
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App
Tác giả: Trần Thùy Linh
AI – hay Trí tuệ nhân tạo – ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực của đời sống. Trí tuệ nhân tạo giúp khiến cho máy móc thông minh hơn và có thể thực hiện được nhiều công việc phức tạp hơn. Bắt đầu từ những ngành yêu cầu kỹ thuật cao, AI hiện nay đã được nhiều quốc gia ứng dụng cả trong ngành giáo dục. Cùng tìm hiểu về những ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục qua bài viết sau đây nhé!
Trong khi cuộc tranh luận về thời lượng sử dụng các thiết bị hỗ trợ công tác giảng dạy phù hợp với trẻ em diễn ra gay gắt giữa các nhà giáo dục, nhà tâm lý học và phụ huynh, thì một công nghệ mới nổi khác dưới dạng trí tuệ nhân tạo đang dần dần tác động đến các công cụ hỗ trợ việc dạy học.
Người ta nói rằng ngành giáo dục trong tương lai có thể sẽ chứng kiến một sự thay đổi rất lớn bởi sự tham gia của trí tuệ nhân tạo. Mặc dù hầu hết các chuyên gia giáo dục tin rằng sự hiện diện của giáo viên là rất quan trọng và không thể thay thế, nhưng chắc chắn sẽ có nhiều sự thay đổi đối với công việc của giáo viên và đối với các phương pháp giáo dục đang được sử dụng hiện nay.
Trí tuệ nhân tạo hiện đang được áp dụng vào giáo dục chủ yếu là trong một số công cụ giúp phát triển các kỹ năng cho học sinh. Bên cạnh đó, người ta còn áp dụng trí tuệ nhân tạo vào trong hệ thống kiểm tra đánh giá năng lực cho người học.
Khi các giải pháp giáo dục trí tuệ nhân tạo tiếp tục phát triển, người ta hy vọng rằng AI có thể giúp lấp đầy những khoảng trống nhu cầu trong học tập và giảng dạy, đồng thời cho phép các trường học và giáo viên làm được nhiều việc hơn.
AI có thể thúc đẩy hiệu quả, cá nhân hóa và hợp lý hóa các nhiệm vụ quản trị để cho phép giáo viên có nhiều thời gian hơn để đầu tư cho các bài giảng.
Bằng cách kết hợp những ưu điểm vượt trội hơn giữa trí tuệ nhân tạo và giáo viên, các chuyên gia đang hướng đến sự phát triển ứng dụng nhiều hơn nữa trí tuệ nhân tạo trong giáo dục.
Điều chỉnh việc học dựa trên nhu cầu cụ thể của từng học sinh đã là ưu tiên hàng đầu của các nhà giáo dục trong nhiều năm, tuy nhiên điều này là không dễ thực hiện. Nguyên nhân là bởi vì mỗi học sinh có khả năng tiếp thu kiến thức và năng lực lý giải khác nhau. Tuy nhiên, ngày nay, với sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo, giáo viên có thể quản lý được mỗi học sinh riêng biệt trong lớp
Nhiều công ty công nghệ giáo dục đang chuyển dần phương hướng nghiên cứu sang những thiết kế hướng dẫn thông minh và các nền tảng kỹ thuật số sử dụng trí tuệ nhân tạo để để hỗ trợ cho quá trình học tập, kiểm tra và phản hồi lại kết quả học cho học sinh từ những cấp học đầu tiên đến bậc đại học, nhằm giúp người học sẵn sàng đối mặt với nhiều thách thức, xác định những lỗ hổng trong kiến thức và chuyển hướng tư duy đến các chủ đề mới khi thích hợp.
Quả thực là trí tuệ nhân tạo ngày càng tinh vi hơn khi cho phép máy tính có thể “đọc” được biểu cảm trên khuôn mặt của học sinh, cho biết học sinh đó đang gặp khó khăn trong phần nào để “chủ động” điều chỉnh lại thời lượng kiến thức trong một bài học nhằm khắc phục khó khăn đó. Đây là hướng đi cho tương lai mà các chuyên gia trong ngành đang nỗ lực nghiên cứu.
Công cụ trí tuệ nhân tạo có thể giúp cung cấp các lớp học toàn cầu cho tất cả những học viên đến từ nhiều quốc gia và sử dụng những ngôn ngữ khác nhau, ngay cả những học viên khiếm thính hoặc khiếm thị.
Điều này cũng giúp cho những sinh viên không thể đến trường do bệnh tật hoặc những người có nhu cầu học tập ở một trình độ khác hoặc về một chủ đề cụ thể không có ở trường của họ có thể tiếp cận với các lớp học dễ dàng hơn.
Một nhà giáo có thể sẽ phải dành rất nhiều thời gian để chấm điểm bài tập và bài kiểm tra. Và điều này vẫn luôn là một nhiệm vụ không mấy “dễ chịu” đối với họ. May mắn thay, AI có thể giúp họ thực hiện nhanh chóng nhiệm vụ này, đồng thời đưa ra các khuyến nghị về cách cải thiện điểm số cho học sinh yếu kém trong học tập.
Trước đây, mặc dù máy móc đã có thể chấm điểm các bài kiểm tra trắc nghiệm, tuy nhiên về bản chất đó chỉ là việc khớp các giá trị dữ liệu bằng văn bản và đưa ra mức điểm số theo chương trình được cài đặt từ trước. Cho đến khi con người ứng dụng AI để tự động hóa các tác vụ quản trị, các giáo viên có nhiều thời gian hơn dành cho mỗi học sinh. Đây là một tín hiệu rất tích cực dự báo về tương lai ứng dụng nhiều hơn nữa của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục.
Không chỉ giáo viên mới có quyền truy cập vô số thông tin với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo, ngay cả học sinh cũng vậy. Bằng việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để xây dựng chatbot, học sinh có thể nhận được sự trợ giúp về bất kỳ chủ đề nào vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày với các bot AI và phần mềm chuyển văn bản thành giọng nói.
Trước đây, sinh viên chỉ nhận được giải pháp cho các vấn đề của mình khi họ gặp giáo viên hoặc giáo sư và có cơ hội đặt câu hỏi cho họ trong lớp học. Với sự trợ giúp của chatbot, các sinh viên sẽ không phải đợi lâu như vậy nữa.
Một số chatbot được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo được xây dựng đặc biệt cho lĩnh vực giáo dục. Chatbot làm việc như trợ lý của sinh viên suốt ngày đêm để cung cấp câu trả lời cho các thắc mắc của họ bất cứ lúc nào.
Grammarly là một phần mềm giúp kiểm tra lỗi chính tả, ngữ pháp được giới thiệu bởi Alex Shevchenko và Max Lytvyn vào năm 2009. Sau đó Grammarly đã được phát triển thêm rất nhiều tính năng và được sử dụng rất nhiều bởi học sinh, sinh viên, những người học tiếng Anh. Điểm đáng nhắc đến ở đây đó là phần mềm này sử dụng Natural Language Processing – Công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên – vốn là một nhánh của trí tuệ nhân tạo.
Trí tuệ nhân tạo được ứng dụng trong ngành giáo dục trước hết giúp đỡ giảng viên xử lý những công việc ngoài giảng dạy. Hiện nay, tại nhiều trường đại học, việc chấm bài, quản lý sinh viên, điểm danh… đã được tự động hóa bởi trí tuệ nhân tạo.
Điển hình nhất là hình thức điểm danh bằng nhận diện khuôn mặt đã được áp dụng ở nhiều trường đại học như Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, Trường Đại học FPT (TP.HCM), trường Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic (Hà Nội), Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm (TP.HCM)...
Như vậy là bài viết đã giới thiệu đến bạn đọc một góc nhìn về trí tuệ nhân tạo trong giáo dục. Trí tuệ nhân tạo đang là xu hướng phát triển trong tương lai và có thể được ứng dụng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống. Trong ngành giáo dục, trí tuệ nhân tạo mang lại cơ hội tiếp cận giáo dục cho nhiều đối tượng học viên hơn, hỗ trợ thực hiện những công việc ngoài giảng dạy và đôi khi còn hỗ trợ cả công tác giảng dạy.
Công nghệ âm thanh B&O
Bạn biết gì về công nghệ âm thanh B&O? Tìm hiểu về công nghệ loa B&O trên laptop và những điểm nổi trội của công nghệ âm thanh B&O qua bài viết sau đây nhé!
Chia sẻ
Bình luận