Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Vạn lý trường thành - Kỳ quan vĩ đại gây tranh cãi của Trung Quốc

Tác giả: Lại Trang

Lần cập nhật gần nhất: ngày 16 tháng 06 năm 2021

Theo dõi timviec365 tại google new

Nhắc đến những kỳ quan vĩ đại của nhân loại, bên cạnh Kim Tự Tháp, Vườn treo Babylon hay tượng thần mặt trời ở Rhodes...sẽ là một thiếu sót lớn, nếu chúng ta không nhắc đến Vạn Lý trường thành - bức tường dài vạn dặm được xây dựng bởi xương máu của nhân dân Trung Quốc qua hàng thế kỷ. Với thiết kế quanh co ôm trọn lấy những con dốc thẳng đứng bao quanh lãnh thổ Trung Quốc đại lục, Vạn Lý trường thành tạo nên khung cảnh hùng vĩ, thơ mộng và trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn của đông đảo các tín đồ du lịch trên thế giới. Nhưng cùng với đó, công trình kiến trúc nhân tạo gây tranh cãi này còn hấp dẫn người nghe bởi những câu chuyện bí ẩn, rùng rợn xoay quanh quá trình xây dựng. Nếu bạn tò mò, hãy cùng khám phá cụ thể hơn trong bài viết dưới đây của Lại Trang nhé. 

1. Đôi nét về Vạn lý trường thành - biểu tượng của nền văn minh Trung Hoa

Vạn lý trường thành có nghĩa là thành dài vạn lý hay tiếng Anh là A great wall of China là một trong những công trình nhân tạo vĩ đại của Trung Quốc. Kỳ quan là tập hợp các bức thành lũy kéo dài hàng ngàn cây số từ Đông sang Tây ôm lấy biên giới Trung Quốc.

Đôi nét về Vạn lý trường thành - biểu tượng của nền văn minh Trung Hoa
Đôi nét về Vạn lý trường thành - biểu tượng của nền văn minh Trung Hoa

Theo nhiều tài liệu về lịch sử, Vạn lý trường thành được xây dựng liên tục từ thế kỷ V TCN đến tận thế kỷ XVI nhằm mục đích ngăn chặn bước tiến của các kỳ phù địch thủ như bộ tộc Hung Nô ở phương Bắc hay các bộ tộc Du Mục của người Mông và người Mãn và bảo vệ sự yên bình cho đế quốc Trung Quốc trong suốt chiều dài lịch sử. Sở hữu chiều dài khoảng trên 13.000 dặm (tương đương với khoảng 21.000 km), hiện nay Vạn lý trường thành vẫn là một trong những công trình vĩ đại nhất do con người xây dựng và nằm trong tốp kỳ quan thế giới được công nhận chính thức bởi UNESCO vào năm 1987. 

2. Quá trình xây dựng của Vạn lý trường thành qua hàng thế kỷ

Phần lớn chúng ta khi nhắc đến những vạn lý trường thành thường chỉ nhắc đến Tần Thủy Hoàng và nhiều nguồn tài liệu mặc định rằng, bước trường thành này được một tay Tần Vương hạ chiếu xây dựng đầu tiên.

Tuy nhiên, trên thực tế thì không phải như vậy. Ngay trong thời Xuân Thu - Chiến Quốc tại Trung Quốc, nghĩa là vào khoảng những thế kỷ 5 TCN, các nước nhỏ tại Trung Nguyên đã bắt đầu xây dựng những đoạn trường thành nhỏ để ngăn vó ngựa của giặc Phương Bắc. Tuy nhiên, phải đến thời thống trị của Tần Thủy Hoàng thì những tuyến phòng thủ rời rạc của các nước này mới được nối lại với nhau và xây dựng thêm.

Sự hình thành và phát triển của Vạn lý trường thành
Sự hình thành và phát triển của Vạn lý trường thành

Các triều đại độc lập tiếp theo ở Trung Quốc như Hán, Tùy, Minh cũng noi gương Thủy Hoàng rót tiền của, xương máu của nhân dân vào việc xây dựng thêm những bức tường vây quanh biên giới và tạo nên cái tên Vạn Lý trường thành.

 Lịch sử hình thành và phát triển của công trình vĩ đại này được chia làm 5 giai đoạn tương ứng với quá trình hưng thịnh của những triều đại xứ Trung. Giai đoạn đầu được các sử gia lấy mốc từ năm 208 TCN thời điểm Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc và ra lệnh ghép nối các bức tường rời rác tại biên giới các cố quốc. Giai đoạn 2 phát triển của bức tường này rơi vào khoảng thế kỷ 1 trước công nguyên trong thời gian cai trị của nhà Hán ở Trung Quốc.

Giai đoạn những bức tường này này được xây dựng với chiều dài khủng tiếp theo rơi vào thời gian tại ngôi của vương triều nhà Tùy vào khoảng thế kỷ VII. Hai giai đoạn tiếp theo để khai sinh ra hình hài của một Vạn lý trường thành như ngày hôm nay chính là thời nhà Nam Tống và kéo dài hết 14 đời vua của nhà Minh (Từ Hồng Vũ đến Vạn Lịch). 

Tuy không phải là người đầu tiên nảy ra ý định xây dựng tường thành song Tần Thủy Hoàng được biết đến là ông vua đặt nền móng quan trọng cho sự phát triển của bức tường thành dài vạn dặm khi dốc hết tâm sức, lực lượng để xây dựng những đoạn tường chính. Những đoạn thành lũy này được nối với nhau bằng đất nện và đá với những ngôi tháp canh ở những khoảng cách tương đối đều nhau. 

Quá trình gây dựng vạn lý trường thành
Quá trình gây dựng vạn lý trường thành

Những đoạn tường thành có điểm cực đông là khu vực Bắc Triều Tiên ngày nay và nằm thiên về khu vực phía Bắc. Tuy nhiên, hiện nay với niên đại khoảng trên 2000 năm, phần lớn đoạn thành lũy sơ khai này đã bị hư hại bởi tác động của ngoại cảnh, chỉ còn vài dấu tích còn sót lại như những ụ đất, đá thấp và dài. 

Những bức tường thành tiếp theo được xây dựng dưới thời nhà Hán và Tùy Quốc với cùng một kiểu thiết kế. Chất liệu kiến tạo những tấm thành lũy này cũng từ đất nên được ghép nối với nhau bằng những tháp canh nhiều tầng. Tuy nhiên dưới sự bào mòn của thời gian, mưa và gió...những bức tường này cũng bị hư hại nhiều và chỉ còn lại những di tích bị hòa lẫn vào phong cảnh thiên nhiên xung quanh. 

Phần lớn những đoạn thành mà du khách tham quan hiện nay được xây dựng dưới thời nhà Minh. Ngót 3 thế kỷ, từ những năm 1368 thời Hồng Vũ đến khoảng 1640 dưới thời Vua Vạn Lịch, ước tính có đến trên 25.000 tháp canh đã được xây dựng dọc theo những bức tường kết hợp với hệ thống liên lạc và phòng ngự kiên cố. Trong giai đoạn này, thành lũy được kiến tạo từ những vật liệu tốt hơn như đá cứng...và với tầm vóc lớn hơn hướng đến mục đích quan trọng là ngăn vó ngựa của những dòng người du mục phương Bắc sang lãnh thổ Trung Nguyên xâm chiếm và cướp bóc của cải. 

Tình trạng hiện nay của Vạn lý Trường thành
Tình trạng hiện nay của Vạn lý Trường thành

Công trình kiến trúc được xây dựng mòn mỏi từ nhiều thế kỷ cũng sở hữu một hình thẻ hoàn hảo với điểm bắt đầu phía Đông là Sơn Hải Quan ở tỉnh Hà Bắc và kéo dài qua đến tận 9 tỉnh và 100 huyện của Trung Quốc rồi kết thúc tại phía Tây Bắc tỉnh Cam túc áp sát biên giới với sa mạc Gobi và những ốc đảo trong khu vực con đường tơ lụa huyền thoại. 

Mặc dù được được tập trung xây dựng với mục đích quân sự, nhưng cuối cùng người Trung Nguyên cũng không thể ngăn được bước tiến của đại quân Mãn vượt tường xâm lược. Theo tương truyền, nhà Minh mất nước là vì một vị phản tướng là Ngô Tam Quế mở hết những cánh cổng ở khu vực Sơn Hải quan tạo đà cho người Mãn tràn vào và chinh phục Trung Quốc mở đầu cho cho thời gian trị vì của nhà Thanh. Dưới triều đại của người Mãn, những bức tường thành gần như “vô dụng” trong các chiến lược quân sự. Tuy nhiên, công trình này vẫn được giữ lại nhằm mục đích ngăn chặn luồng người Hán di cư đến lãnh thổ của người Mãn Châu. Dù cho sau đó, nỗ lực này sau đó bất thành. 

3. Những câu chuyện gây tranh cãi trong quá trình gây dựng và tồn tại của Vạn lý trường thành

Dù được xếp vào tốp những kỳ quan tuyệt đẹp của nhân loại và là một địa điểm du lịch hot hút sự quan tâm của đông đảo những tín đồ du lịch, thế nhưng không ít những tranh cãi không hồi kết vẫn diễn ra trong quá trình xây dựng bức tường thành đến thời điểm mà nó ngự trị trên lãnh thổ Trung Quốc.

Những câu chuyện gây tranh cãi trong quá trình gây dựng và tồn tại của Vạn lý trường thành
Những câu chuyện gây tranh cãi trong quá trình gây dựng và tồn tại của Vạn lý trường thành

 Có thể bạn không biết rằng, để có hình hài như ngày hôm nay, cái tên Vạn Lý trường thành đã thấm đẫm biết bao mồ hôi, nước mắt, là của cải thậm chí là cả máu thịt của con dân Trung Quốc qua các triều đại. Công trình này đã đẩy bao người dân vào cảnh ly tán, khiến hàng nghìn người phải bỏ mạng. Phần lớn họ bị vùi cả thanh xuân, thân xác bởi thiên tai, cướp bóc. Những nấm mồ vô chủ được mai táng ngay bên dưới những bức tường thành được xây cất lên chính là một phần của công trình trác tuyệt này.

Một trong những tranh cãi nảy lửa nhất của những sử gia khi nghiên cứu về quá trình gây dựng Vạn Lý trường thành được dành cho những bức thành được ghép nối lại với nhau dưới thời gian trị vì của Tần Quốc. Ước tính có khoảng trên 300.000 binh lính, vô số tội nhân và các phiến quân, dân nghèo, những nho sĩ không tuân theo lệnh đốt sách của Tần Thủy Hoàng đều phải chịu cảnh làm khổ sai để xây dựng vạn lý trường thành trong những dặm rừng trùng trùng điệp điệp với thú dữ và cướp bóc và khí hậu khắc nghiệt.

 Nhiều người đã bị bỏ mạng bởi không khí giá buốt của mùa đông và mùa hè nóng như thiêu như đốt tại đây. Số lượng người chết không kể xiết, có thể lên đến cả hàng trăm nghìn người trong giai đoạn đầu tiên này đã mang đến cái tên khác cho Vạn Lý trường thành. Đó là “Nghĩa địa dài nhất thế giới”. 

Vạn lý trường thành - Nghĩa địa dài nhất thế giới
Vạn lý trường thành - Nghĩa địa dài nhất thế giới

Nói về những tang thương và đau đớn, chia lìa khi hình thành Vạn lý trường thành, trong huyền thoại xứ Trung có ghi chép lại một câu chuyện liên quan đến nàng nỗi khổ hạnh của Nàng Mạnh Khương - người thiếu phụ có chồng đi phu xây dựng vạn lý trường thành.

Tương truyền rằng “Nàng thương nhớ chồng, đi 10 ngàn dặm đường để thăm chồng bị bắt đi xây thành, đến nơi thì chồng nàng đã chết rồi. Xung quanh chỉ là rừng núi và đá. Không biết kiếm xác chồng ở đâu, nàng tuyệt vọng, khóc mấy ngày mấy đêm, khóc tới nỗi chính cái thành cũng phải mủi lòng, tự động tách ra cho nàng tìm thấy hài cốt chồng”. Biết bao ai oán, nước mắt và lửa hận thù nhà Tần đã được thêu dệt nên từ chính công trình này. 

Một tranh cãi nảy lửa khác xoay quanh câu hỏi “liệu vạn lý trường thành có được nhìn thấy từ vũ trụ bằng mắt thường hay không” xuất hiện giữa các nhà khoa học hiện đại khi bàn về công trình vĩ đại được xây đắp trong khoảng trên 1800 năm này.

Vào khoảng những năm 1938, trong một cuốn sách thứ hai về những kỳ quan của Richard Halliburton đã có nhấn mạnh về sự kiện kỳ quan nhân tạo này là vật duy nhất được nhìn thấy từ Mặt trăng. Điều này gây phấn khích cho tín đồ của công trình này trong một thời gian dài. Theo thời gian, điều này gần như trở thành một chân lý mỗi lần nhắc đến vạn lý trường thành. Thậm chí đến tác giả Arthur Waldron - tác giả của một cuốn sách đáng độc nhất về công trình này cũng chỉ ra rằng, đây chính là sự thật. Tiếp đó, một nhà khoa học người Mỹ là Gene Cernan khẳng định “Ở quỹ đạo Trái Đất từ 160km đến 320km, Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc có thể nhìn thấy được bằng mắt thường.”

Những tranh cãi không hồi kết về Vạn lý trường thành
Những tranh cãi không hồi kết về Vạn lý trường thành

Tuy nhiên, khi khoa học thiên văn phát triển đến đỉnh cao và những lần bay vào vũ trụ của càng nhiều nhà khoa học đến những giả thuyết về khoảng cách quá lớn từ mặt trăng đến Trái Đất hay từ từ trái đất đến tàu con thoi bay trên quỹ đạo, những ý kiến trái chiều khác lại nổ ra, cho rằng, điều này là không thể. Trong đó nhà du hành Trung Quốc tên Dương Lợi Vĩ đã trải qua đến trên 21 giờ trong vũ trụ và có đến  14 lần bay trên Trái Đất để quan sát.

Cuối cùng sau chuyến công du và đặt chân lên mặt đất, ông đã xác nhận trên song truyền hình rằng, không thể nhìn thấy công trình vĩ đại của Trung Hoa Dân Quốc từ vũ trụ khi dùng mắt thường.

Điều này khiến cho giáo dục của đất nước tỷ dân phải đính chính là những thông niêm yết trên sách giáo khoa. Những nhà du hành khác có Armstrong hay  William Pogue chỉ có thể quan sát được từ vũ đạo trái đất trong điều kiện tốt và có trang thiết bị hỗ trợ như ống nhòm.

Trên đây chính là những thông tin xoay quanh vạn lý trường thành - kỳ quan vĩ đại của Trung Quốc. Hi vọng rằng, những thông tin này thực sự hữu ích với tất cả các bạn. 

Tần Thủy Hoàng - Ông vua tàn bạo trong lịch sử Trung Quốc

Bên cạnh vạn lý trường thành, bạn cũng có thể tìm hiểu cụ thể hơn về Tần Thủy Hoàng - ông vua tàn bạo trong lịch sử Trung Quốc trong bài viết sau đây nhé. 

Tần Thủy Hoàng - Ông vua tàn bạo trong lịch sử Trung Quốc

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý