Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Vải đen gọi là gì? Vải đen được sử dụng thế nào trong đời sống?

Tác giả: Phạm Hà

Lần cập nhật gần nhất: ngày 31 tháng 03 năm 2023

Theo dõi timviec365 tại google new

Vải đen là một loại vải có sức cuốn hút riêng và luôn được các nhà thiết kế thời trang lựa chọn trong buổi trình diễn của mình. Vậy vải đen gọi là gì? Vải đen có những ưu và nhược điểm nào? Hãy để timviec365.vn giải nghĩa giúp các bạn trong bài viết sau!

1. Vải đen gọi là gì? Sự hình thành vải đen tại Việt Nam

1.1. Vải đen được gọi là gì?

Vải đen còn được biết đến với cái tên vải thâm. Loại vải này được làm từ các loại sợi có nguồn gốc từ thiên nhiên hay sợi tổng hợp được nhuộm bằng thuốc có màu đen. Ngoài ra, do loại vải này có các bụi bẩn bám trên bề mặt vải và khó được làm sạch nên từ đó, cái tên vải thâm được ra đời.

Vải đen được gọi là gì
Vải đen được gọi là gì?

1.2. Vải đen được hình thành như thế nào?

Theo các cuốn ghi chép lịch sử về nghề nhuộm vải ngày xưa của nước ta, nghề nhuộm vải đen đã được tồn tại gần 2.000 năm và có xuất xứ ở Huê Câu, Xuân Cầu.

Ngày xưa, vải đen sẽ được nhuộm từ củ nâu đun với nước lá sòi. Đây là một loại lá thuộc cây thân gỗ mọc hoang. Ở một số nơi khác, họ sẽ dùng lá bàng, hạt dền rồi dùng bùn trát kín vài lần để nhuộm vải. Sau khi nhuộm xong, vải đen sẽ không bị phai, tấm vải cực bền và dai, mặc vào không có cảm giác bị nóng, bí bách.

Ngoài việc thực hiện theo cách trên, người xưa còn nhuộm vải bằng củ nâu nhưng thái lát mỏng, sau đó giã nát. Toàn bộ nguyên liệu này sẽ được ngâm vào vại hơn chục ngày cho nổi bọt rồi mang ra lọc lấy nước. Khi chuẩn bị tiến hành nhuộm sẽ cho một chút nước vôi trong. Những người thợ dệt sẽ dùng nước này nhuộm nhiều lần trên vải, lúc đầu sợi vải sẽ có màu nâu non, sau đó sẽ ra màu sẫm hơn. Cuối cùng, chúng ta thu được vải nhuộm đen.

Từ xa xưa, người ta vẫn thích dùng loại vải đen vì nó có màu tối, khó nhìn những vết bẩn. Những người con gái chưa chồng sẽ mặc trang phục có màu nâu non, còn người lớn tuổi sẽ mặc có màu nâu sẫm hơn.

2. Vải đen có những đặc điểm nào?

2.1. Ưu điểm của loại vải đen

Vải đen được nhiều người ưa chuộng bởi những đặc điểm sau:

Thường kết hợp với các gam màu khác do vải đen thường dễ phối màu.

Các đồ nội thất, trang trí trong nhà thường có màu đen để tạo cảm giác sang trọng, hợp với nhiều kiểu không gian phòng.

Có độ che phủ cực tốt, ít tạo cảm giác bám bẩn hơn so với các loại vải khác, nhất là đối với những loại vải khác màu. Do vậy, khi thảm trải bàn, khăn lót sàn hay quần áo nếu bị bám chất bẩn như màu sơn, tương cà, nhựa cây,... sẽ ít khi bị lộ rõ.

Vải đen dễ phối màu
Vải đen dễ phối màu

2.2. Nhược điểm của loại vải đen

Bên cạnh những ưu điểm trên, vải đen còn có nhược điểm như:

Vải đen có khả năng hấp thụ nhiệt cao do chất màu này có bước sóng dài, nên tăng khả năng hấp thụ nhiệt từ bên ngoài. Các bạn cần chú ý không lựa chọn trang phục có gam màu này vào những ngày có ánh nắng gắt khi ra đường.

Vải đen thường rất dễ bị bạc màu hay phai màu trong quá trình giặt hay phơi dưới nắng gắt. Do vậy, chúng ta cần chú ý bảo quản thật kỹ để tránh làm quần áo mau hỏng.

3. Ứng dụng của vải đen trong đời sống

3.1. Sử dụng để thiết kế thời trang

Các nhà thiết kế thời trang trên thế giới rất ưa chuộng loại vải này để làm nên các bộ đồ cá tính, sang trọng nhưng không kém phần quyến rũ. Đây cũng là lý do khiến loại vải này được ưa chuộng nhất hiện nay, phù hợp với mọi lứa tuổi. Loại vải đen này thường được dùng để may các trang phục, phụ kiện sau:

May quần áo: áo thun, áo sơ mi, quần thể thao, quần legging,…

Bộ đồ ngủ: các bộ đồ, đầm ngủ đem lại cảm giác thoải mái, dễ chịu.

Váy, đầm: các chị em phụ nữ có thể lựa chọn các loại váy như váy chữ A, váy ôm, váy tennis, váy đầm dạ hội,…

Giày, dép: những chiếc giày, dép, sandal được sử dụng chất vải màu đen để đáp ứng nhu cầu từ khách hàng. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần chú ý trong việc bảo quản để giày dép không bị bạc màu hay bám bụi.

Túi xách, balo: các loại túi xách, balo cũng thường được các nhà sản xuất làm từ chất liệu vải đen để dễ phối đồ, hợp với nhu cầu của nhiều khách hàng. Một số loài túi xách, balo phổ biến như túi bao tử, túi đeo chéo, balo thể thao,…

3.2. Phục vụ quay phim chụp ảnh

Các nhiếp ảnh gia, nhà thiết kế thường sử dụng phông nền màu đen trong quá trình quay phim, chụp ảnh. Nguyên nhân là bởi vải đen thường khá dày, ánh sáng khó lọt vào được, không lo bị phản quang.

Vải đen được dùng làm phông chụp ảnh
Vải đen được dùng làm phông chụp ảnh

3.3. Đời sống hàng ngày

Trong đời sống hàng ngày, vải đen cũng được ứng dụng ở các đồ gia dụng, đồ nội thất. Với đồ nội thất, các ngôi nhà sẽ trở nên sang trọng do rèm cửa, ga giường, bọc ghế, thảm có màu đen sẽ tạo nên điểm nhấn trong căn phòng, dễ phối màu sắc của nhiều vật dụng. Còn đối với đồ gia dụng, vải đen sẽ giúp tránh lộ vết bẩn, tạo cảm giác sạch sẽ.

Đồ nội thất màu đen tạo sự sang trọng
Đồ nội thất màu đen tạo sự sang trọng

4. Có những loại vải đen nào trên thị trường?

4.1. Vải đen bằng sợi cotton

Các sợi vải cotton đen được làm từ các nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên nên mang nhiều ưu điểm trong quá trình sử dụng. Do chúng được nhuộm màu đen nên được gọi là vải đen cotton. Loại vải này có độ bền cực cao, chất vải mềm mịn, có khả năng thấm hút mồ hôi, không gây kích ứng da, giặt rất mau khô và có độ co giãn cực kỳ tốt.

Thông thường, vải đen cotton sẽ được ưu tiên để may các trang phục áo thun cao cấp, áo đồng phục hay áo nhóm. Không chỉ vậy, vải đen cotton còn được sử dụng để may các loại trang phục hàng ngày. Đặc biệt, nó còn được dùng để may các bộ đồ chống cháy, quần áo lót, trang phục trẻ em,...

Xem thêm: Vải cotton là vải gì? Tìm hiểu về ưu nhược điểm của vải cotton

4.2. Vải đen bằng sợi cotton pha

Vải đen cotton pha là một loại vải có sự pha trộn của nhiều chất liệu khác nhau. Thành phần chính của loại vải này bao gồm các sợi cotton tự nhiên pha với vải lanh, sợi vải nhân tạo,… Vải đen cotton pha bị phụ thuộc bởi tỷ lệ pha trộn giữa các nguyên liệu vải khác nhau.

Khi chất liệu cotton pha với vải polyester hoặc rayon sẽ mang theo những ưu điểm của cả 2 thành phần vải này và có độ bóng, màu sắc cực kỳ đẹp. Trong trường hợp vải cotton pha với vải lanh sẽ làm nên một loại cotton mỏng, nhẹ có độ thoáng khí tốt.

Thông thường, vải cotton pha sẽ được các nhà thiết kế dùng làm nên áo thun, áo sơ mi hay quần áo đồng phục. Đặc biệt, vải cotton pha thường có giá thành rẻ nên phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng khác nhau.

Vải đen cotton pha đem lại sự dễ chịu
Vải đen cotton pha đem lại sự dễ chịu

4.3. Vải đen từ chất liệu PE

Đây là một loại vải màu đen được làm từ 100% nguyên liệu polyester. Loại vải này nổi bật ở giá thành rẻ, có độ rũ, mềm mịn và đàn hồi khá tốt. Vải đen bằng PE rất phù hợp để may các bộ đồ thể thao do nó không nhăn nheo, nhanh khô, không bám bẩn.

Không chỉ vậy, vải đen PE còn được dùng để may váy dạ hội, quần áo công sở, bộ đồ vest hay đồ bơi. Đặc biệt, vải đen PE rất phù hợp để thiết kế quần âu, rất bền chắc, tạo dáng đẹp ở nhiều lứa tuổi khác nhau.

4.4. Vải đen bằng sợi poly

Vải đen Poly được làm bằng các loại sợi tổng hợp như polyester, sợi nylon. Điểm nổi bật của loại vải này là không bị nhăn, có độ trơn bóng, không có lông và có độ bền màu cực kỳ cao. Loại vải này được ứng dụng để may nhiều bộ đồ thời trang cao cấp, áo khoác gió hay áo bảo hộ.

Điều thú vị là bạn có thể giặt giũ vải đen poly thoải mái mà không lo bị nhăn nhúm hay giãn cấu trúc sợi vải. Cũng bởi ưu điểm này mà vải đen bằng sợi poly thường được dùng để may đồng phục học đường, chăn ga gối đệm cao cấp hay bộ đồ nhóm.

Vải đen Poly trong một lễ tốt nghiệp
Vải đen Poly trong một lễ tốt nghiệp

Như vậy, timviec365.vn đã cho chúng ta hiểu vải đen gọi là gì và ứng dụng của vải đen trong đời sống. Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào, các bạn hãy để lại bình luận bên dưới. Chúng tôi sẽ giải thích cặn kẽ cho các bản ở các bài viết lần sau.

Chất vải Umi là chất vải gì? Những đặc tính nổi bật của vải Umi

Vải Umi là một trong những chất liệu rất được ưa chuộng trong ngành thời trang. Nó đem lại cho chúng ta sự thoáng mát, dễ chịu và thấm hút mồ hôi rất tốt. Cùng tìm hiểu thêm đặc tính của chất vải Umi trong bài viết sau!

Chất vải Umi là chất vải gì

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý