này đòi hỏi kiểm toán viên cần phải tuân thủ về việc kiểm soát chất lượng của cuộc kiểm toán đã được qui định rõ ràng tại CM Kiểm toán Nhà nước số 40 – Kiểm soát chất lượng của hoạt động kiểm toán.

1.3. “Xét đoán chuyên môn – thái độ hoài nghi nghề nghiệp”

Nguyên tắc thứ ba nói về nhiệm vụ xét đoán yếu tố chuyên môn, thái độ hoài nghi nghề nghiệp. Hai yếu tố này rất quan trọng để bạn làm tốt các quá trình như kiểm toán, lập kế hoạch và làm báo cáo kiểm toán.

Hai thuật ngữ “thái độ hoài nghi nghề nghiệp” và “xét đoán chuyên môn” sẽ được áp dụng trong các trường hợp cụ thể đó là thiết lập mọi yêu cầu sẵn sàng cho việc đưa ra quyết định trong việc thực hiện thủ tục kiểm toán đối với mọi hành động sao cho phù hợp với từng nội dung vấn đề được nêu ra trong cuộc kiểm toán.

Trong đó, việc xét đoán chuyên môn sẽ được dùng vào quá trình kiểm toán thông qua việc các kiểm toán viên sử dụng các kinh nghiệm, kỹ năng phù hợp nhằm đưa ra quyết định phù hợp cho từng trường hợp kiểm toán cụ thể. Còn xét trong nghiệp vụ của kiểm toán viên, họ cần phải xây dựng kế hoạch cũng như tiến hành các cuộc kiểm toán dựa trên nền tảng là thái độ hoài nghi, thái độ này sẽ giúp họ dễ dàng nhận biết những trường hợp nào có khả năng chứa sai sót quan trọng. Nhờ sự hoài nghi mà kiểm toán viên có thể đưa ra thái độ đánh giá nghiêm túc bởi họ lúc nào cũng nghi ngờ xem bằng chứng đã đầy đủ chưa, có thích hợp không.

Tìm hiểu về kiểm toán tuân thủ
Tìm hiểu về kiểm toán tuân thủ

Để có thể đảm bảo nội dung về thái  độ hoài nghi và xét đoán chuyên môn ở trong kiểm toán tuân thủ đảm bảo được áp dụng chuẩn mực thì người nhân viên kiểm toán cần có những khả năng nhất định như khả năng phân tích làm rõ về các yếu tố nguồn gốc, kết cấu, sự căn cứ, nội dung của quy định – yếu tố được dùng làm cơ sở để xác định tiêu chí kiểm toán thích hợp, xác định những trường hợp kiểm toán thiếu tính luật pháp ở bên trong đó,…

1.4. Sử dụng kỹ năng làm kiểm toán thủ tục

Nguyên tắc thứ tư là nguyên tắc sử dụng những kỹ năng cần thiết để làm kiểm toán thủ tục.

Cần có kỹ năng cần thiết và cả khả năng tiếp cận các kỹ năng mọi kỹ năng đó là nguyên tắc quan trọng trong việc hoàn thành các cuộc kiểm toán tuân thủ. Vậy những kỹ năng được nguyên tắc tuân thủ nhắc tới là gì?

Thứ nhất, kiểm toán viên cần có hiểu biết, có kinh nghiệm tham gia vào các cuộc kiểm toán phức tạp về cả nội dung và mức độ.

Thứ hai, kiểm toán viên cần am hiểu chuẩn mực nghề kiểm toán và nắm bắt rõ quy định đang được áp dụng.

Thứ ba, có sự hiểu biết đối với hoạt động của các đơn vị kiểm toán và áp dụng tốt những xét đoán chuyên môn của mình trong khi thực hiện công việc.

Khi làm các cuộc kiểm toán tuân thủ thì đơn vị kiểm toán cần phải bố trí được những người có chuyên môn phù hợp.  

Tuyển dụng kiểm toán nội bộ

1.5. Ứng phó với những rủi ro trong kiểm toán

Kiểm toán tuân thủ có nguyên tắc gì?
Kiểm toán tuân thủ có nguyên tắc gì?

Rủi ro kiểm toán ở đây được tính là những ý kiến được đề xuất nhưng không phù hợp với báo cáo, kèm theo các thông tin mặc dù đã được làm kiểm toán thế nhưng vẫn có sai sót. Nhiệm vụ của người kiểm toán viên đó là tiến hành thủ tục kiểm toán cơ bản để nhằm giảm thiểu mức độ rủi ro đó và kiểm soát chúng hiệu quả.

Có 3 yếu tố dược quy vào là rủi ro kiểm toán bao gồm: những rủi ro tiềm ẩn, rủi ro phát hiện được qua mối quan hệ giữa nội dung của kiểm toán và thể thức báo cáo kiểm toán, rủi ro kiểm soát. 

1.6. Nguyên tắc về các vấn đề trọng yếu trong kiểm toán thủ tục

Tính trọng yếu được xem là rất quan trọng ở trong quá trình kiểm toán. Một sai sót sẽ được tính là trọng yếu nếu như nó có ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyết định trong báo cáo kiểm toán hay của người dùng thông tin.  Đối với kiểm toán tuân thủ thì trọng yếu sẽ được tính toán trên hai phương diện, gồm cả định lượng và định tính. Ở lĩnh vực công thì định tính sẽ nắm giữ vai trò lớn hơn.

Những yếu tố cần phải xem xét khi đánh giá tính trọng yếu đó là: mối quan tâm của công chúng, yêu cầu nhiệm vụ, lĩnh vực cụ thể được quan tâm, kinh phí. Việc đánh giá trọng yếu đang ở mức độ nào còn phải xem xét từ trong phạm vi mà công tác kiểm toán thực hiện. Kèm theo đó là những xét đoán chuyên môn được đưa ra toàn diện, đầy đủ.

1.7. Hồ sơ kiểm toán

Nguyên tắc chuẩn bị hồ sơ kiểm toán tuân thủ
Nguyên tắc chuẩn bị hồ sơ kiểm toán tuân thủ

Kiểm toán tuân thủ cũng cần phải chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và đúng thời hạn với nội dung rõ ràng. Khi hồ sơ kiểm toán được cho là hữu ích với người xem, đến ngay cả những kiểm toán viên không tham gia vào cuộc kiểm toán thủ tục đó vẫn có thể đọc hiểu được vấn đề.

1.8. Nguyên tắc trao đổi thông tin kiểm toán tuân th

Thông tin cần phải trao đổi thường xuyên ở trong mọi quá trình diễn ra cuộc kiểm toán. Quá trình này bao gồm: Khảo sát - thu thập thông tin cần kiểm toán, Lập kế hoạch, kiểm toán, làm báo cáo.

Bất kể một khó khăn hay phát hiện các trường hợp không tuân thủ kiểm toán thì đều phải trao đổi lại thông tin chính xác cho các bên quản lý có liên quan kèm theo việc thông báo cho họ những tiêu chí kiểm toán để họ đưa ra những giải pháp xử lý đúng đắn.

Việc làm kiểm toán tại Hà Nội

2. Những nguyên tắc có liên quan trực tiếp tới quá trình kiểm toán thủ tục

2.1. Phạm vi thực hiện cuộc kiểm toán tuân thủ

Người kiểm toán viên nhà nước xác định phạm vi tiến hành cuộc kiểm toán tuân thủ. Phạm vi kiểm toán do chịu tác động từ tính trọng yếu nên cần xác định rõ rủi ro cùng các quy định, nội dung chi tiết nào sẽ được lấy để làm các quy định kiểm toán. Yêu cầu đối với hoạt động kiểm toán tuân thủ đó chính là có thể bao quát toàn vẹn phạm vi kiểm toán.

2.2. Nội dung và chi phí của kiểm toán tuân thủ

Nguyên tắc trực tiếp của kiểm toán tuân thủ
Nguyên tắc trực tiếp của kiểm toán tuân thủ

Xác định nội dung để đưa ra tiêu chí kiểm toán là bước đầu tiên cần thực hiện ở trong kiểm toán tuân thủ. Sử dụng hai yếu tố xét đoán chuyên môn và thái  độ hoài nghi sẽ cần trong thao tác này để phân tích hiệu quả các luồng dữ liệu, thông tin liên quan tới đơn vị kiểm toán, qua đó có được nội dung kiểm toán tuân thủ đầy đủ, chi tiết.

Nội dung này sẽ phải đáp ứng được tiêu chí: dễ dàng nhận biết, dễ đánh giá thông qua tiêu chí phù hợp, cho phép các kiểm toán viên thu thập đủ bằng chứng trong kiểm toán.

2.3. Có hiểu biết đơn vị được thực hiện kiểm toán

Khi tiến hành kiểm toán một đơn vị nào đó thì buộc nhân viên kiểm toán phải hiểu rõ về đơn vị ấy bao gồm hiểu về các yếu tố: tổ chức, cơ cấu, các hoạt động, thủ tục để đáp ứng điều kiện kiểm toán tuân thủ. Những sự hiểu biết này sẽ được dùng trong việc tìm ra đâu là trọng yếu, đánh giá chuẩn xác rủi ro đối với các quy định về kiểm toán tuân thủ. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn chi tiết đã được quy định yaij CM Kiểm toán nhà nước 4100 và 4200.

Việc làm kiểm toán tại Hồ Chí Minh

2.4. Nắm vững hệ thống kiểm soát nội bộ

Tìm hiểu về những nguyên tắc quan trọng trong kiểm toán tuân thủ
Tìm hiểu về những nguyên tắc quan trọng trong kiểm toán tuân thủ

Hiểu biết về nội dung kiểm toán và đơn vị được thực hiện kiểm toán sẽ phụ thuộc vào những kiến thức của người nhân viên kiểm toán về môi trường và kiến thức hệ thống của kiểm toán viên. Trong đó môi trường kiểm toán sẽ gồm những yếu tố về văn hóa, tính chất trung thực, những ứng xử mang tính đạo đức, nhận thức, quan điểm, hành động của người lãnh đạo đơn vị đó.

Môi trường này sẽ tạo ra cơ sở cho những hoạt động trong hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu quả. Từ đó, đảm bảo được rằng đơn vị đã được tiến hành kiểm toán tuân thủ đúng quy định.

Kiểm toán tuân thủ đảm bảo có một môi trường kiểm soát đạt tuân thủ là vô cùng quan trọng.

Hé lộ: Những điều bạn chưa biết về lương kiểm toán tại đây!

2.5. Đánh giá rủi ro của kiểm toán

Dựa trên các tiêu chí về phạm vi, tiêu chí, đặc điểm xác định từ đơn vị được tiến hành kiểm toán thì nhân viên kiểm toán sẽ đưa ra các đánh giá mức độ rủi ro, từ đó xác định thời gian, cách thức, phạm vi của thủ tục kiểm toán. Việc không tuân thủ có thể đến từ nhiều nguyên nhân như sai sót, gian lận hay nội dung, hoàn cảnh kiểm toán.

Ngoài việc xác định những yếu tố nào không tuân thủ cuộc kiểm toán thì người nhân viên sẽ phải xác định cả sự tác động của sự không tuân thủ này lên thủ tục này đối với cả quá trình kiểm toán tổng thể.

Trong trường hợp rủi do đến từ nguyên nhân gian lận, người kiểm toán cần thu thập bằng chứng cẩn thận và lưu giữ chúng để phục vụ trong việc làm thủ tục pháp lý, các cuộc điều tra được tổ chức sau đó. 

Đánh giá rủi ro của kiểm toán tuân thủ
Đánh giá rủi ro của kiểm toán tuân thủ

Mặc dù việc tìm ra các gian lận không nằm trong mục tiêu chính được cuộc kiểm toán tuân thủ xác định nhưng người nhân viên kiểm toán vẫn phải tính toán tới để có tinh thần cảnh giác cao độ với các dấu hiệu đáng nghi trong quá trình kiểm toán, từ đó dễ dàng thực hiện kiểm toán tuân thủ dễ dàng hơn.

Tìm việc

Nói tới kiểm toán tuân thủ, dường như kiểm toán viên nào cũng sẽ biết tới nhưng để hiểu về các nguyên tắc của nó và áp dụng có hiệu quả trong công việc thì có lẽ không phải ai cũng biết. Hình dung khi bạn là một nhân viên kiểm toán nhà nước nhưng lại thiếu sót bất kỳ kỹ năng nào đó trong hoạt động và công tác kiểm toán thì sẽ có tác hại như thế nào chắc bạn cũng đã biết. Vậy thì hãy đọc ngay bài viết này để có thể tự mình củng cố thêm kiến thức liên quan tới nguyên tắc kiểm toán thủ tục và có được một con đường sự nghiệp thuận lợi bạn nhé.

Kiểm toán báo cáo tài chính là gì?

Bạn hiểu thế nào là kiểm toán báo cáo tài chính? Đối với một nhân viên kiểm toán thì chắc chắn đây sẽ là nội dung quan trọng không thể thiếu trong quá trình hành nghề. Để kiểm toán hiệu quả và báo cáo kết quả kiểm toán đạt được những mục tiêu nhất định mà nghề đòi hỏi thì hãy đọc bài viết này để hiểu rõ hơn nhé.

Kiểm toán báo cáo tài chính là gì?

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;