Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Thực tập sinh mua hàng là gì? Nhiệm vụ, cơ hội nghề nghiệp

Tác giả: Timviec365.vn

Theo dõi timviec365 tại google new

Trong các doanh nghiệp hoạt động về sản xuất, ngoài đội ngũ nhân viên thu mua fulltime. đơn vị còn tuyển dụng thực tập sinh mua hàng đảm nhận vai trò hỗ trợ trong nhiều hoạt động kinh doanh, sản xuất. Rất nhiều bạn trẻ cần trau dồi kinh nghiệm, muốn tìm một môi trường hấp dẫn để củng cố kỹ năng tìm kiếm vị trí công việc này. Hơn hết để tìm việc làm thành công, bạn cần hiểu rõ thực tập sinh mua hàng là gì.

Ở bài viết này, Timviec365.vn giúp bạn khám phá tất cả các thông tin quan trọng xoay quanh công việc thực tập sinh mua hàng.

1. Thực tập sinh mua hàng là gì?

Thực tập sinh mua hàng (Purchasing Intern) là người thực hiện vai trò hỗ trợ bộ phận nhân viên mua hàng trong quá trình làm việc nhằm đảm bảo hoạt động hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. 

Khái niệm thực tập sinh mua hàng là gì
Khái niệm thực tập sinh mua hàng là gì

Những sinh viên đang học năm 3, năm 4 hay sinh viên mới tốt nghiệp sẽ phù hợp để xin làm tại vị trí này. Trong quá trình làm việc, bạn sẽ được nhân viên thu mua hướng dẫn, giám sát. Quá trình thực tập giúp bạn làm quen với môi trường làm việc, hiểu rõ về quy trình công việc tại bộ phận thu mua, có cơ hội tích lũy thêm kinh nghiệm và học hỏi kiến thức chuyên môn hiệu quả.

Hiểu một cách cơ bản thực tập sinh mua hàng là gì như vậy, bạn cần tìm hiểu bản mô tả công việc chi tiết ở vai trò này để không bị bỡ ngỡ khi “chân ướt chân ráo” bước vào một doanh nghiệp đầu tiên trong bước đầu sự nghiệp. Timviec365.vn giúp bạn tiếp tục khám phá về công việc thực tập sinh thu mua ở những khía cạnh chi tiết hơn.

2. Mô tả chi tiết nhiệm vụ của một thực tập sinh mua hàng

Bộ phận thu mua có lượng công việc khá nhiều vì thế trong kế hoạch tuyển dụng, ngoài tuyển nhân viên mua hàng thì vị trí thực tập sinh mua hàng cũng được xác định là lực lượng quan trọng, là cánh tay đắc lực hỗ trợ bộ phận mua hàng, làm khối lượng công việc của nhân viên thu mua được giảm đi phần nào từ đó tạo ra quá trình làm việc hiệu quả hơn cho toàn bộ phận. 

Vậy rốt cuộc, vai trò quan trọng của thực tập sinh mua hàng được thể hiện như thế nào? Bạn có thể đánh giá điều này qua việc khám phá bản mô tả công việc chi tiết dành cho vị trí này.

2.1. Những nhiệm vụ hỗ trợ bộ phận mua hàng

Những công việc mà nhân viên mua hàng thực hiện đều sẽ có sự tham gia hỗ trợ từ thực tập sinh mua hàng. Họ sẽ hỗ trợ trong công tác quản lý dữ liệu, thông tin về mua hàng, thực hiện việc mua hàng hóa dựa trên các đề xuất được gửi tới từ những bộ phận có yêu cầu. Bên cạnh đó, thực tập sinh còn tham gia vào nhiệm vụ kiểm tra lỗi của sản phẩm và theo dõi phản hồi của khách hàng để cập nhật các vấn đề cần cải tiến cho sản phẩm.  

Mô tả chi tiết các công việc của bộ phận mua hàng
Mô tả chi tiết các công việc của bộ phận mua hàng

Thực tập sinh mua hàng cũng tham gia cả vào nhiệm vụ theo dõi tình trạng của hàng hóa khi tiếp nhận và đưa về kho bãi. Hỗ trợ xem xét, lưu trữ chứng từ. 

Nêu trên đều là nhiệm vụ hỗ trợ công việc chính của nhân viên mua hàng. Không chỉ có vậy, người thực tập sinh còn được giao riêng các nhiệm vụ chuyên môn để thực hiện. 

2.2. Công việc chuyên môn

Về tính chất, các công ty sẽ dựa vào khả năng hiện tại của thực tập sinh để giao cho các nhiệm vụ chuyên môn phù hợp nhất. Trong đó, thực tập sinh mua hàng thường sẽ phụ trách chính các đầu việc chuyên môn và được thể hiện rõ vai trò trách nhiệm của bản thân trong chuyên ngành như làm danh mục sản phẩm, rà soát hồ sơ của các đơn vị cung cấp, lập đơn hàng, liên hệ với nhà cung cấp để đặt hàng. Ngoài ra, thực tập sinh còn có nhiệm vụ lên ý tưởng cho các sản phẩm mới, việc này sẽ phối hợp cùng những thành viên khác trong cùng bộ phận. 

Các nhiệm vụ của thực tập sinh mua hàng
Các nhiệm vụ của thực tập sinh mua hàng

Mặc dù là thực tập sinh nhưng bạn cũng có cơ hội được đề xuất những phương án có tính hỗ trợ công việc, giúp tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng cho sản phẩm. 

Công việc thực tập sinh mua hàng là vị trí được nhiều bạn trẻ lựa chọn như một cách tạo cho mình cơ hội học hỏi tốt nhất từ trong doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Vì vậy, thực tập sinh mua hàng cần quan tâm nhiều hơn đến các tiêu chí tuyển dụng để có thể cạnh tranh việc làm hiệu quả. 

3. Tìm hiểu về các yêu cầu tuyển dụng dành cho thực tập sinh mua hàng

Thông qua hiểu biết thực tập sinh mua hàng là gì, dễ hiểu đây là một vị trí khá hấp dẫn trong ngành logistics. Mặc dù cơ hội việc làm khá hấp dẫn song tỷ lệ cạnh tranh cũng rất cao. Vậy nên để có được định hướng xin việc thực tập sinh mua hàng tốt nhất, bạn cần nắm rõ ràng những yêu cầu quan trọng của nhà tuyển dụng. 

Các doanh nghiệp tuyển dụng nhân viên thực tập mua hàng sẽ đặt ra các yêu cầu khác nhau dựa trên sự khác biệt về tính chất hoạt động và quy mô. Nhưng xét từ tính chất cơ bản của ngành nghề mà sẽ có những yêu cầu nhất định ai xin làm việc tại vị trí này cũng phải đáp ứng.  

Yêu cầu thực tập sinh mua hàng cần đáp ứng
Yêu cầu thực tập sinh mua hàng cần đáp ứng

3.1. Yêu cầu chuyên môn dành cho Thực tập sinh mua hàng

Công việc của nhân viên mua hàng có tác động lớn tới mức độ hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Nhưng chỉ là thực tập sinh với vai trò hỗ trợ nhân viên mua hàng là chính thì các yêu cầu về mặt chuyên môn sẽ không quá cao. Tuy vậy, với đòi hỏi của công việc thì thực tập sinh mua hàng vẫn phải đáp ứng được công việc một cách cơ bản, được cơ sở tuyển dụng đào tạo để có kiến thức và kỹ năng cơ bản. 

3.2. Yêu cầu về mặt kỹ năng

Sinh viên thực tập được đòi hỏi cao hơn ở việc đáp ứng các kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn như có hiểu biết về thị trường hàng hóa, thành thạo phần mềm tin học, tra cứu thông tin nhanh. Có khả năng đàm phán và giao tiếp tốt, giải quyết vấn đề linh hoạt, tuân thủ các quy định và tính kỷ luật cao. Tính cách năng động, tích cực tham gia vào các hoạt động chung của phòng ban và công ty. Có đức tính trung thực, chịu khó trong công việc và luôn chủ động.

4. Mức lương và cơ hội nghề nghiệp của thực tập sinh mua hàng

Có thể nói cơ hội nghề nghiệp dành cho các thực tập sinh mua hàng rất rộng mở. Liệu việc nhu cầu săn đón các thực tập sinh sôi động có tương quan với mức lương trả cho họ? Vấn đề này cũng đón nhận được rất nhiều sự quan tâm từ chính những bạn sinh viên, những cử nhân vừa tốt nghiệp muốn xin làm thực tập mua hàng.

Xét trên bình diện chung, thực tập sinh mua hàng sẽ nhận được những khoản trợ cấp từ doanh nghiệp như xăng xe, ăn uống. Có những đơn vị cũng chi cả khoản thưởng cho thực tập sinh nếu có thành tích công việc tốt. Còn về mức thu nhập, bình quân tại vị trí thực tập sinh mua hàng, bạn sẽ được nhận mức lương từ 2 đến 3 triệu đồng/tháng.

Mức lương của nhân viên thực tập mua hàng
Mức lương của nhân viên thực tập mua hàng

Trong lĩnh vực kinh doanh đặc thù, mức lương trả cho thực tập sinh có thể cao hơn, đạt từ 4 đến 6 triệu đồng/tháng. Một số đơn vị có thể không trả lương mà chỉ hỗ trợ một số khoản phụ cấp. Nhìn chung, hoạt động thực tập của bạn tại các phòng mua hàng chủ yếu là để tích lũy kinh nghiệm, học hỏi, trau dồi kiến thức là chủ yếu, mức lương có thể được trả hoặc không tùy theo quy mô và đặc thù của công việc.

Khi hoàn thành công việc với vai trò thực tập sinh, kết hợp với việc tốt nghiệp có trong tay tấm bằng hành nghề, bạn hoàn toàn có thể trở thành nhân viên mua hàng chính thức. Hãy tìm kiếm việc làm nhân viên mua hàng tại Timviec365.vn để tiếp cận được nhiều việc làm tốt, tin tuyển dụng mới nhất từ doanh nghiệp hàng đầu. Bên cạnh đó, Timviec365.vn cũng hỗ trợ ứng viên tạo CV xuất nhập khẩu chuyên nghiệp với kho CV mẫu chất lượng, có sức thu hút lớn để tăng cao cơ hội trúng tuyển hơn. Bạn hãy tận dụng những dịch vụ hỗ trợ chất lượng tại website phục vụ cho công cuộc tìm việc và ứng tuyển việc làm thực tập sinh mua hàng nhé.

Qua chia sẻ trên, bạn đã hiểu rõ thực tập sinh mua hàng là gì. Đây là một vị trí khởi đầu cho hành trình gia nhập ngành xuất nhập khẩu của bạn. Hãy luôn làm việc bằng nhiệt huyết của tuổi trẻ để thuận lợi tạo được những thành tựu sự nghiệp lớn lao.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;