Tác giả: Nguyễn Thị Thu Huyền
Lần cập nhật gần nhất: ngày 02 tháng 08 năm 2024
Khi nhìn vào những doanh nghiệp, chắc hẳn ai cũng suy nghĩ xem rằng liệu doanh thu của họ là bao nhiêu và họ đang sở hữu bao nhiêu tài sản. Tài sản của doanh nghiệp là một trong những yếu tố tiền đề quyết định và định hướng sự phát triển cho một doanh nghiệp. Vậy tổng tài sản của doanh nghiệp là gì? Người ta có thể phân chia khối tổng giá trị đó như thế nào? Hãy cùng timviec365.vn làm rõ thông qua bài viết dưới đây nhé.
Chắc hẳn mỗi chúng ta từ khi sinh ra đến nay đã rất nhiều lần nghe đến hai từ tài sản. Mọi người thường hay suy nghĩ đơn giản rằng tài sản thì là tiền, là đồ vật có giá trị mà chúng ta đang có. Vậy điều này với một doanh nghiệp có đúng hay không? Tài sản doanh nghiệp là những giá trị vật chất, là những tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp, quyền sử dụng hợp pháp được doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh, hoạt động duy trì. Tài sản của doanh nghiệp có thể là tiền mặt, hàng hóa, vật tư, trụ sở, máy móc, trang thiết bị, nguyên vật liệu, thương hiệu, thông tin mạng lưới về khách hàng,... Những giá trị mà tài sản này đem lại là doanh thu, quyền sở hữu và nó có hai thể trạng là vô hình và hữu hình.
Ngoài ra còn các khác khái niệm khác khi nhắc đến tài sản của doanh nghiệp, có thể kể đến như tài sản cố định, lưu động và lưu thông. Tất cả đều được hình thành từ việc đầu tư ban đầu, quá trình tích lũy tài sản trong hoạt động duy trì và kinh doanh. Nắm rõ được điều này sẽ giúp chúng ta hiểu hơn và có những cách thức để quản lý tài sản một cách hiệu quả và phù hợp hơn trong tương lai.
Hiểu một cách đơn giản thì tổng tài sản của một doanh nghiệp chính là toàn bộ những tài sản mà doanh nghiệp đó nắm giữ và có quyền sở hữu, sử dụng. Tổng khối giá trị đó sẽ được biểu hiện dưới nhiều trạng thái, hình thái về vật chất khác nhau mà qua quá trình sử dụng, doanh nghiệp sẽ tạo ra được những giá trị nối tiếp. Tiền bạc, máy móc, hàng hóa ,vật tư, nhân sự, khách hàng, bằng sáng chế, thương hiệu,... đều là những giá trị nằm trong khối tài sản đó.
Câu hỏi được đặt ra là trong quá trình quản lý, sử dụng khối tổng tài sản đó trong hoạt động thì doanh nghiệp sẽ chia nó ra làm những phần nào để có thể phân biệt rõ ràng để từ đó có được những phương pháp quản lý hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển của mình. Trong xã hội hiện nay, các doanh nghiệp đều ngầm hiểu rằng tổng tài sản sẽ bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Hai khái niệm này được hình thành dựa vào việc theo dõi thời gian đầu tư, quá trình sử dụng và thời điểm họ thu hồi tài sản.
Nghe cái tên thôi chắc bạn đọc cũng đủ để thấy về thời hạn sử dụng giá trị của loại tài sản này. Đúng vậy, những tài sản ngắn hạn trong một doanh nghiệp chỉ có thời hạn sử dụng trung bình từ 1 năm hoặc sau một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản ngắn hạn có giá trị sử dụng thấp, thường được doanh nghiệp đưa vào để thực hiện mục đích sản xuất, lưu thông cho những kế hoạch đầu tư ngắn hạn. Tài sản ngắn hạn được sử dụng để đảm bảo khả năng thanh toán, sinh lãi, hạn chế việc lãng phí chi phí sau những quá trình luân chuyển.
Những tài sản cụ thể được doanh nghiệp xếp loại vào khối tài sản ngắn hạn có thể kể đến như tiền mặt, những tài sản có giá trị tương đương tiền mặt, các khoản đầu tư tài chính trong thời gian ngắn, các khoản mà doanh nghiệp phải thu ngắn hạn, hành hóa, nguyên liệu tồn kho và các loại tài sản có giá trị sử dụng trong thời gian ngắn khác. Về tiền mặt và những giá trị tương đương tiền, đó là những tiền gửi của doanh nghiệp ở ngân hàng, là tiền mặt dưới dạng tiền Việt hoặc tiền nước ngoài, tiền đang được luân chuyển và tiền ở dưới dạng tương đương có giá trị như vàng, bạc, đá quý,... Những tài sản ngắn hạn còn được hữu hình dưới dạng tiền đầu tư hay nói cách khác là các khoản đầu tư trong thời gian ngắn như đầu tư chứng khoán, cho vay ngắn hạn, đầu tư khác,... mà doanh nghiệp sử dụng với mục đích sinh lời, có thể thu lại lợi nhuận trong thời gian ngắn.
Tiếp theo là các khoản phải thu ngắn hạn, đó chính là một phần tài sản mà doanh nghiệp đang bị đơn vị hoặc cá nhân nào đó chiếm dụng. Hiểu đơn giản thì đây là những khoản mà doanh nghiệp chưa thu hồi được từ những bên liên quan có thể kể đến như việc thu hồi các khoản từ khách hàng, các khoản sử dụng để trả trước cho người bán và cung cấp hàng hóa, vật liệu, các khoản thu trong nội bộ doanh nghiệp,... Đối với hình thái tài sản này thì doanh nghiệp cần có nghĩa vụ và trách nhiệm để thu hồi về trong thời gian ngắn.
Không chỉ hiện hữu dưới dạng tiền mà tài sản ngắn hạn còn hiện hữu khi đó chính là những hàng hóa tồn kho đang chờ bán, nguyên vật liệu để sản xuất,... Đây là những tài sản được các doanh nghiệp quan tâm số một và nó chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng khối giá trị tài sản mà một doanh nghiệp đang có. Ngoài ra tài sản hữu hạn còn ở dưới các dạng khác như tiền doanh nghiệp sử dụng khi cầm cố, tạm ứng, ký quỹ, ký cược và các khoản chi phí trả trước trong thời gian ngắn.
Dĩ nhiên, khi nhắc đến tên này, đó là các loại tài sản có thời hạn sử dụng khác nhau so với những tài sản ngắn hạn mà chúng tôi đã đề cập. Tài sản dài hạn là những giá trị vật chất có thời gian sử dụng, thu hồi, luân chuyển nhiều hơn 1 năm hoặc có thể sử dụng trong rất nhiều chu kỳ kinh doanh của một doanh nghiệp. Đây là những tài sản có giá trị ít bị thay đổi hoặc xê dịch trong quá trình kinh doanh.
Trong một doanh nghiệp thi những tài sản này sẽ được tồn tại bao gồm như các tài sản cố định, các khoản đầu tư cho mục đích tài chính, những khoản phải thu trong thời gian dài, những khoản bất động sản đầu tư và những khoản khác,... Các tài sản cố định dài hạn của doanh nghiệp được chia làm hai loại là tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình. Tài sản cố định hữu hình là những tài sản tham gia vào rất nhiều chu kì hoạt động của doanh nghiệp nhưng vẫn giữ nguyên được giá trị sử dụng có thể kể đến trực tiếp như nhà cửa, trụ sở doanh nghiệp, phương tiện đi lại, thiết bị, máy móc,... Tài sản cố định vô hình là những tài sản không mang hình thái vật chất nhìn thấy được có thể kể đến cụ thể như giá trị thương hiệu, quyền sáng chế, bản quyền sản phẩm, quyền sử dụng đất đai,...
Các khoản mà doanh nghiệp phải thu trong thời gian dài là những tài sản hợp pháp của doanh nghiệp nhưng đang tạm thời bị các bên liên quan chiếm giữ và có kỳ hạn phải thu hồi là trên 1 năm. Những khoản phải thu dài hạn này có thể kể đến như những khoản thu từ khách hàng, chi phí nội bộ ,vốn để đầu tư kinh doanh, các khoản thu về cho vay,... Tất cả những khoản này doanh nghiệp đều có trách nhiệm phải thu lại trong một thời gian dài. Bên cạnh các khoản phải thu thì còn có các nguồn đầu tư tài chính với mục đích lâu dài như đầu tư vào các doanh nghiệp nhỏ hơn, doanh nghiệp liên kết, đầu tư chứng khoán lâu dài,... tất cả được được sử dụng với mục đích sinh lời và được kéo dài trên 1 năm.
Một tài sản nữa của doanh nghiệp có thể đến từ bất động sản khi doanh nghiệp sở hữu nhà đất và cho thuê hoặc chờ đợi chúng tăng giá và bán. Đây là những bất động sản đầu tư và nó khác với tài sản cố định vì mục đích sử dụng của chúng là khác nhau. Cuối cùng là các tài sản dài hạn khác như các chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí xây dựng dài hạn, chi phí trả trước, các khoản ký cược, ký quỹ trong một thời gian dài,...
Xem thêm: Quy định về sửa chữa tài sản – bảo dưỡng tài sản công
Có thể nói tất cả những tài sản từ hữu hình cho đến vô hình, ngắn hạn hay dài hạn thì cũng đều đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển lâu dài trong bất cứ một doanh nghiệp nào. Mỗi loại tài sản sẽ tham gia vào quá trình vận hành, kinh doanh nhất định để thực hiện một mục đích mà doanh nghiệp nào cũng hướng tới đó là gia tăng khối tài sản tổng đó. Việc này đòi hỏi những người kế toán, quản lý tài chính, người lãnh đạo vạch ra hướng phát triển trong doanh nghiệp phải thực sự tỉnh táo và quản lý rõ ràng. Mặt khác chúng còn góp phần khẳng định vị thế của một doanh nghiệp. Sẽ là dễ hiểu nếu như một doanh nghiệp có khối tài sản tổng lớn và vững mạnh đương nhiên sẽ trở nên uy tín hơn bao giờ hết.
Bài viết trên là toàn bộ những chia sẻ của chúng tôi về thắc mắc tổng tài sản của doanh nghiệp là gì? Sau khi bạn đã hiểu rõ, chúng tôi hy vọng bạn sẽ tìm ra một hướng đi cụ thể để có thể quản lý tài chính, tài sản không chỉ của tổ chức mà cả của cá nhân một cách hiệu quả nhất.
Cách để quản lý tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp
Quản lý tài sản trí tuệ là điều mà đang được tất cả các doanh nghiệp quan tâm và tìm hiểu. Hãy truy cập ngay vào bài viết sau để có thêm cho mình những thông tin bổ ích nhé.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc