Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Tiểu sử Quang Trung và giấc mơ mở rộng bờ cõi đất nước dang dở

Tác giả: Phương Anh Nguyễn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 23 tháng 07 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

“Vua Quang Trung đường đường trước trận

Áo hoàng bào lẫm liệt oai phong

Gươm thiêng nạm ngọc đeo cùng

Trên đầu voi chiến hào hùng ruổi rong”

Vua Quang Trung, một vị vua tài năng, một người anh hùng áo vải hào kiệt của dân tộc. Một vị tướng chinh chiến sa trường chưa một lần bất bại và đem lại sự tự do cho dân tộc, giúp nhân dân vùng lên thoát khỏi các cuộc xâm lược của Xiêm và Mãn Thanh. Những công lao của ông có lẽ ta không bao giờ kể hết được và đó sẽ là những dấu son chói lọi trong chiều dài lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam ta. Và bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về tiểu sử của vua Quang Trung, một vị hoàng đế lỗi lạc, tài năng và đầy khát vọng với việc thống nhất đất nước, đem lại hòa bình, tự do cho dân tộc.

1. Tiểu sử về người anh hùng áo vải Quang Trung

Theo như các tài liệu sử sách của Việt Nam như Đại Nam thực lục và Việt Nam sử lược đã ghi lại thì vua Quang Trung (hay còn được biết đến với tên gọi là Nguyễn huệ) là con trai của ông Hồ Phi Phúc, quê ở thôn Tây Sơn, huyện Phù Lỳ thuộc phủ Quy Nhơn trước đây (nay thuộc tỉnh Bình Định).

Quang Trung sinh năm 1753 dưới triều vua Lê Hiển Tông. Ngoài cái tên Nguyễn Huệ thì ông còn có những tên gọi khác như Quang Bình, Văn Huệ hay Hồ Thơm. Trong cuốn sách Quang Trung anh hùng dân tộc, Quang Trung được mô tả với “tóc quăn, da sần, ánh mắt như chớp sáng, tiếng nói tươi sáng như tiếng chuông, nhanh nhẹn, khỏe mạnh và dũng cảm.” Điều đặc biệt là đôi mắt của ông, “đôi mắt mà khi không có đèn thì ánh sáng từ đôi mắt chiếu sáng cả chiếc.”

Tiểu sử vua Quang Trung
Tiểu sử vua Quang Trung

Về thứ tự trong gia đình thì chưa rõ Quang Trung là con trai thứ hai hay là con trai út. Thế nhưng, ông cùng với anh em của mình là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ đều được cha đưa tới nhà thầy Trương Văn Hiến để có thể học văn học võ, tiếp thu những tri thức quý báu để trở nên hiểu biết hơn. Cả ba anh em đều được xem là những người giỏi võ và là những người đã khai sáng ra một số môn võ của phái Bình Định. Với tài năng của mình, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ đã được người dân gọi là tây Sơn tam kiệt, có vai trò rất lớn với sự hình thành và phát triển của võ phái tây Sơn Bình Định.

Điều đặc biệt là chính Trương Văn Hiến, người thầy đã phát hiện được tài năng của Quang Trung (Nguyễn Huệ) và khuyên nhủ cả ba anh em đứng lên khởi nghĩa, xây dựng đại nghiệp trong tương lai. Câu sấm “Tây khởi nghĩa, Bắc thu công” tương truyền chính là của Trương Văn Hiến nói ra khi nhận thấy được tiềm năng của chàng trai trẻ Quang Trung thuở đó.

2. Cuộc khởi nghĩa chấm dứt tình trạng phân liệt Đàng Trong - Đàng Ngoài

Vua Lê - Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn được xem là triều đại nước ta bị chia cắt làm hai với biên giới chính là dòng sông Gianh. Khi ấy, Đàng Ngoài là đất của vua Lê - Chúa Trịnh với lãnh thổ được tính từ sông Gianh đổ ra Bắc. Còn Đàng Trong là của Chúa Nguyễn cai trị với cột mốc là sông Gianh về phía Nam. Một đất nước nhưng lại chia cắt thành 2 và nhân dân phải chịu 3 ách thống trị. Điều này khiến cho người dân lầm than cơ cực. Đặc biệt là sự hống hách, cậy quyền của Trương Phúc Loan càng khiến nhân dân thêm ai oán.

2.1. Cuộc khởi nghĩa lật đổ Chúa Nguyễn

Là một người nông dân, thấu hiểu được những nỗi khổ mà những người không có tiếng nói phải chịu đựng, đồng thời lại nhận được sự ủng hộ từ người thầy của mình. Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ đã quyết định đứng lên khởi nghĩa và đấu tranh cho quyền tự do của những người nông dân và của chính mình. 

Năm 1771, đánh dấu việc ba anh em Tây Sơn xây dựng căn cứ, chuẩn bị cho cuộc chiến chống lại chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Ở thời điểm xây dựng lực lượng, Nguyễn Huệ (Quang trung) đã hỗ trợ anh của mình là Nguyễn Nhạc trong việc củng cố tiềm năng kinh tế cũng như huấn luyện quân sự. Nhờ bản lĩnh và tài năng của cá nhân, cộng với sự trợ giúp rất lớn về mặt tâm lý của Giáo hiến, Quang Trung đã nhanh chóng xây dựng và tạo được lực lượng vững chắc cho đội quân Tây cũng như của chính mình.

Cuộc khởi nghĩa Đàng Trong - Đàng Ngoài
Cuộc khởi nghĩa Đàng Trong - Đàng Ngoài

Dấn thân bước đi, từng bước, đội ngũ đó ngày càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết với mọi người hâm mộ trong và ngoài vùng đất đã nghe đến và ủng hộ. Những vị thủ lĩnh đầu tiên có thể kể đến như phú hào Nguyễn Thung, đô đốc Bùi Thị Xuân, danh tướng Võ Văn Dũng, Trần Quang Diệu, quan văn Trương Mỹ Ngọc, Võ Xuân Hoài, Võ Đình Tú,...

Là một cuộc khởi nghĩa nông dân, thế nhưng, cuộc khởi nghĩa của ba anh em Tây Sơn là cuộc khởi nghĩa nông dân duy nhất giành được thắng lợi. Với lực lượng quân đội vững chắc cộng với tài cầm quân của Nguyễn Huệ, nghĩa quân Tây Sơn đánh đâu thắng đó. Tháng 12 năm 1773, đội quân của Chúa Nguyễn với Tiết chế là Tôn Thất Hương đã bị quân Tây Sơn đánh bại và Tây Sơn đã nhanh chóng làm chủ được phần lớn của Nam Trung Bộ.

Tuy nhiên, đến giữa năm 1774 thì nghĩa quân Tây Sơn rơi vào tình trạng khó khăn khi Chúa Nguyễn đem quân từ Gia định đánh vào Nam Trung Bộ. Cùng lúc đó, Chúa Trịnh cũng nhân cơ hội dẫn quân vào Đàng Trong để có thể đánh chiếm lãnh thổ. Quân Tây Sơn kẹp ở giữa với tình thế tiến thoái lưỡng nan khi có thể bị tiêu diệt nếu đương đầu với cả hai phía. trong hoàn cảnh này, Nguyễn Nhạc quyết định xin hàng Chúa Trịnh để có thể củng cố lại lực lượng cũng như có thể đánh được Chúa Nguyễn.

Tháng 11/ 1775, hai người con của Chúa Nguyễn đã đem quân đánh Quảng Nam nhân lúc quân trịnh rút khỏi đây. Tuy nhiên, Nguyễn Huệ đã đánh tan được đội quân xâm lược này và lấy lại được mảnh đất Quảng Nam. Với việc chiến thắng Phú yên, đây được xem là dấu mốc binh lính đầu tiên của Quang Trung -  Nguyễn Huệ với con đường binh nghiệp của mình. 

Chỉ trong vòng 7 tháng, Quang Trung đã giết và tiêu diệt được thế lực của cả hai Chúa Nguyễn. Nguyễn Nhạc lên ngôi hoàng đế năm 1778 nhưng lại đúng thời điểm Nguyễn Ánh mạnh lên nhờ sự giúp sức của Pháp, Bồ Đào Nha và được tôn lên làm Chúa. Tuy nhiên, không được bao lâu thì Nguyễn Ánh phải chạy trốn và sang Xiêm để cầu viện do sự truy lùng của Nguyễn Huệ và quân Tây Sơn.

Lật đổ Chúa Nguyễn
Lật đổ Chúa Nguyễn

Tháng 2/ 1784, Nguyễn Ánh cầu viện quân Xiêm đã giúp cho đội quân này nhanh chóng chiếm được Rạch Giá, Trà Ôn,... Nhận được tin báo, Nguyễn Huệ đem quân vào Gia Định để đánh tan quân Xiêm. Tại đây, ông đã kết hợp với Lê Xuân Giác (tướng của Nguyễn Ánh xin hàng) thực hiện việc bố trí trận địa, nhử đội quân Xiêm vào Rạch Gầm - Xoài Mút để đánh một trận lớn nhằm tiêu diệt quân địch.

Đêm 19, rạng sáng ngày 20/01/1785, chỉ chưa đến một ngày, quân Xiêm đã bị Nguyễn Huệ tiêu diệt một cách gần như hoàn toàn đội quân 2 vạn người. Nguyễn Ánh phải chạy trốn trở về Xiêm. Sau trận đánh này, quân Xiêm đã phải thực sự khiếp đảm trước sức mạnh của đội quân Tây Sơn với người cầm đầu là Quang Trung - Nguyễn Huệ.

2.2. Cuộc tấn công lật đổ Chúa Trịnh

Khi đã làm chủ được Đàng Trong thì đội quân Tây Sơn tiếp tục tiến ra Đàng Ngoài. Chiếm được Phú Xuân, quân tây Sơn thuận lợi tiếng công ra Thăng Long lần thứ nhất. Quân Trịnh suy yếu khi chúa Trịnh Khải đã không thể sai khiến được ưu binh là những quân lính của xứ Thanh - Nghệ và đã phải tự sát sau khi thất bại.

Tuy nhiên, lúc ấy, Nguyễn Nhạc lại không thực sự muốn tấn công ra Đàng Ngoài, tuy nhiên, Nguyễn huệ lại ở đấy quá lâu. Điều này khiến cho Nguyễn Nhạc lo lắng vì sợ có những biến đổi xảy ra, nhất là khi việc kiểm soát Nguyễn Huệ không phải là điều đơn giản.

Theo như ghi chép trong cuốn sách Việt Nam sử lược thì Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ đã có mâu thuẫn với nhau được xem là đỉnh điểm. Trong khi ấy, Nguyễn Lữ thì lại bất tài. Mâu thuẫn lên cao đã dẫn đến cuộc chiến giữa hai anh em diễn ra. Thế nhưng, tình cảm máu mủ vẫn giúp cho hai người nhường nhịn và làm hòa với nhau. Thế nhưng, thời điểm đó đã tạo cơ hội cho Nguyễn Ánh chiếm lại được vùng đất Gia Định.

Trước tình cảnh cả hai phía đều xảy ra biến, Nguyễn Huệ quyết định xử lý phía Bắc trước nhằm dẹp tan được vua Lê Chiêu Thống cũng như Nguyễn Hữu Chỉnh khi có ý chống lại quân Tây Sơn. Sau nhiều thất bại, vua Lê Chiêu Thống không làm gì được, còn bà Hoàng Thái hậu lại đưa Hoàng tử sang xin nhà Thanh viện trợ. Do vậy, phía Bắc với đội quân Mãn Thanh đã khiến cho tình thế trở nên gấp gáp hơn rất nhiều. Điều này đã khiến Quang Trung - Nguyễn Huệ bắt buộc phải đưa ra kế sách để có thể giúp cho cả 2 bên được ổn định nhất có thể. 

Đánh đuổi vua Lê chúa Trịnh
Đánh đuổi vua Lê chúa Trịnh

Lúc này, Nguyễn Huệ đã lên ngôi Hoàng đế vào năm 1788 và lấy hiệu là Quang Trung, do Nguyễn Nhạc đã tuổi cao sức yếu quyết định nhường ngôi còn Nguyễn Lữ thì đã bệnh nặng mà chết. Sự kiện này đã đánh dấu sự thống nhất của nhà Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ.

3. Cuộc chiến lịch sử đại phá quân Thanh thần tốc

Ngày 26/12/1788, vua Quang Trung để có thêm lực lượng đánh quân Thanh đã quyết định tuyển quân khi tới Nghệ An. Ở đây, ông đã thi hành chính sách “cưỡng bách tòng quân”, “cứ 3 suất đinh thì chọn lấy một người đi lính”. Chẳng bao lâu thì đội quân của vị hoàng đế Quang Trung đã lên tới con số 10 vạn quân và chia thành 5 đạo.

Để có thể khích lệ tinh thần của quân lính, vua Quang Trung đã quyết định tổ chức duyệt binh và tiến quân ra Bắc Hà ngay sau đó. Đội quân của Quang Trung được ví như vũ bão khi chỉ mất có 1 ngày để hành quân từ Thanh Hóa ra Ninh Bình. Khi đã xem xét và nắm bắt tình hình, ông đã hẹn 3 quân còn lại sẽ quét sạch quân Thanh vào ngày mồng 7 tết và ăn tết tại Thăng Long.

Với tài cầm quân và chỉ huy của mình, vua Quang Trung đã khiến cho quân Thanh chết như ngả rạ. Với việc chia thành 5 đạo tiến đánh các tuyến phòng thủ của quân Thanh, Quang Trung đã đưa quân Thanh vào thế bị động với sự lo sợ vì không biết sẽ bị tấn công lúc nào. Trong lúc đó, các cánh quân bất ngờ tập kích khiến cho quân Thanh không kịp trở tay chống lại, chủ tướng là Sầm Nghi Đống đã phải tự vẫn. Xác binh lính của quân Thanh có thể chất đầy thành 13 gò lớn và có đa mọc lên. Chính vì thế mà sau này được gọi là Gò Đống Đa.

Tôn Sĩ Nghị và Lê Chiêu Thống đã phải chạy sang biên giới, quân Tây Sơn đã quyết định đuổi theo và tuyên bố rằng họ sẽ sang tận biên giới để bắt họ. Chính vì điều này mà trong suốt nhiều năm, biên giới Trung Quốc mãi không có người ở.

Chỉ trong 6 ngày, sớm hơn so với dự kiến, Quang Trung đã đánh tan quân Thanh và giữ lời hứa ăn tết tại Thăng Long. Vào trưa ngày mùng 5 tết, dưới sự chào mừng của người dân, vua Quang Trung tiến vào kinh thành Thăng Long.

Đại phá Quân Thanh
Đại phá quân Thanh

Khoảnh khắc chiến thắng và không khí tưng bừng đó đã được khắc họa qua bài thơ của Ngô Ngọc Du:

“Giặc đâu tàn bạo sang điên cuồng

Quân vua một giận oai bốn phương

Thần tốc ruỗi dài xông thẳng tới,

Như trên trời xuống dám ai đương

Một trận rồng lửa giặc tan tành,

Bỏ thành cướp đó trốn cho nhanh

Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiến,

Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh

Mây tạnh mù tan trời lại sáng

Đầy thành già trẻ mặt như hoa,

Chen vai khoác cánh cùng nhau nói:

"Kinh đô vẫn thuộc núi sông ta"”

4. Chính sách cai trị thời hậu chiến của Quang Trung

Là một vị vua của nông dân, vua Quang Trung thấu hiểu được những nỗi khổ mà người dân phải trải qua. Vì thế, ông được biết đến như một vị vua anh minh với các chính sách cai trị hợp lòng dân.

Chính sách cai trị
Chính sách cai trị

Với mục đích phát triển quốc gia một cách bền vững, Quang Trung hiểu rõ nhân tài được xem là “nguyên khí của quốc gia”. Chính vì thế mà ông rất coi trọng việc thu dụng những người tài đã từng phục vụ cho nhà Lê. Không những vậy, việc xóa bỏ hình thức thi cử một cách khuôn sáo đã cho thấy được tham vọng cũng như hoài bão của vị vua áo vải này. Ông muốn nước ta thoát ly hẳn khỏi sự lệ thuộc vào các văn tự nước ngoài cũng như các chính sách đồng hóa của phương Bắc, có thái độ coi khinh ngôn ngữ của dân tộc. Vì thế mà chữ Nôm được Quang Trung chủ trương sử dụng và đề cao hơn. Tuy nhiên, điều này đã khiến cho một vài Nho sĩ cảm thấy bất bình vị họ coi chữ hán mới thực sự là tinh hoa.

Chính sách thuế khóa của Quang Trung cũng rất đơn giản. Những thứ thuế vô lý trước đó đã bị ông xóa bỏ. Quang Trung tập trung vào việc khuyến khích và thúc đẩy người dân làm ăn, lao động, những người trốn tránh việc lao động mà làm lưu manh hay ăn xin đều sẽ bị phạt. Do đó mà nông nghiệp đã có những sự phát triển khá rõ rệt.

Không những vậy, với tư tưởng tiến bộ thì Quang Trung đã thúc đẩy thương nghiệp phát triển mạnh mẽ. Mong muốn của vị vua tài giỏi này đó chính là có thể xây dựng đất nước trở thành một quốc gia có nền kinh tế công thương nghiệp phát triển.

Có thể nhận thấy, vua Quang Trung là một vị vua có sự nhìn xa trông rộng với những cải tiến trong chính sách cai trị của mình. Đặc biệt, trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, Quang Trung thực sự là người có sự nhìn nhận và đánh giá sắc bén để nhân dân không phải trải qua thêm một cuộc chiến tranh phương Bắc nữa. Tuy nhiên, với vị vua “tài năng và tham vọng” này thì việc hòa hảo với Trung Quốc chỉ để đợi cơ hội có thể tấn công trả thù, mở mang bờ cõi đất nước mà thôi. Đây thực sự là một tư tưởng lớn mà không phải bất cứ một vị vua nào trong lịch sử Việt Nam cũng có được.

5. Giấc mơ thống nhất và mở rộng dang dở của Quang Trung

Sau khi ổn định ở phía Bắc, Quang Trung đã lên kế hoạch cho việc Nam Tiến, thống nhất đất nước. Lúc này, Nguyễn Ánh đã được Pháp hỗ trợ và trở nên mạnh hơn nhiều lần và có thể đối đầu với quân Tây Sơn. 

Giấc mơ dang dở
Giấc mơ dang dở

Vua Quang Trung cùng với quân lính tiến vào phía Nam, phối hợp với Nguyễn Nhạc để bày binh bố trận. Nguyễn Ánh với sự trợ giúp của quân Pháp đã phá được mưu đồ mà Quang Trung tạo ra. Và để báo thù, vua Quang Trung quyết định mở cuộc tấn công lớn với số lượng quân lính lên đến 20 - 30 vạn. 

Thế nhưng, khi đang chuẩn bị dồn được Nguyễn Ánh vào chân tường thì Quang Trung đã ngã xuống. Kế hoạch thống nhất đất nước của ông đã không thể thực hiện được nữa. Như vậy, giấc mơ mở rộng bờ cõi đất nước, đánh quân Thanh của Quang Trung cũng không bao giờ có thể thành hiện thực.

6. Bí ẩn về sự ra đi của vua Quang Trung

Theo như sử sách ghi chép thì khi Quang Trung đang ngồi làm việc vào buổi chiều của đầu thu thì tự nhiên bỗng hoa mắt, trời đất tối sầm lại và bất tỉnh. Khi tỉnh dậy ông liên cho triệu Trần Quang Diệu để có thể bàn bạc về việc dời đô. Thế nhưng, việc chưa xong thì Quang Trung đã không thể qua khỏi. 

Ngày 16/09/1792, vua Quang Trung đã qua đời vào khoảng 11 - 12 giờ đêm, hưởng dương 40 tuổi và tại ngôi được 4 năm. Về thời điểm vua Quang trung mất, các sử sách ghi chép có sự khác nhau. Điều này mơ hồ giống như nguyên nhân cái chết của ông vậy.

Cho đến hiện nay, sự ra đi của vua Quang Trung vẫn luôn là một ẩn số đối với các nhà sử học cũng như lịch sử của Việt Nam ta. Có rất nhiều giả thuyết được đưa ra về cái chết đột ngột của vua Quang Trung, tuy nhiên, vẫn chưa giả thuyết nào được chứng thực. Thế nhưng, sự ra đi này đã khiến cho nhà Tây Sơn nhanh chóng sụp đổ và tạo cơ hội cho Nguyễn Ánh thực hiện được mưu đồ của mình cũng như trả thù thành công.

7. Lăng mộ bị phá và đối thủ Nguyễn Ánh

Sau khi Quang Trung qua đời, 10 năm sau đó, nhà Tây Sơn chính thức sụp đổ một cách hoàn toàn. Ghi hận trong lòng, Nguyễn Ánh đã cho người đào mộ của Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ, đem tán hài cốt thành bột và cho vào bột thuốc súng, để xương sọ vào trong vò và giam ở ngục tối. Có thể thấy được rằng, dù cho gian lao và khổ cực thế nào, Nguyễn Ánh cũng cố nằm gai nếm mật để có thể có cơ hội trả lại thù cũ.

Sự ra đi bí ẩn
Sự ra đi bí ẩn

Nếu như Quang trung là đại diện của giai cấp nông dân thì Nguyễn Ánh lại là người dòng dõi trâm anh. Việc cả gia đình bị giết hại đã khiến cho người thanh niên tài năng nảy sinh lòng hận thù một cách mù quáng và tiêu cực. Chính vì lẽ đó mà cho dù thất bại trải qua nhiều cay đắng thì y vẫn nung nấu trong mình cơ hội trả thù Quang Trung cũng như nhà Tây Sơn.

Đối với Quang Trung, người đối thủ thông minh này được xem là điều mà ông lo lắng nhất ngay cả trước lúc ra đi. Có thể nói, cả Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh đều là những người tài năng và có một tinh thần thép, một sự quả quyết trong việc đưa ra quyết định. Thế nhưng, điều đáng buồn là họ lại ở hai đầu chiến tuyến, là kẻ thù không đội trời chung.

8. Mối tình đẹp với công chúa Ngọc Hân

Mặc dù không phải là một vị vua trường thọ. Thế nhưng, vua Quang Trung cũng có được cho mình một mối tình đẹp pha chút bi thương.

Ban đầu, xuất phát từ một cuộc hôn nhân mang tính chính trị khi Ngọc Hân công chúa là con gái của vua Lê Hiển Tông được hứa gả đi để có thể hòa hoãn được mối quan hệ giữa nhà Lê và quân Tây Sơn.

Thế nhưng, “trai anh hùng, gái thuyền quyên”, Ngọc Hân công chúa đã chiếm trọn trái tim và niềm tin của người anh hùng áo vải. Lễ thành hôn được diễn ra vào ngày 4 tháng 8 năm 1786 trong không khí tưng bừng, náo nhiệt. 

Là một người phụ nữ thông minh, tài năng, xinh đẹp lại khiêm nhường, Quang Trung thực sự che chở cho người vợ của mình. Điều đặc biệt chính là Ngọc Hân công chúa được xem như người cộng sự, cánh tay đắc lực cho vua Quang Trung trong việc thực hiện các chính sách cai trị về văn hóa, giáo dục.

Thế nhưng, mối tình mới được 6 năm thì Quang Trung qua đời. Điều này đã khiến cho Ngọc Hân công chúa dồn hết tâm tư vào khúc “Ai tư vãn”.

Mối tình bi thương
Mối tình bi thương

“Từ nắng hạ mưa thu trái tiết

Xót mình rồng mỏi mệt chẳng yên

Xiết bao kinh sợ lo phiền

 Miếu thần đã đảo thuốc tiên lại cầu

 Khắp mọi chốn đâu đâu tìm rước

Phương pháp nào đổi được cùng chăng?”.

Cuộc đời của vua Quang Trung không kéo dài, thế nhưng, sự nghiệp, những chiến công hiển hách của vị vua tài năng này đã tạo nên vẫn còn chói mãi trong lịch sử hào hùng của dân tộc ta. Ông chính là một trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam, là người anh hùng áo vải đời đời được sử sách vang danh.

Trên đây chính là tiểu sử vua Quang Trung, người anh hùng với giấc mơ hoài bão còn dang dở. Dù chưa thực hiện được ước mơ của mình, nhưng tài năng và cống hiến của hoàng đế Quang Trung vẫn mãi là điều khiến mỗi người dân Việt Nam tự hào và ghi nhớ công lao.

Tiểu sử Ngô Quyền và mốc son chấm dứt hơn 1000 Bắc thuộc

Sau đại thắng Bạch Đằng lừng danh kim cổ, đập tan hơn 2 vạn tinh binh của quân Nam Hán, Ngô Quyền xưng vương và mở ra một thời trung hưng rực rỡ cho dân tộc. Trong sử sách, các chuyên gia sử học đã ưu ái gọi ông là “vua của các vị vua”. Dù quá khứ đã lùi xa trên 1000 năm, song trận Bạch Đằng lưu danh sử sách và tiếng tăm của vị vua tài ba, sách lược vẫn là đồng thời là biểu tượng sáng ngời cho ý chí, bản lĩnh của dân tộc Việt Nam trong suốt dòng lịch sử và là động lực quan trọng để khơi dậy đánh thức tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc để xây dựng đất nước hưng thịnh thời kỳ hội nhập. Trong bài viết sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn về tiểu sử cũng như những mốc son quan trọng trong cuộc đời của vị hoàng đế lỗi lạc này các bạn nhé. 

Tiểu sử Ngô Quyền

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;