Tác giả: Vũ Bích Phượng
Lần cập nhật gần nhất: ngày 22 tháng 08 năm 2024
Lịch sử con người trải qua rất nhiều giai đoạn và chế độ xã hội khác nhau. Xuyên suốt chiều dài lịch sử, mục tiêu chung mà con người hướng đến luôn là quyền và các giá trị lợi ích. Tuy vậy, mấy ngàn năm lịch sử nhân loại không phải toàn bộ chế độ đều vì mục đích chung đó. Sẽ xuất hiện cả những chế độ chỉ vì lợi ích cá nhân như chế độ tư hữu. Vậy bạn có hiểu tư hữu là gì.
Dưới đây, Bích Phượng sẽ giúp bạn khám phá chi tiết hơn về thuật ngữ tư hữu để chúng ta không trở nên lạc lõng trong dòng chảy lịch sử, cũng có thể nhận diện được bản chất của các chế độ đang tồn tại trong xã hội ở cả quá khứ cho tới hiện tại..
Tư hữu được định nghĩa rất rõ trong từ điển tiếng Việt. Theo đó, tư hữu chính là quyền sở hữu tài sản thuộc về cá nhân. Thuật ngữ này được phân biệt với thuật ngữ công hữu. Trong tư hữu, chúng ta có thể tìm hiểu cụ thể về các khía cạnh liên quan bao gồm quyền tư hữu, ruộng đất tư hữu, chế độ tư hữu, … Về ý nghĩa, tư hữu chính là nguyên nhân, là mồi châm để hình thành nên giai cấp cũng như những mối quan hệ đối kháng giai cấp. Không những thế, cũng từ ngọn nguồn tư hữu mà nhà nước ra đời, quyền lực nằm trong tay giai cấp thống trị.
Tư hữu là gì không chỉ được hiểu một cách dễ dàng dựa vào định nghĩa. Khái niệm này khá phức tạp với định nghĩa còn ẩn chứa nhiều yếu tố đặc thù, khó hiểu vì thế muốn làm sáng tỏ bản chất của tư hữu, bạn cần phải tìm hiểu những yếu tố này.
Tìm hiểu thêm bài viết: Tổng tài sản của doanh nghiệp là gì?
Chế độ tư hữu là một số giai cấp chiếm hữu riêng phục vụ cho mục đích lợi ích cá nhân. Chế độ này đối lập lại với chế độ nhân văn, vì lợi ích chung của cộng đồng xã hội. Chế độ tư hữu có đặc trưng là sự lợi dụng, phân chia giai cấp, tư sản vậy nên nó lại là nguồn phát sinh ra nhiều tiêu cực cho con người và đời sống xã hội.
Liên quan đến tư hữu còn có quyền tư hữu. Đây là một cấu trúc về lý thuyết để thực thi xã hội. Qua đó, quyền tư hữu giúp xác định rõ các dùng và cách sở hữu đối với kinh tế hay nguồn tài nguyên.
Nếu đã hiểu tư hữu là gì, chúng ta đều nhận thấy chế độ này không vì cộng động mà hướng hoàn toàn đến lợi ích riêng tư. Vì thế đối với xã hội, tư hữu không có sự đóng góp và thậm chí còn gây ra những ảnh hưởng lớn cho sự phát triển chung của xã hội. Vậy thì bạn có tò mò vì sao một giá trị không đem lại điều tốt đẹp như thế lại được hình thành và tồn tại? Những dòng chia sẻ ngay sau đây sẽ đem tới cho bạn lời đáp hoàn hảo nhất.
Nguyên nhân thứ nhất đến từ sự dư thừa của cải hình thành nên tư hữu. Cơ chế này rất dễ hiểu, lý giải từ nguồn gốc xuất hiện tư hữu đó là thời kỳ xã hội nguyên thủy, con người lấy giá trị bình đẳng, công bằng làm nguyên tắc vàng do lối sống tập thể cộng đồng, dựa vào nhau để tồn tại. Chính quá trình hỗ trợ lẫn nhau này dẫn tới việc tạo ra của cải dư thừa. Số đó không được đem chia đều cho cộng đồng mà thường được thu về tay của những người đứng đầu như tù trưởng, tộc trưởng, thủ lĩnh và bô lão quân sự.
Trong khi công sức lao động được đóng góp chung như nhau thúc đẩy tăng gia sản xuất làm cho của cải được tạo ra ngày một nhiều lên. Những người được cử nắm giữ vai trò của người chỉ huy công việc chung trong thị tộc lợi dụng chức vị đảm đương để giữ riêng về mình một phần của cải, tài sản chung đó.
Việc tích lũy này để lại hệ quả rõ rệt đó là phân chia giàu nghèo. Vì có của cải nhiều cho nên các thị tộc không giết những tên tù binh bại trận mà thay vào đó sẽ giữ lại để làm nô lệ phục vụ các công việc lao động trong tộc.
Vẫn với cơ chế tư hữu, đến cả những người lao động chung đó cũng bị chiếm làm “của riêng”. Ban đầu, nô lệ tù binh sẽ làm việc cho toàn bộ tộc nhưng một số thành phần có uy tín, có chức phận đã lợi dụng điều này để chiếm tù binh trở thành tay sai của riêng mình. Khi đó, những tay nô lệ đã bị đưa vào làm trong những gia đình quan lại, quý tộc
Tác hại lớn nhất của chế độ tư hữu đó chính là làm biến đổi bản chất, cơ chế của xã hội nguyên thủy. Cụ thể, những thay đổi này được thể hiện qua những đổ vỡ hay các biến đổi về bản chất như sau:
- Mối quan hệ cộng đồng thân tộc hoàn toàn bị phá vỡ
- Trong gia đình, các mối quan hệ cũng biến đổi rõ rệt. kiểu gia đình mẫu hệ bị thay đổi bởi gia đình phụ hệ.
- Lao động ở từng gia đình đã phân chia nên khác biệt với nhau. Không còn chế độ làm chung hưởng chung một cách công bằng nữa, do đó gia đình có nhiều lao động thì sẽ có nhiều cửa cải và ngược lại. Bên cạnh đó, người có chức quyền sẽ giữ nhiều của cải dư thừa của xã hội nên dẫn tạo ra sự phân biệt giàu nghèo, kéo theo đó xã hội cũng bắt đầu phân chia giai cấp.
- Kiểu xã hội bộ lạc, thị tộc với lối sinh hoạt cộng đồng, tôn sùng nguyên tắc công bằng đã bị phá vỡ hoàn toàn. Mọi người gia nhập một xã hội bắt đầu phân biệt thành phần giai cấp, đó là xã hội cổ xưa .
Đến nay, chế độ tư hữu vẫn còn tồn tại. Vậy bạn có nhận diện được bóng dáng của chế độ này hay không và đối với xã hội hiện đại, chế độ tư hữu có sự ảnh hưởng như thế nào đến đời sống kinh tế, xã hội? Những vấn đề xoay quanh tư hữu đã được pháp luật phân tích rõ ràng và đưa ra những cơ sở xác đáng. Cùng tìm hiểu về chế độ này ở thời đại chúng ta đang sống nhé.
Theo lý thuyết được xây dựng ở nền tảng xã hội học và kinh tế học thì thuật ngữ tư liệu sản xuất được định nghĩa là các yếu tố đầu vào để phục vụ mục đích sản xuất sản phẩm mang giá trị cao, đem lại lợi ích kinh tế lớn. Theo đó, tư liệu được nhận định là nguyên liệu, là công cụ lao động, là lực lượng sản xuất, tài nguyên từ tự nhiên, vốn đầu tư của nhà nước.
Còn trong nông nghiệp, tư liệu sản xuất chính là công cụ làm nông như cuốc xẻng, là đất đai. Ở phạm vi xã hội khác, tư liệu sản xuất được nhận diện khác nhau. Tương tự vậy, ở xã hội công nghiệp thì tư liệu chính là nhà máy, là hầm mỏ; xã hội tri thức cơ nguồn tư liệu sản xuất chính là văn phòng và máy tính.
Các tư liệu này đều có quyền sở hữu. Quyền này có giá trị quan trọng để phân loại ra những hệ thống kinh tế riêng biệt. Đối với nền kinh tế học cổ điển lại xác định khái niệm tư liệu sản xuất theo một cách khác, chúng chỉ là những yếu tố sản xuất mà không gồm con người hay vốn.
Chủ nghĩa Mác đưa ra quan điểm rằng việc xóa bỏ đi chế độ tư hữu là một việc cực kỳ hệ trọng. C.Mác là người đã thẳng thắn, mạnh dạn đứng lên để chỉ ra “tội lỗi” lớn của chế độ tư hữu buộc phải xóa bỏ nó. Ông đã nêu quan điểm của mình trong Bản thảo kinh tế - triết học (1844) rằng chế độ tư hữu làm cho người ta trở nên tha hóa. Khi ở trong xã hội tư bản chủ nghĩa, tư hữu làm cho giá trị của người lao động chẳng khác nào máy móc, không thể phát huy hơn nữa sức mạnh tiềm ẩn ở bên trong.
Quyền tư hữu cũng có vai trò nhất định đối với sự phát triển kinh tế, điều này được khẳng định bởi những nhà kinh tế học cổ điển nổi tiếng như Karl Marx và Adam Smith. Nếu có thể thực thi quyền tư hữu một cách bài bản thì có thể tạo nên động lực lớn để mỗi người lao động đều có tinh thần tích cực tham gia hoạt động kinh tế, xây dựng nên thị trường sôi động, hiệu quả.
Đến đây, bài viết đã chỉ rõ tư hữu là gì kèm theo rất nhiều thông tin hữu ích về tư hữu, chế độ tư hữu. Đây không chỉ đơn giản là kiến thức lịch sử mà nó còn là thông tin quan trọng trong nền kinh tế mọi thời. Nắm chắc về tư hữu sẽ đem lại cho bạn cơ hội tận dụng những mặt tích cực của nó để thúc đẩy phát triển kinh tế.
Tìm hiểu về kinh tế tư nhân
Khám phá kinh tế tư nhân là gì qua bài viết này nếu như bạn đang có ý định phát triển hoạt động kinh doanh cá nhân. Qua đó, bạn cũng nắm bắt được những nguyên tắc vàng để xây dựng một nền kinh tế tư nhân bền vững. Bài viết sau đây là những nội dung hữu ích bạn nên tìm hiểu để nắm được bản chất của nền kinh tế tư nhân, phục vụ cho kế hoạch phát triển kinh tế sắp tới.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc