Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

White Blood Cell là gì? Xét nghiệm WBC phản ánh điều gì về sức khỏe?

Tác giả: Timviec365.vn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 22 tháng 08 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Xét nghiệm huyết học là một khâu không thể thiếu khi bạn kiểm tra sức khỏe hoặc theo dõi tình trạng bệnh. Những chỉ số được phản ánh thông qua xét nghiệm huyết học sẽ giúp các bác sĩ phân tích được tình trạng sức khỏe của người bệnh. Trong đó, tế bào máu WBC, hay White Blood Cell, phản ánh trực tiếp thể trạng của người bệnh. Vậy White Blood Cell là gì? Tìm hiểu về WBC và xét nghiệm WBC qua bài viết sau đây nhé!

1. White Blood Cell là gì? Những thông tin có thể bạn chưa biết

1.1. White Blood Cell là gì?

White Blood Cell, hay WBC, trong tiếng Việt được hiểu là tế bào bạch cầu. Bạch cầu và hồng cầu là hai trong những thành phần cơ bản của máu người. 

White Blood Cell được hiểu là tế bào bạch cầu
White Blood Cell được hiểu là tế bào bạch cầu

Nếu như hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng thì bạch cầu lại là những “dũng sĩ” bảo vệ cơ thể khỏi tác động của vi khuẩn và các tác nhân bên ngoài. Khi bị thương, các tế bào bạch cầu sẽ nhanh chóng di chuyển đến các vết thương để hạn chế bị nhiễm trùng.

Các tế bào WBC được sản sinh ra từ trong tủy xương. Sau đó phần lớn chúng sẽ di chuyển và bổ sung vào máu, ngoài ra có một bộ phận khác sẽ trú ngụ trong các mô của cơ thể. Bộ phận WBC tại các mô làm nhiệm vụ phát hiện và tiêu diệt mọi mầm mống gây bệnh.

Trong cơ thể có 5 loại tế bào bạch cầu, bao gồm: Bạch cầu trung tính, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu đa nhân ái toan, bạch cầu đa nhân ái kiềm và tế bào Lympho. Tế bào Lympho lại bao gồm tế bào Lympho B và tế bào Lympho T.

1.2. Xét nghiệm tế bào máu WBC

Song song với việc tìm hiểu White Blood Cell là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm về xét nghiệm tế bào máu WBC.

Xét nghiệm tế bào máu WBC
Xét nghiệm tế bào máu WBC

Xét nghiệm tế bào máu WBC được tiến hành cùng thời điểm xét nghiệm máu ngoại vi được tiến hành. Mục đích của việc xét nghiệm tế bào máu WBC là để đo số lượng tế bào WBC có ở trong máu.

Kết quả xét nghiệm WBC có thể được sử dụng để chẩn đoán nguy cơ mắc một số loại bệnh như: Bệnh bạch cầu, ung thư máu, nhiễm trùng dị ứng… hoặc chẩn đoán tác dụng phụ khi sử dụng thuốc.

1.3. Cách White Blood Cell phản ánh các vấn đề về sức khỏe

Như vậy, bạn đã biết được White Blood Cell là gì và những thông tin cơ bản nhất về xét nghiệm WBC.

Người ta sẽ sử dụng kết quả xét nghiệm WBC để so sánh với số lượng tế bào bạch cầu có trong máu của người một người khỏe mạnh. Thông thường, trong máu của một người khỏe mạnh sẽ có khoảng từ 4.0 – 10.0 G/L đến 11.000 WBC/microliter tế bào bạch cầu. Con số này sẽ dao động tùy thuộc vào độ tuổi. Khi xét nghiệm WBC sẽ xảy ra hai trường hợp đó là số lượng WBC cao hơn bình thường và số lượng WBC thấp hơn bình thường.

White Blood Cell phản ánh các vấn đề về sức khỏe
White Blood Cell phản ánh các vấn đề về sức khỏe

1.3.1. Trường hợp WBC cao hơn bình thường

Khi xét nghiệm chỉ thấy chỉ số WBC cao hơn bình thường, tức là bị tăng bạch cầu, thì trong trường hợp nhẹ nhất là do tác động của việc hút thuốc quá nhiều. Bạn nên bỏ thuốc vì vốn dĩ hút thuốc lá không tốt cho sức khỏe.

Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị viêm nhiễm, mắc các bệnh về bạch cầu hoặc thậm chí nặng hơn nữa là bệnh máu ác tính… Cùng cần lưu ý là khi người bệnh sử dụng các loại thuốc thuộc dòng corticosteroid thì không nên làm xét nghiệm tế bào máu WBC bởi vì những loại thuốc trên có tác dụng làm gia tăng số lượng bạch cầu trong máu.

1.3.2. Trường hợp WBC thấp hơn bình thường

Trường hợp WBC thấp hơn bình thường còn gọi là trường hợp bị giảm bạch cầu. Nếu xét nghiệm WBC cho kết quả số lượng bạch cầu thấp hơn bình thường thì người bệnh có thể đang đối mặt với một hoặc nhiều hơn một loại bệnh nguy hiểm như: nhiễm virus, nhiễm khuẩn, giảm sản, thiếu vitamin B12 hoặc folate… 

WBC thấp hơn bình thường là triệu chứng của nhiều bệnh nguy hiểm
WBC thấp hơn bình thường là triệu chứng của nhiều bệnh nguy hiểm

Bên cạnh đó, WBC thấp có thể là hệ quả của bệnh suy tủy xương, tủy xương bị tổn thương do nhiễm khuẩn nặng. Người đang điều trị bệnh ung thư cũng có chỉ số WBC thấp hơn bình thường.

Ngoài ra, một số loại thuốc cũng có thể khiến cho tỷ lệ WBC trong máu xuống thấp hơn bình thường, chẳng hạn như: thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu, thuốc hóa trị Chlorpromazine Clozapine…

2. Tìm hiểu thêm về các thuật ngữ khác liên quan đến xét nghiệm máu nhé.

Đối với những trường hợp người bệnh có nhiều bệnh nền thì bác sĩ thường khuyên làm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu. Trong kết quả xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, bên cạnh WBC thì còn có rất nhiều chỉ số khác cũng có vai trò rất quan trọng trong phản ánh tình trạng sức khỏe của người bệnh. Sau đây là một số chỉ số mà bạn nên tham khảo:

2.1. Chỉ số RBC

RBC (Red Blood Cell) là chỉ số hồng cầu trong máu. Trong tình trạng sức khỏe bình thường, chỉ số RBC đối với nữ là 3.8 – 5.0 T/L, còn đối với nam là 4.2 – 6.0 T/L. Chỉ số RBC thấp hơn bình thường là biểu hiện của triệu chứng thiếu máu. Chỉ số RBC cao hơn bình thường có thể là dấu hiệu bị mất nước hoặc chứng tăng hồng cầu.

RBC thấp hơn bình thường là biểu hiện của bệnh thiếu máu
RBC thấp hơn bình thường là biểu hiện của bệnh thiếu máu

2.2. Chỉ số MONO

MONO (Monocyte ) là chỉ số bạch cầu Mono. Tỷ lệ bạch cầu Mono ở người bình thường dao động trong khoảng 3,4 – 9%. Nếu xét nghiệm chỉ ra chỉ số MONO giảm thì nguyên nhân có thể là do người bệnh mắc chứng suy tủy hoặc ung thư dẫn đến thiếu máu. Trong một trường hợp khác, sử dụng thuốc loại glucocorticoid cũng có thể khiến tỷ lệ MONO giảm.

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy tỷ lệ MONO tăng thì nguyên nhân có thể là do nhiễm virus, rối loạn sinh tủy, mắc bệnh bạch cầu dòng mono…

2.3. Chỉ số PLT

PLT được hiểu là chỉ số thể hiện số lượng tiểu cầu có trong máu. Tiểu cầu có vai trò không thể thiếu được trong quá trình đông máu. Một người bình thường sẽ có tỷ lệ tiểu cầu ở khoảng 150 – 350G/L.

Tỷ lệ tiểu cầu quá thấp rất nguy hiểm bởi không thể làm đông máu được, có nghĩa là không thể cầm máu. Ngược lại tỷ lệ tiểu cầu quá cao sẽ tạo ra các cục máu đông cản trở lưu thông máu, là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, tắc nghẽn mạch máu, nghẽn mạch phổi…

Nhìn chung, tỷ lệ tiểu cầu cần luôn ở mức ổn định bởi nếu tăng hay giảm thì đều là triệu chứng của những căn bệnh nặng.

PLT thấp rất nguy hiểm vì không thể cầm máu
PLT thấp rất nguy hiểm vì không thể cầm máu

2.4. Chỉ số LYM

Chỉ số LYM biểu hiện cho số lượng bạch cầu Lympho có trong máu. Người bình thường có tỷ lệ LYM trong khoảng 19 – 48%, tương đương với 150–350G/L.

Tỷ lệ LYM tăng cao là dấu hiệu của bệnh lao, nhiễm khuẩn mạn, bệnh CLL, bệnh Hodgkin… Tỷ lệ LYM thấp là dấu hiệu của chứng giảm miễn nhiễm, bệnh ức chế tủy xương, bệnh ung thư, nhiễm HIV/ AIDS…

Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi White Blood Cell là gì và những thông tin tham khảo liên quan đến White  Blood Cells. Trước khi xét nghiệm WBC, bạn cần lưu ý là không được sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị nào bởi sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Bạn cũng tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích và nên nhịn ăn để có kết quả chính xác nhất.

Hormone là gì?

Hormone là gì? Bạn đã hiểu đúng vai trò của hormone trong cơ thể? Tìm hiểu ngay về hormone trong bài viết sau đây nhé!

Hormone là gì?

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;