Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Chiêm nghiệm nghề buôn chữ - Viết để sống hay viết vì đam mê?

Tác giả: Hạ Linh

Lần cập nhật gần nhất: ngày 06 tháng 06 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Chúng ta đang sống và làm việc trong một thế giới chứa đầy những con chữ. Chữ mang sức mạnh của sự sáng tạo, niềm cảm hứng và tính lan tỏa phi giới hạn. Đặc biệt, tại một thời đại kỷ nguyên số và thông tin mở, nghề viết được xem như một cơ hội để đổi đời. Nhưng sự thật có hào nhoáng như bạn vẫn thường nghĩ? Và những người đang sống với nghề viết, bạn viết vì để sống hay viết vì đam mê?

1. “Múa bút như múa quạt - Khởi sự không lo chết đói”

“Múa bút như múa quạt - Khởi sự không lo chết đói”
“Múa bút như múa quạt - Khởi sự không lo chết đói”

“Content is King”, “Content là nghề quốc dân” là những slogan mang đậm tính “vai rồ”, đến độ đi đâu bạn cũng có thể nhìn thấy, nghe thấy và được nhắc thấy. Tại sao bạn chọn nghề viết? Hay tại sao nghề viết lại chọn bạn?

Tôi đã từng có thói quen đọc sách từ những năm cuối tiểu học, tôi đã từng say mê những con chữ trong các cuốn tạp chí cũ, ở mục truyện ngắn. Tôi đã từng mất ăn mất ngủ với “Ruồi Trâu”, “Không gia đình”, “Chiến tranh và hòa bình”,... Tôi đã từng mơ một giấc mơ đẹp - Giấc mơ lớn lên có thể trở thành một nhà văn, một tác giả của một cuốn sách. Chỉ cần được viết, tôi thích viết và không ai có thể ngăn tôi làm điều đó.

Lúc chưa biết gì về nghề, tôi mê được cầm bút lên và viết lắm, tôi vẫn viết nhật ký và Blog trong quãng thời gian còn là sinh viên. Cho đến khi ra trường, biết được viết cũng có thể kiếm ra tiền, tôi càng hào hứng hơn. Còn gì tuyệt vời hơn khi được sống với đam mê, mà chính đam mê đó còn nuôi sống được mình. Thế là tôi bỏ lại tất cả, một vị trí Sale Manager và đi theo tiếng gọi của Content.

Câu chuyện của tôi là câu chuyện của khá nhiều người. Một vài đứa bạn chơi chung với tôi cũng theo nghề này, vì bọn nó cũng mê được trở thành Blogger, một nhà văn hay một biên tập viên chuyên nghiệp. Mặc dù cho cái mà chúng tôi học suốt bốn năm năm trời không liên quan gì đến nghề viết cả.

Nhiều người nghĩ, theo nghề viết đơn giản lắm, chỉ cần thích đọc, có chút kỹ năng hành văn “sương sương” và có một chiếc laptop là có thể “múa bút như múa quạt” - Khởi sự không lo chết đói. Nhưng sự thật có phải chỉ giản đơn như thế. Không! Chuyện nghề thì chỉ người trong nghề mới hiểu!

2. “Nhà văn” suy cho cùng cũng chỉ là “tay viết dạo”

2.1. “Cần ten” là phải chuẩn SEO

“Cần ten” là phải chuẩn SEO
“Cần ten” là phải chuẩn SEO

Vào nghề với kinh nghiệm chỉ bằng dăm ba bài viết như tâm sự mỏng của tuổi mới lớn trên trang Blog cá nhân hay trên Facebook, tôi được hứa hẹn sẽ được traning từ khi mới bắt đầu. Thích lắm!! Hóa ra không có mấy vụ chèn ép hay lơ là nhân viên mới như tôi tưởng. Công ty của tôi hoạt động khá đa dạng, nhưng tôi được phân viết cho mảng việc làm và tuyển dụng. Ờ... cũng chưa mường tượng ra được là mình sẽ phải viết cái gì. Tôi được Leader giao cho một từ khóa và nói là tôi viết bài theo từ khóa đó. Tôi được tiết lộ đây là hình thức viết bài chuẩn SEO.

Mặc dù còn khá mơ hồ, nhưng với một vài hướng dẫn của chị tổ trưởng. Tôi bắt đầu công việc của mình với trung bình 1 bài (gần 2024 từ)/ngày, sau đó là 2 bài/ngày và con số cứ tiếp tục tăng lên theo thời gian. Tôi thấy khá ổn, thì ra viết không quá khó như mình nghĩ, chỉ cần gõ từ khóa lên trên mạng và phù phép nó sao cho giống lời văn của mình là được.

Thời gian đầu trôi qua khá yên bình, mà tốc độ gõ chữ của tôi ngày càng tăng lên. Nhìn đồng nghiệp phải vật lộn khi tăng ca để hoàn thành KPI trong ngày khi tôi cứ đến giờ tan làm là tung tăng về nhà. Tôi tưng bừng trong suy nghĩ mình đã chọn đúng nghề rồi, chẳng mấy chốc mà lúa lại về làng thôi!! Nhưng không... đời không như mơ và sự thật thì không như phim ảnh!!

Tôi bắt đầu đắm chìm và ngụp lặn trong các “BỘ TỪ KHÓA”. Viết bài chuẩn SEO đã làm bay màu đi cái giấc mơ trở thành nhà văn lãng mạn của tôi. Sự mâu thuẫn giữa một bài viết hay, có chiều sâu nhưng không thể “lên TOP 1 Google”, không kéo được Traffic cho website. Bởi lẽ thế, tôi đã chứng kiến khá nhiều đồng nghiệp của tôi không thể “trụ” được với nghề và buộc phải đi tìm kiếm một công việc mới phù hợp hơn.

Chưa kể đến, viết bài không những chuẩn SEO, mật độ từ khóa ổn, vài ngày sau khi đăng có thể về trang một. Mà còn không được đạo nhái, sao chép dù chỉ một câu. Bị hưởng một vài án phạt từ khi đi làm, tôi bắt đầu lơ lửng giữa những suy nghĩ ngổn ngang, nên tiếp tục chiến đấu hay nên dừng lại để được nghỉ ngơi?

Trên có “chiếu chỉ” của sếp tổng, dưới có mệnh lệnh của trưởng phòng. “Em viết như này thì chết. Cả tuần rồi mà không lên được TOP.”, “Em không cần quan tâm đến con Gu Gồ, viết là phải phục vụ cho người đọc, như này thì máy móc quá.”,... vân vân và mây mây. Tôi như muốn bị phát điên, mọi thứ tôi đã chuẩn chỉnh theo cách để bài viết dễ lên TOP, nhưng sự thật thì luôn phản bội chúng ta. Những ngày tha thân đi làm với áp lực không hề nhỏ, tưởng chừng như có một trái bom sẵn trong người và muốn nổ tung bất cứ lúc nào bị giật nút.

2.2. “Ba mươi nghìn tám trăm chữ, unique 80% bán không em?”

“Ba mươi nghìn tám trăm chữ, unique 80% bán không em?”
“Ba mươi nghìn tám trăm chữ, unique 80% bán không em?”

Một ngày lang thang trên các Group việc làm mới biết, hóa ra nghề viết Content cũng có giá, như giá một bó rau, một cân thịt,... bán đầy ngoài chợ vậy. Bằng lòng là chúng ta bán đi chất xám để kiếm sống. Nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ giá của những con chữ - đại diện cho sự sáng tạo và đỉnh cao của sự am hiểu lại RẺ MẠT đến thế.

Trung bình, một bài viết được rao với giá 50.000 đồng/bài 800 - 1000 chữ. Trên thị trường có khá nhiều mức giá khác nhau, thấp nhất là 30.000 đồng, sau đó tăng dần lên 100.000 đồng - 300.000 đồng. Chưa kể đến một loạt các yêu cầu đi kèm như chuẩn SEO, hành văn tốt, kích thích được độc giả mà lại còn không đạo nhái 100%. Ơn giời... hóa ra “thù lao” của dân viết chưa đủ để uống một cốc trà sữa hay bao bạn đi một buổi trà chanh chém gió vỉa hè.

Việc làm copywriter tại Hà Nội

2.3. Viết cho mình hay viết cho người?

Viết cho mình hay viết cho người?
Viết cho mình hay viết cho người?

Viết cho mình hay viết cho người? Có lẽ đó là một câu hỏi mà cho đến nay, những người theo nghề viết nói chung và nghề Content như tôi nói riêng vẫn không có một câu trả lời thật chính xác.

Cứ tưởng tượng xem, ngày nào bạn cũng phải viết các bài có nội dung quảng cáo, PR cho thương hiệu, bất kể đó là doanh nghiệp bạn đang làm việc, hay các doanh nghiệp là đối tác khách hàng. Điều đó đều làm cho bạn mệt mỏi, bởi trên thực tế, nó không thực sự là những gì bạn thích viết. Những ai làm nghề viết, đa phần đều mong muốn rằng: Làm cách nào đó để đem lại những giá trị tốt đẹp nhất cho độc giả, không chỉ lối hành văn thu hút mà nội dung còn phải trung thực, không gian dối và lành mạnh.

Nhưng việc cân bằng giữa độc giả và khách hàng là vô cùng khó khăn. Khá nhiều nhãn hàng muốn những thông điệp quảng cáo của họ phải “đập vào mắt” độc giả. Trong khi tôi nghĩ, khá nhiều người theo nghề viết rất dị ứng với điều này. Mặc dù đối với những người viết tự do, họ có thể chấp nhận hoặc không đối với yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, với những người còn “làm công ăn lương” thì việc từ chối là một điều gì đó khá xa vời. Quan trọng là bạn có đưa ra được những luận điểm cá nhân của mình để thuyết phục khách hàng rằng chiến lược quảng bá của họ như thế chỉ mang tính ngắn hạn, mà chỉ có những lợi ích dài hạn mới là những lợi ích bền lâu, những lợi ích mà độc giả mong muốn.

Viết theo cái mình thích hay viết theo cái khán giả thích? Chúng ta luôn luôn muốn giữ được cái “chất” của chúng ta, nhưng nhiều lúc cần phải dừng lại tự hỏi bản thân rằng: “Chúng ta viết cho ai đọc?”. Chỉ lấy một ví dụ đơn giản như: Bạn viết một Status trên Facebook, nhưng chỉ được có 5 like, bạn có buồn không? Tôi tin chắc sẽ có, bất kể bạn có phải là người “cuồng like” hay không. Những ai nói viết mà không cần độc giả, cũng giống như việc ca sĩ đi hát mà không cần fan hâm mộ.

Nếu đam mê của bạn đã được lựa chọn làm một cái nghề để bạn kiếm cớ mưu sinh, thì bạn sẽ hiểu cảm giác những sản phẩm của mình được sản xuất ra nhưng không ai hưởng ứng, đó là một cảm giác tồi tệ đến mức nào. Cứ làm nghề đi rồi bạn sẽ hiểu... sự phản hồi của độc giả từ lâu đã vô tình trở thành một cái KPI cho bạn.

Viết cho mình hay viết cho người? Đây là vấn đề của sự lựa chọn. Có người sẽ chọn theo đám đông, có người sẽ tâm niệm mình viết cái gì mình muốn đọc. Mỗi suy nghĩ, quan niệm hay ý tưởng nào của chúng ta, khi chúng ta phát triển nó thành văn, thành những con chữ, chúng ta chấp nhận chia sẻ nó với cộng đồng. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ có một phần trong cộng đồng đó phản ứng không tốt đối với bạn, nhưng cũng có một phần sẽ đồng cảm với bạn. Và với riêng bản thân tôi, tôi chỉ cần tìm những người đồng cảm với tôi thôi, chứ tôi không có ý định phải bắt sóng hay phải hùa theo một đám đông nào đó. Tất nhiên, có những người làm điều đó rất tốt, họ biết cập nhật xu hướng, biết đám đông thích gì và biết mình phải viết gì để chiều lòng đám đông đó.

Dù khá đắng cay, nhưng không sai khi nói rằng: Người làm nghề viết nội dung được mệnh danh như những “tay buôn chữ chuyên nghiệp” sự thật chỉ là những tay viết dạo mà thôi!

Tìm việc làm nhân viên viết bài

3. Viết để sống hay viết vì đam mê?

Viết để sống hay viết vì đam mê?
Viết để sống hay viết vì đam mê?

Tôi khá thích một câu nói của Diễn viên nổi tiếng Ingid Bergman: “Tôi không bao giờ tìm kiếm thành công vì danh vọng và tiền bạc. Tài năng và đam mê nằm trong thành công mới đáng quý.”

Bạn biết đấy, chúng ta thường vô tình “đánh rơi” đam mê của mình ở đâu đó trong hành trình cuốn vào vòng xoáy cơm áo gạo tiền. Chúng ta lãng quên đi những ước mơ thời thơ dại của tuổi con nít vụng về. Xung quanh chúng ta, người ta nhìn nhau, “đo tấm lòng nhau bằng những mệnh giá của tờ giấy lạnh”. Tránh làm sao được sự mê hoặc của đồng tiền. Tôi từng trải qua những ngày đã vứt bỏ đam mê của mình ở một xó xỉnh nào đó, tôi bỏ lỡ những cơ hội, bỏ lỡ những bình minh, những khoảnh khắc thức giấc vào mỗi buổi sáng, tan chảy trong những cơn tuyệt vọng và lười nhác, không biết mình phải làm gì, không biết mình sẽ đi đâu, tôi từng nghĩ vĩnh viễn chắc mình sẽ chẳng còn được sống với đam mê nữa.

Nghĩ mưa nắng này, sỏi đá còn phai, chất người còn bạc, huống gì đam mê!

Và dù nghề viết có bị “thương mại” hóa đến cỡ nào, tôi vẫn chọn. Đừng để đam mê của bạn đi lạc ở một nơi nào đó quá xa tầm mắt, để khi nào đó bạn nhìn lại, bạn quay quắt trong cách sống đơn điệu của một cuộc đời nhàm chán, bạn tìm lại được chính mình, chính những giấc mơ bị xước xát nhưng còn nguyên giá trị, để bạn khâu vá - bạn chữa lành và bạn lại được hồi sinh.

Viết để sống hay viết về đam mê ư? Không.. hãy sống với nghề viết. Sống một cuộc sống thật sự, với niềm vui, hoài bão và sự khát vọng trong tâm hồn, chứ sống không đơn giản chỉ là sống sót, là mưu sinh. Có thể khi đọc đến đây, một số người theo đuổi chủ nghĩa cơ hội sẽ không thích tôi. Tuy nhiên điều đó không quan trọng. Quan trọng là tôi vẫn muốn truyền tải thông điệp này đối với những bạn có chung một đam mê được viết, được làm bạn và thả hồn vào văn chương, có thể bay bổng, có thể sắc bén, nhưng đều có chung một mục đích, đó là để sống và để hạnh phúc.

Tài năng và đam mê nằm trong thành công mới đáng quý! Ở một thời buổi văn chương không còn được ưa chuộng, thì sự bám víu vào đam mê, khát vọng của bạn là một điều gì đó đáng được trân quý, ít nhất là được tôn trọng bởi cộng đồng những người yêu văn chương. Và còn gì tuyệt vời hơn, khi bạn không chỉ sống với đam mê, mà đam mê còn có thể nuôi sống được bạn!

Tìm việc làm biên tập viên

4. Vài suy ngẫm về sự viết

Vài suy ngẫm về sự viết
Vài suy ngẫm về sự viết

Nếu đã đọc đến đây mà bạn vẫn quyết định chọn nghề viết, bất kể là nhà văn, biên tập viên, hay gọi chung là Content (người sáng tạo nội dung), thì hẳn bạn sẽ thắc mắc về việc nên bắt đầu viết như thế nào. Vì tôi biết, có khá nhiều người trong chúng ta có một sự cảm thụ văn học khá nhạy bén, có nhiều xúc cảm và nhiều ý tưởng hay ho trong đầu, nhưng lại không biết viết chúng ra thành những con chữ.

Haruki Murakami đã nói rằng trước khi bắt đầu với nghề viết, ông chả có một kế hoạch nào cả. Có thể chỉ là một buổi sáng bạn nghe thấy tiếng chim hót, ăn một bát bún riêu, nhận một dòng tin nhắn hay gặp bất cứ một người nào đó đang đi trên đường. Và thế là văn chương! Sự viết chính là như thế, không có một kịch bản, hay một sự chủ động nào của người viết cả. Đơn giản nó là một sự giao thoa giữa hiện thực bên ngoài và cảm xúc bên trong. Bạn phát hiện ra, bạn kết nối nó lại và bạn xuất bản thành văn.

Chủ động ghi chép chính là một đặc quyền của các nhà văn. Khi thả hồn mình lang thang vào những thứ tưởng chừng như vô tận, bạn có thể chọn sự tập trung của mình cho bất cứ điều gì, tự sự về nó theo cách nào, bằng nét bút nào, giọng văn nào. Văn chương như việc bạn có thể nằm mơ trong lúc vẫn còn đương tỉnh. Một khía cạnh khác, bạn hoàn toàn có thể tự khắc họa, điều chỉnh giấc mơ của mình bằng những màu sắc và bút vẽ khác nhau, theo ý mà mình mong muốn. Câu chuyện bí ý tưởng, không còn gì để viết hay không bị thu hút bởi những sự vật, hiện tượng nào xung quanh là câu chuyện chung của hầu hết những ai theo nghiệp viết.

Hãy đưa sự viết của mình vào một khuôn khổ, một kỷ luật do chính bạn đặt ra. Hãy xem đó như cách mà bạn luyện tập với nghề. Bởi viết khi có cảm hứng tuôn trào thì việc cho ra một tác phẩm xuất sắc là điều đương nhiên. Nhưng viết ở những lúc bạn không muốn viết, không có hứng để viết, mà vẫn viết được, thì mới là một tài năng. Quan trọng là, hãy gắn việc bạn viết với đam mê của bạn, hãy nghĩ về những điều tốt đẹp, vì nó chính là động lực để bạn hoàn thành bất cứ tác phẩm nào.

Khi chọn nghề viết, hãy xác định đó là một cuộc đua mệt mỏi, nếu không bền bỉ, bạn sẽ gục ngã bất cứ lúc nào. Và bản thân tôi chưa bao giờ muốn mình gục ngã, càng nghịch cảnh, càng vươn lên. Hãy trở thành một tay đua “tốc ký”, hãy ghi chép lại cuộc sống của bạn bằng tất cả sự rung cảm của mình!

Tìm việc

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;