Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Ở tuổi bao nhiên dễ mất phương hướng hướng nghề nghiệp nhất

Tác giả: Nguyễn Loan

Lần cập nhật gần nhất: ngày 30 tháng 05 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Trong cuộc sống của chúng ta, đôi lần trên bước đường trưởng thành bạn sẽ gặp phải mất phương hướng nghề nghiệp, không biết nên chọn con đường nào mới là hướng đi đúng đắn nhất cho mình, trong khoảnh khắc ấy, thật hoang mang đúng không? Bạn đã tìm thấy giải pháp cho mình khi mất phương hướng chưa? Nếu chưa thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

1. Mất phương hướng hay xảy ra ở độ tuổi nào?

Mất phương hướng hay xảy ra ở độ tuổi nào?
Mất phương hướng hay xảy ra ở độ tuổi nào?

Mất phương hướng nói chung không giới hạn ở bất kỳ độ tuổi nào cả, chúng ta khi bắt đầu đến độ tuổi của trưởng thành thì bạn sẽ đôi lần cảm nhận rõ rệt sự mất phương hướng và lúc đó không biết phải làm thế nào đúng không?

Còn đối với mất phương hướng nghề nghiệp, sẽ chẳng còn xa lạ đối với những người trưởng thành, đối với những ai đang mang trên mình gánh nặng của cơm áo và gạo tiền. Vậy tại sao họ lại rơi vào tình trạng mất phương hướng nghề nghiệp. Bạn có biết rằng, nếu mất phương hướng nghề nghiệp thì cũng giống như việc bạn đang đi trong một con hầm tối, không biết mình nên đi hướng nào, đường nào mới là đúng đắn nhất.

Ở đây, tôi sẽ chẳng thể định nghĩa, cũng như không thể đưa ra một con số cụ thể rằng sẽ mất phương hướng ở độ tuổi nào để cho bạn tránh cả. Vì hơn ai hết, bạn và tôi nên hiểu rõ mất phương hướng nghề nghiệp có thể xảy ra bất cứ lúc nào vào bất cứ khoảng thời gian nào đều có thể mất phương hướng nghề nghiệp. Có thể bạn vẫn đang băn khoăn là 19 tuổi, 30 tuổi nên học nghề gì? hay thậm chí là 50 tuổi cũng đều có thể mất phương hướng nghề nghiệp. Vậy tại sao, con người chúng ta có bản đồ để đi, còn phương hướng lại không có bản đồ? Một câu hỏi mà đến các nhà khoa học vĩ đại cũng khó có thể trả lời cho bạn được.

2. Tại sao bạn lại mất phương hướng nghề nghiệp

Mỗi khi rơi vào hoàn cảnh này bạn có bao giờ tự hỏi rằng tại sao mình lại mất phương hướng nghề nghiệp hay không? Hay bạn chỉ loay hoay tìm lối thoát cho mình, hay thậm chí là bỏ cuộc giữa chừng để bản thân cứ lạc trong cái “mê cung” nghề nghiệp/ vocation đó.

Mất phương hướng nghề nghiệp, có phải khi bạn thực hiện công việc không phải vì đam mê, vì sở thích mà là vì một tác nhân ngoại cảnh nào đó hay không? Khi bạn cứ mải chạy theo những công việc, những xu thế hot mà không biết mình thích nghề gìbạn cần tìm gì trong nghề đó thì sẽ đến lúc bạn cảm thấy chán nản, mệt mỏi. Đuổi theo một cái gì đó cũng sẽ đến lúc mệt, lúc này bạn mới chợt nhận ra rằng mình mất phương hướng với chính công việc mà bấy lâu nay mình theo đuổi.

Tại sao bạn lại mất phương hướng nghề nghiệp
Tại sao bạn lại mất phương hướng nghề nghiệp

Hay bạn mất phương hướng nghề nghiệp khi bạn đang gặp áp lực trong công việc mình làm. Hàng ngày với đống công việc chất cao như núi, lúc nào cũng đem khuôn mặt như con gấu trúc đi làm. Nó kéo dài theo năm tháng, đến một lúc nào đó sẽ khiến cho bạn cảm thấy mất phương hướng nghề nghiệp, bế tắc trong công việcthất bại trong công việc và không biết mình cần phải làm gì với chính công việc này.

Hay là bạn mất phương hướng nghề nghiệp khi chính bản thân bạn đang chán nản, bạn nhảy việc bao nhiêu lần nhưng vẫn không thể tìm ra được lý tưởng cho riêng mình. Tinh thần ảnh hưởng rất lớn đến phương hướng nghề nghiệp của chính bạn, nó sẽ khiến cho tinh thần suy giảm một cách nhanh chóng, không còn thích thú với cái gì, cũng không còn muốn thực hiện một điều gì nữa cả.

Hay là bạn mất phương hướng nghề nghiệp khi mà bạn đang đứng ở ngã năm, ngã bảy với vô vàn sự lựa chọn khác nhau. Theo bạn thì cái nào cũng tốt, cái nào cũng muốn theo đuổi, lúc này bạn không thực sự thực biết bản thân mình muốn đi theo hướng nào cũng như bạn vẫn chưa biết được năng lực nghề nghiệpgiá trị bản thân của mình. Và thế rồi mất phương hướng lại đến với bạn thêm lần nữa. Cũng có thể những cánh cửa đó chỉ đang đánh lừa ảo giác của bạn để thử lòng xem bạn muốn gì, tuy nhiên khi không biết bản thân thật sự muốn gì thì sẽ rơi vào tình trạng này ngay lập tức.

3. Làm thế nào khi mất phương hướng nghề nghiệp

Mất phương hướng nghề nghiệp như đã nói ban đầu, không ai có thể tìm thấy lối đi đúng đắn cho chính bản thân của bạn. Người hiểu rõ nhất chính là bản thân bạn, chính vì thế nếu như rơi vào tình trạng này thì hãy dừng lại, chấn tĩnh suy nghĩ xem mình cần phải làm gì để xây dựng bản đồ cho phương hướng.

Làm thế nào khi mất phương hướng nghề nghiệp
Làm thế nào khi mất phương hướng nghề nghiệp

3.1. Mọi thứ đều sẽ ổn

Khi kết thúc mọi chuyện thì mọi thứ sẽ ổn cả, nếu chưa ổn thì chưa kết thúc. Khi gặp vấn đề này, bạn hãy nghĩ rằng rồi mọi thứ sẽ ổn cả thôi và tất cả những khó khăn mà bạn gặp sẽ qua đi nhanh chóng nếu bạn tiếp tục cố gắng khi mọi thứ đang hỗn lộn. Không có một thời gian cụ thể nào đó để nói về việc mọi thứ sẽ qua đi, thế nhưng hãy tin vào điều đó, vì đôi lúc phải như vậy thì bạn mới biết thật sự mình cần nhất điều gì? Bạn nên biết rằng, những người thành công đôi khi họ còn đánh mất phương hướng huống chi là bạn, một con người bé nhỏ.

3.2. Chia sẻ với người bạn tin tưởng

Khi mất phương hướng trong nghề nghiệp, có rất nhiều người đã chọn cách im lặng và tự vượt qua, có người thành công với thử nghiệm đó nhưng sẽ có người thất bại. Đó có phải là bảo thủ cố chấp hay không khi bạn còn có người thân bên cạnh, và cách tốt nhất lúc này chính là giải toả tâm trạng bằng cách tâm sự chia sẻ với một người mà bạn tin tưởng. Đôi khi bạn sẽ chẳng nhận được lời khuyên nào từ họ thế nhưng có lúc lại nhận được những lời khuyên khiến bạn tỉnh giấc và tìm thấy lối đi. Cho dù được hay không được đi chăng nữa thì khi chia sẻ với ai đó bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn, cảm thấy không còn lặng lề như trước nữa. Chính vì thế, khi gặp khó khăn và mất phương hướng thì hãy tìm một nơi để chia sẻ.

3.3. Đánh thức trái tim đang ngủ

Hãy đánh thức trái tim đang ngủ yên của mình khi bạn đang mất phương hướng và hãy hỏi nó rằng, làm thế nào để bạn vượt qua thời gian này. Với một trái tim bạn sẽ được chỉ dẫn lối đi như thế nào, xem mình thích gì và đam mê điều gì nhất, nó hoàn toàn phụ thuộc vào trái tim đang ngủ quên của chính bạn.

>> Xem thêm: Xu hướng nghề nghiệp 2025

3.4. Hướng đến mục đích sống tốt đẹp

Khi mất phương hướng, có không ít người đã nghĩ đến việc tự tử. Thật ích kỉ đúng không? Khi mà bạn chưa làm được điều gì tốt cho bản thân và cho bố mẹ thì đừng bao giờ suy nghĩ đến cách đó. Trong khoảng thời gian qua, bạn là người sống tận hưởng nhưng chưa hề cống hiến cho xã hội. Đừng làm một người ích kỷ chỉ biết sống cho bản thân mình mà hãy nghĩ rằng có hàng ngàn người cũng giống như bạn  nhưng họ vẫn đang cố gắng tìm ra mục đích sống cho bản thân. Hãy suy nghĩ đến những điều tích cực, một cuộc sống tốt đẹp hơn. Chỉ khi hướng đến mục đích đẹp thì bạn mới có động lực để cố gắng.

3.5. Tin rằng mình sẽ làm được

Khi mất phương hướng nghề nghiệp thì bạn hãy tin rằng bạn sẽ làm được, bạn sẽ vượt qua được khó khăn này. Đừng từ bỏ ngay trong lúc đó, hãy tin vào bản thân của mình. Đặt niềm tin vào bản thân có tác dụng rất tốt vì chính bạn sẽ tạo động lực cho bạn để vượt qua những khó khăn và thử thách ấy.

Hỡi những người bạn đang mất phương hướng nghề nghiệp, đó chỉ là một khó khăn mà bạn cần phải trải qua mà thôi, khó khăn nào rồi cũng sẽ qua đi. Chính vì thế mà đừng vội bỏ cuộc, hãy chiến đấu hết mình để đánh bại mất phương hướng.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;