Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Chức năng và vai trò của chất béo là gì đối với cơ thể người

Tác giả: Trương Văn Trắc

Lần cập nhật gần nhất: ngày 24 tháng 07 năm 2023

Theo dõi timviec365 tại google new

1. Tùng

2. Kiên

3. My

4. Phương Anh

5. Miền Nam

6. Miền Trung

7. Miền Bắc

Mọi người đều biết rằng dung nạp nhiều cholesterol và chất béo có thể tạo ra phản ứng xấu cho cơ thể, dẫn đến nhiều căn bệnh khác nhau. Tuy nhiên, cơ thể mỗi người vẫn cần có một lượng chất béo để duy trì hoạt động và tự con người không thể tạo ra chúng. Vậy vai trò của chất béo là gì và làm cách nào để tạo ra một thực đơn ăn uống lành mạnh với chất béo. Hãy cùng làm rõ điều này thông qua bài viết dưới đây.

1. Tầm quan trọng của chất béo đối với cơ thể người

Quá nhiều chất béo trong chế độ ăn uống của bạn, đặc biệt là chất béo bão hòa, có thể làm tăng cholesterol và tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Do đó, nhiều người thường ái ngại khi nhắc đến chất béo trong khẩu phần ăn của mình. 

Tuy nhiên, một lượng nhỏ chất béo lại là một phần thiết yếu của chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh. Chất béo là một trong số ba nhóm dinh dưỡng chính trong cơ thể của con người, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, tạo hình tế bào và các mô, điều hòa các chức năng của cơ thể. Trong cơ thể người, chất béo được tạo ra chủ yếu ở gan hoặc được tổng hợp từ nhiều nguồn thức ăn.

Đặc điểm dinh dưỡng của chất béo
Đặc điểm dinh dưỡng của chất béo

Chất béo là nguồn cung cấp các dưỡng chất thiết yếu mà cơ thể không thể tự tổng hợp, giúp cơ thể hấp thụ vitamin A, vitamin D và vitamin E. Những vitamin này hòa tan trong chất béo, có nghĩa là chúng chỉ có thể hấp thụ với sự trợ giúp của chất béo. Bất kỳ chất béo nào không được các tế bào trong cơ thể của bạn sử dụng sẽ biến thành năng lượng và được cơ thể của bạn tiêu thụ. Tương tự như vậy, carbohydrate và protein không được sử dụng cũng sẽ được chuyển hóa thành chất béo trong cơ thể. 

Tất cả các loại chất béo, axit béo đều có nhiều năng lượng. Một gam chất béo (dù là bão hòa hay không bão hòa), sẽ cung cấp cho cơ thể 9kcal (37kJ) năng lượng so với 4kcal (17kJ) của carbohydrate và protein.

Khi chất béo được cân bằng, chúng sẽ giúp cho cơ thể ở trạng thái điều hòa nhiệt độ, cân bằng hormone, đóng góp cho quá trình trao đổi chất, cân bằng lượng đường huyết, tạo ra lớp màng cho tế bào để bảo vệ các tổ chức hoạt động trong cơ thể,...

Vai trò của chất béo
Vai trò của chất béo

2. Chất béo có trong các loại thực phẩm nào?

2.1. Các loại thực phẩm mang chất béo bão hòa

Chất béo bão hòa được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm cả đồ ngọt và đồ mặn. Hầu hết chúng đều đến từ các nguồn động vật, bao gồm thịt và các sản phẩm từ sữa. Ngoài ra, chúng ta còn có thể tìm thấy chất béo ở một số cây thực vật và sản phẩm thực vật, ví dụ như dầu cọ và dầu dừa. 

Các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa có thể kể đến như sau:

- Các loại mỡ, thịt mỡ từ động vật

- Các loại phomai, đặc biệt là phomai cứng

- Các loại kem

- Một số đồ ngọt như bánh kẹo, bánh quy, bỏng ngô, bánh ngọt,...

- Dầu cọ, dầu dừa và kem dừa

Thực phẩm chứa chất béo bão hòa
Thực phẩm chứa chất béo bão hòa

2.2. Các loại thực phẩm mang chất béo không bão hòa

Hầu hết được tìm thấy trong các loại dầu thực vật và cá, chất béo không bão hòa có thể là chất béo không bão hòa đơn hoặc chất béo không bão hòa đa.

Chất béo không bão hòa đơn có thể được tìm ra trong các loại thực phẩm như:

- Dầu ô liu, dầu hạt cải

- Bơ

- Một số loại hạt, chẳng hạn như hạt hạnh nhân, hạt đậu phộng

Có hai loại chất béo không bão hòa đa chính là omega-3 và omega-6.  Cơ thể của con người không thể tự tạo ra omega-3 và omega-6, do đó, chúng ta phải cung cấp chúng từ chế độ ăn uống của mình. 

Chất béo omega 6 được tìm thấy trong 1 số loại dầu thực vật, chẳng hạn như: Hạt cải dầu, ngô, hướng dương

Các loại hạt có lượng omega-6 cao hơn gồm: Quả óc chó, quả hạnh, hạt điều

Chất béo omega-3 được tìm thấy trong dầu cá, chẳng hạn như: Cá sấu, cá trích, cá mòi, cá hồi, cá thu

Thực phẩm chứa chất béo không bão hòa
Thực phẩm chứa chất béo không bão hòa

Mọi người nên có đủ omega-6 trong khẩu phần ăn nhưng vẫn nên bổ sung omega-3 bằng cách ăn ít nhất 2 phần cá mỗi tuần, đặc biệt là cá có dầu. Nguồn axit béo omega-3 thích hợp cho người ăn chay bao gồm dầu hạt lanh (linseed), dầu hạt cải, quả óc chó và trứng giàu omega-3

3. Một vài phương thức giúp kiểm soát lượng chất béo trong cơ thể

Để kiểm soát tốt lượng chất béo trong cơ thể, mỗi người chúng ta cần tăng cường vận động. Vận động giúp cho các chức năng của cơ thể được hoạt động tốt hơn, giúp giảm mỡ dư thừa trong cơ thể, đốt cháy calo. Các loại mỡ thừa hay chất béo dư thừa có thể dẫn đến nhiều căn bệnh như đái tháo đường, bệnh tim, đột quỵ, ung thư,... Do đó, việc vận động sẽ hỗ trợ rất nhiều tới sức khỏe, giúp cải thiện và cân bằng lượng chất béo có trong cơ thể người.

Tập thể dụng thường xuyên giúp cân bằng lượng chất béo trong cơ thể
Tập thể dụng thường xuyên giúp cân bằng lượng chất béo trong cơ thể

Đồng thời, cần hạn chế các loại chất béo bão hòa trong cơ thể, tăng cường sử dụng các loại chất béo không bão hòa giúp cho khẩu phần ăn trở nên lành mạnh hơn.  Cũng nên hạn chế các loại đồ uống có cồn như bia, rượu,... bởi chúng rất dễ khiến vùng mỡ bị tích tụ, tăng lượng calo trong cơ thể.

Ngoài ra, mỗi người cần ngủ đủ từ 7-9 tiếng mỗi ngày để hoạt động trao đổi chất vào ban đêm diễn ra không bị gián đoạn. Điều này cũng có thể làm hạn chế lượng mỡ thừa của cơ thể.

Xem thêm: Giấc ngủ quan trọng như thế nào đối với sự nghiệp của bạn?

4. Lưu ý khi sử dụng chất béo

Cholesterol là một loại chất béo chủ yếu được tạo ra bởi cơ thể từ trong gan hoặc có thể được dung nạp từ bên ngoài vào cơ thể. Đây là phần chất béo thiết yếu mà tế bào của con người cần đến để hoạt động và chúng không hoàn toàn là chất có hại. Cholesterol được vận hành trong máu nhờ vào lipoprotein với hai loại là lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) - loại cholesterol xấu và lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) - loại cholesterol tốt. Nếu như ăn quá nhiều các thực phẩm chứa chất béo bão hòa có thể sẽ làm tăng lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) trong máu của bạn. Điều này có thể làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, dẫn đến tình trạng đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Các bác sĩ thường khuyến cáo cho khẩu phần ăn của mỗi người: Nam giới không nên ăn 30g chất béo bão hòa mỗi ngày, nữ giới không nên ăn quá 20g chất béo bão hòa mỗi ngày và trẻ em nên ăn theo lượng ít hơn để đảm bảo sức khỏe. Thực phẩm chứa chất béo không bão hòa đa cũng có thể làm giảm mức LDL xấu trong máu của bạn.

Lưu ý khi sử dụng chất béo
Lưu ý khi sử dụng chất béo

Nếu trong trường hợp bạn muốn giảm nguy cơ mắc bệnh tim, lời khuyên cho bạn đó là nên giảm mức chất béo tổng thể và chuyển hóa khẩu phần ăn của bạn từ các loại chất béo bão hòa sang các loại chất béo không bão hòa. 

Đối với người cao tuổi, nên cung cấp thật nhiều lượng chất béo không bão hòa và hạn chế tối đa việc sử dụng chất béo bắt nguồn từ thịt động vật như thịt lợn, thịt bò, thịt gà,... Người ở độ tuổi này cũng nên hạn chế các loại thức ăn đóng hộp, thức ăn có sẵn trên thị trường có sử dụng axit béo nhân tạo. Bởi sức khỏe của nhóm tuổi này rất nhạy cảm và hệ miễn dịch dễ bị tấn công khi các thành phần trong cơ thể mất cân bằng.

Tóm lại, chất béo là thành phần không thể thiếu đối với hoạt động của cơ thể người. Tuy nhiên, việc dư thừa chất béo cũng sẽ có nguy cơ khiến cho cơ thể phải đối mặt với nhiều căn bệnh khó lường. Hy vọng rằng timviec365 đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin cần thiết về chất béo, để bạn đọc có thể hiểu hơn vai trò của chất béo là gì đối với con người và làm cách nào để cân bằng lượng chất béo trong cơ thể.

Chế độ ăn Das là gì? Phương pháp ăn kiêng nào giảm cân hiệu quả?

Ngày nay, con người ngày càng chú ý nhiều hơn tới dáng vóc và hình thể. Nhiều người gặp tình trạng thừa cân luôn mong muốn tìm đến những phương pháp ăn kiêng, giảm cân, giảm mỡ nhanh chóng, hiệu quả. Phương pháp Das ra đời là công thức tối ưu giúp mọi người hiện thực hóa mong muốn này. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê những công dụng tuyệt vời của chế độ ăn Das và cách triển khai phương pháp ăn này hiệu quả.

Chế độ ăn Das là gì

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý