
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App NTD
Tác giả: Nguyễn Hằng
Đức vua Trần Nhân Tông là 1 trong 14 vị vua của nước Đại Việt được đánh giá cao về tâm và tầm. Là người có công lớn trong việc bảo vệ hòa bình và mở rộng lãnh thổ nước Đại Việt. Nội dung bài viết sau đây sẽ tóm tắt sơ lược về tiểu sử đức vua Trần Nhân Tông, hãy cùng tìm hiểu nhé.
Đức vua Trần Nhân Tông sinh năm 1258 mất năm 1308, đức vua Trần Nhân Tông tên khai sinh là Trần Khâm, sinh năm mậu ngọ là 1258 vào ngày 11 tháng 11 âm lịch. Ngài là con trưởng của đức vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng hậu Trần Thị Thiều. Sử sách có ghi lại khi ngài mới sinh ra đã có dung mao có bậc thánh nhân, có thể chất hoàng hỏa, thần khi hơn người sắc thái như vàng ròng nên được vua là Trần Thánh Tông đặt tên hiệu là phật kim lớn lên năm 16 tuổi thì ngài được lập là thái tử vào năm giáp tuất, năm 1274 trong cùng năm đó thì ngài kết duyên cùng công chúa Quyên Thanh. Công chúa Quyên Thanh là trưởng nữ của Hưng đạo đại vương.
Vua Trần Thánh Tông đã mời các bậc trưởng lão, tinh thông nho giác, tứ thư, ngũ kinh và phật giáo để dạy giỗ cho Trần Nhân Tông, chính vua cha đã soạn sách di Hậu lục để dạy cho thái tử cách xử thế để đối xử sau này, để có kiến thức để chuẩn bị cho việc lớn sau này là nối nghiệp vua Trần Thánh Tông, chính vì vậy mà ngài tinh thông về mọi thứ. Về phật pháp ngài được học với Tuệ Trung thượng sĩ và được thượng sĩ hết lòng chỉ dạy trao truyền những ý nghĩa thiện tông, ngài đã ngộ ra nhiều điều.
Ngài Trần Nhân Tông là vị hoàng đế thứ ba của Hoàng triều Trần, khi ngài vừa tròn 20 tuổi vào năm mậu dần 1278 hoang thái tử được truyền ngôn xưng là hoàng để hiệu là Hiếu Hoàng.
Vào năm 1279 đức vua Trần Nhân Tông đổi niên hiệu là Thiệu Bảo, kế nghiệp các tiên đế nhà Trần. Ông trị vị từ này 8/11/1278 đến ngày 16/4/1293 sau đó làm Thái Thượng Hoàng cho đến khi qua đời.
Được biết Trần Nhân Tông lên ngôi và đưa ra rất nhiều chính sách khoan hòa thân dân, vua lấy đức mà trị vì Đại Việt, chăm lo cho dân chúng xây dựng quốc gia hòa bình thịnh trị.
Đức vua Trần Nhân Tông có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc nhưng ngài lại có chi hướng xuất gia theo Phật để cứu đời. Với mong muốn theo phật nên ngài đã rất nhiều lần xin vua cha nhường ngôi thái tử để theo phật và cho em là Tá Thiên Vương Trần Đức Việp thay vị trí của mình. Nhưng vua cha không đồng ý vì vua tra nhìn ra được khí chất, tài năng của ông và nhận định rằng ông là người có thể trị vì thiên hạ. Vì lòng yêu phật pháp nên đã có rất nhiều lần ông vượt thành vào đêm khuya đến núi Yên tử ẩn tu, đến chùa Tháp ở núi Đông Cứu thì trời sáng, ông đã thấm mệt nên vào nghỉ trong tháp. Khi đó các vị tu sĩ ở chùa thấy ông có dung mạo phi thường, ánh sáng hào quang phát ra từ ông nên mời ông ăn cơm.
Khi Trần Thánh Tông biết tin đã sai quân đi tìm và thỉnh cầu ông về kinh đô. Khi đó ông đã phải miễn cưỡng nhận ngôi thái tử.
Đức Vua Trần Nhân Tông được biết đến là ông vua anh minh, được dân yêu mến, có nhiều đóng góp cho sự phát triển bền vững của Đại Việt vào cuối thế kỷ XIII. Ông giúp nước đại Việt bảo vệ nền độc lập, mở rộng lãnh thổ đất nước. Ông là 1 trong 14 vị vua tiêu biểu của dân tộc Việt Nam và đến ngày nay ông vẫn được mọi người kính trọng.
Được biệt ngay trong lúc nước nhà bị đe dọa thì Trần Nhân Tông lên ngôi. Lúc này quân Nguyên - Mông đã chinh phục hầu hết Nam Tống và đã bắt đầu dòm ngó Đại Việt. Giặc nguyên Mông xâm lược Đại Việt vào năm 1282 ngài chủ trì hội nghị Bình than lấy ý kiến của toàn quân, toàn dân đại việt, đoàn kết chống giắc ngoại xâm. Khi đó ngài là người trực tiếp lãnh đạo quân dân Đại Việt hai lần chiến thắng quân Nguyên - Mông 1285 và 1288 hào khí của ngài vang đội. Sau khi thành công đánh đuổi giặc ngoại xâm thì xã tắc thanh bình, dân chúng an cư lập nghiệm, ngài có nhiều chính sách để phát triển kinh tế, chính sách hòa giải khi ngài đã xóa bỏ mọi lỗi lầm trước đó của các quần thần, không ngừng củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.
Về Ngoại Giao ngài đã thực thi chính sách vừa mềm dẻo vừa cứng rắn với các nước lân bang.
Năm 1293 lúc này ngài 41 tuổi đã nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông và trở thành thái thượng hoàng. Sau khi nhường ngôi thì đến năm 1294 thượng hoàng Trần Nhân Tông đích thân lãnh đạo quân sĩ Đại Việt đi chinh phục Ai Lao giữ yên bờ cõi và tiếp tục mối an giao hòa hỏa với đất nước triệu voi. Sau khi xã tắc được bình yên, ngài trở về cung Vũ Lâm thuộc tỉnh Ninh Bình hiện nay. Lúc này ngài xuất gia tam giới.
Vào năm 1299 ngài trở về kinh thành Thăng Long và thẳng tiến lên núi Yên Tử nay thuộc Uông Bí, Quảng Ninh. Tinh cần tu hành đầu đà lấy hiệu là hương vân đại đầu đà, ngài cho dựng chùa, giảng pháp, độ tăng thu hút người học phật về yên tử rất đông, đồng thời ngài cũng đã thông nhất 3 giọng thiền và thành lập nên Trúc Lâm Yên Tử.
Xuất gia tu hành chứng ngộ thiên túy của thiền tông và với tinh thần nhật thế sâu sắc, ngài Trần Nhân Tông đã thường xuyên đi khắp nơi để giảng phật pháp, ngài không chỉ đến các vùng thành thị đến nông thôn, ngài còn đi đến cả các nước lân bang.
Vào năm 1301 ngài đến trại bố chính nay là Lệ Thủy, Quảng Thủy, luật an chi kiến này là chùa Hoằng Phúc huyện Lệ Thủy tu hành. Nắm vững tình hinh và thực hiện hành trình hóa độ cho các nước láng giềng phía Nam đến Chiêm Thành, Quốc vương Chăm - pa rất kính cẩn, mời ngài giảng giải giáo nghĩa thiền tông, thông qua phật pháp ngài đã tạo lập mối liên hệ hợp tác hòa bình hữu nghị với các nước lân bang, kết qủa là vùng Châu Thuận, Châu Hóa mới được xác nhập vào đại việt do vua Chế Mân, dâng làm sính lễ cưới Huyền Trân Công chúa, Thiền phái Trúc Lâm là nơi sinh hoạt tâm linh cho các cư dân từ bắc vào sinh sống trên vùng đất mới, mà còn là công trình văn hóa khẳng định chủ quyền của dân tộc, cùng với việc truyền bá văn hóa Đại Việt.
Vào năm 1304 Ngài chống gậy trúc đi dạo khắp địa phương, xóm làng trong nước để khuyến khích nhân dân giữ gìn 5 giới, tu hành, dẹp bỏ những nơi thờ cúng không chính pháp, loại bỏ những điều mê tín dị đoan, xây dựng chứng tin. Mùa đông cùng năm đó vua Trần Anh Tông dâng biểu thỉnh mời điều ngự vào đại nội trong cung để truyền giới bồ tát cho các vương công, bá quan văn võ quần thần.
Vào năm 1307 niên hiệu Hưng Long thứ 15 tại am núi ngọa vân trong số các đệ tử. Ngài Trần Nhân Tông đã trao truyền y bác và viết tâm kể trao cho tôn giả pháp Loa, là nội dõi truyền thừa trúc lâm.
Vào năm 1308 vào này Ngày mồng một tháng 1 năm Mậu Thân lấy niên hiệu Hưng Long thứ 16 tại cam lộ đường chưa siêu loại này là Gia Lâm Hà Nội, Trần Nhân Tông đã trao chức vụ chủ trì chùa Báo Ân cho ngài Pháp Loa, truyền tâm ấn phong là đệ nhị tổ trúc Lâm. Trước sự chứng kiến của vua Trần Anh Tông. Trần Nhân Tông trở thành sơ tổ trúc Lâm. Trong thời gian đó ngài thường lui tới các chùa để giảng kinh và thuyết pháp.
Ngày 1/11 năm mậu thân 1308 Trần Nhân Tông nhập diệt tại đỉnh Ngọa Vân, núi yên tử tọa thế Tháng 11 âm lịch năm 1308, Điều ngự Trần Nhân Tông viên tịch trên đỉnh Ngọa Vân.
Trên đây là đôi chút thông tin về Đức Vua Trần Nhân Tông, ông là một trong những vị vua anh minh, sáng suốt và có nhiều chính sách cai trị được lòng dân, mang đến cho dân chúng một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Hoàng đế vĩ đại dẹp 12 sứ quân trong lịch sử - Đinh Tiên Hoàng
Trở thành vị hoàng đế đầu tiên của lịch sử Việt Nam kể từ sau thời Bắc thuộc nhờ có công lớn dẹp loạn được 12 sứ quân từ đó thống nhất giang sơn. Trong tuyển tập những câu chuyện về lịch sử dân tộc, câu chuyện những trận đánh bông lau của nhóm trẻ chăn trâu chắc hẳn đã quen thuộc với nhiều người. Nói đến đây dường như ai cũng liên tưởng tới hình ảnh hoàng đế Đinh Tiên Hoàng tức Đinh Bộ Lĩnh.
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục
Chia sẻ
Bình luận