Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Wrongful Termination là gì? - Chấm dứt hợp đồng sai trái

Tác giả: Vũ Ngọc Bảo

Lần cập nhật gần nhất: ngày 19 tháng 09 năm 2020

Theo dõi timviec365 tại google new

Thực chất Wrongful Termination là sự việc thường được xảy ra trong môi trường doanh nghiệp mà đối tượng được đề cập đến chính là nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp đó. Để hiểu rõ Wrongful Termination là gì? hay cách xử lý Wrongful Termination như thế nào thì hãy cùng tôi theo dõi bài viết dưới đây nhé.

 

1. Wrongful Termination là gì bạn đã rõ?

Người lao động và chủ doanh nghiệp sẽ có sự ràng buộc nhau thông qua bản hợp đồng lao động với những điều khoản rõ ràng và cụ thể thể hiện quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên. Tuy nhiên trừ khi trong bản hợp đồng có quy định về thời gian ký kết hợp đồng cụ thể nếu không chủ doanh nghiệp và người lao động sẽ có thể sa thải hoặc tự ý nghỉ việc mà không cần lý do. Và đây chính là nguyên nhân chủ yếu khiến cho Wrongful Termination hình thành bất cứ khi nào.

Wrongful Termination là gì bạn đã rõ?
Wrongful Termination là gì bạn đã rõ?

Wrongful Termination là cụm từ tiếng Anh khi dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “Chấm dứt hợp đồng lao động sai trái”. Loại hợp đồng này xảy ra khi chủ doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động với nhân viên nhưng sự chấm dứt này lại vi phạm những điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng hoặc trái với pháp luật Nhà nước quy định.

Vậy thì bạn có biết Wrongful Termination được xảy ra trong trường hợp nào không? Tiếp tục theo dõi nội dung sau đây để hiểu rõ về vấn đề này nhé.

2. Trường hợp nào được coi là chấm dứt hợp đồng sai trái?

Những trường hợp được coi là chấm dứt hợp đồng sai trái có rất nhiều, điển hình là những hành vi phân biệt đối xử. Bạn là một nhân viên không được lãnh đạo ưa chuộng mặc dù bạn là người có năng lực và vẫn chấp hành nội quy rất tốt nhưng vẫn bị sa thải. Trường hợp này nhà sử dụng lao động bất chấp để thực hiện hành vi vi phạm chính sách tuyển dụng nhân sự được nêu trước đó.

Một số những trường hợp bị sa thải khác như là giám tố cáo những hành vi gian lận sai trái của công ty hay những đối tượng thường hay phàn nàn về chế độ và quyền lợi của công ty,... Bên cạnh đó còn chưa kể đến những trường hợp bị sa thải do là người dân tộc, phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính, độ tuổi,...

Trường hợp nào được coi là chấm dứt hợp đồng sai trái?
Trường hợp nào được coi là chấm dứt hợp đồng sai trái?

Nhà nước cũng đã đứng ra bảo hộ quyền lợi cho người lao động bằng cách ban hành Bộ luật lao động tuy nhiên lại không có quy định nào chỉ rõ việc giải quyết những trường hợp bị sa thải vì những lý do chung chung như là không hoàn thành tốt công việc được giao,...

Nếu không may, bạn là một nhân viên rơi vào hoàn cảnh đó thì bạn sẽ giải quyết như thế nào? Chấp nhận sự thật phũ phàng này ư? Đứng lên đấu tranh tìm công lý hay là một phương án giải quyết khác? Hãy xem tiếp nội dung bên dưới để biết câu trả lời này là gì nhé.

Việc làm nhân sự tại Hà Nội

3. Phương pháp xử lý khi chấm dứt hợp đồng sai trái là gì?

Thật chẳng dễ dàng gì khi phải đối mặt với một cú sốc về tinh thần như vậy, nhưng trước hết bạn cần phải bình tĩnh để tiếp nhận thông tin bởi vì bạn chẳng thể làm gì vào lúc này cả. 

Hãy tìm hiểu thật kỹ các điều khoản về sa thải nhân viên với những lý do cụ thể để đối chiếu. Việc hiểu biết và nắm bắt luật lao động sẽ là cơ sở để bạn đi tìm công lý hữu hiệu nhất hoặc ít ra cũng có thể “dằn mặt” được phía doanh nghiệp khiến họ phải hoang mang. 

Nếu chắc chắn mình chẳng làm điều gì sai trái và vẫn thực hiện công việc rất tốt thì chắc chắn việc bạn sa thải là có vấn đề, bạn có thể kiện họ vì sự vi phạm chấm dứt hợp đồng sai trái này nếu như mình có đủ chứng cứ và đủ tự tin với năng lực hiện tại. Tuy nhiên đây không phải là cách tối ưu nhất và mang lại hiệu quả tốt nhất đối với bạn, nó chỉ khiến bạn tốn thời gian và công sức để đầu tư cho vụ kiện tụng mà sau đó bạn vẫn bị mất việc.

Phương pháp xử lý khi chấm dứt hợp đồng sai trái là gì?
Phương pháp xử lý khi chấm dứt hợp đồng sai trái là gì?

Vậy nên hãy tìm một phương án khác ổn thoả hơn chẳng hạn đàm phán và thương lượng lại với doanh nghiệp hoặc là đi tìm một công việc mới ở một môi trường hoàn toàn mới biết đâu bạn lại có cơ hội để phát triển hơn. Nhưng trước khi từ bỏ, bạn cần phải gặp bộ phận nhân sự và làm rõ ngọn ngành, yêu cầu họ phải giải thích và cho bạn một lý do chính đáng về việc sa thải này bởi vì bạn có quyền được biết điều đó.

Khách quan mà nói khi chủ doanh nghiệp hoặc cấp trên đã có sự phân biệt đối xử và nạn nhân là bạn thì dù có tiếp tục ở lại để cống hiến thì bạn cũng không thể phát triển theo cách mà bạn mong muốn. Chi bằng từ bỏ môi trường ấy đi tìm một “chân trời” mới nơi đó bạn có thể thỏa sức đam mê, thỏa sức sáng tạo và biết đâu bạn sẽ hái được “quả ngọt” với những công sức đã bỏ ra. 

Chẳng ai muốn mất đi một công việc đã từng là “tri kỷ” với mình cả, nhưng có những sự thật phũ phàng thì chẳng thể thay đổi được, điều cần quan tâm nhất của bạn lúc này chính là quyền lợi nhận được sau khi bị chấm dứt hợp đồng là gì đúng không? Hãy tìm hiểu về nó ở phần tiếp theo.

Việc làm chuyên viên nhân sự

4. Khi chấm dứt hợp đồng lao động sai trái bạn có được nhận trợ cấp hay không?

Khi chấm dứt hợp đồng lao động sai trái bạn có được nhận trợ cấp hay không?
Khi chấm dứt hợp đồng lao động sai trái bạn có được nhận trợ cấp hay không?

Trong Bộ luật lao động có đề cập đến khoản trợ cấp đó là trợ cấp thất nghiệp áp dụng cho những người thất nghiệp với khoảng thời gian nhất định. Vì vậy nếu không chắc mình có phải là đối tượng được hưởng quyền lợi này hay không thì bạn có thể đến tham khảo trực tiếp những chuyên gia trong giới bảo hiểm để nhờ họ tư vấn.

Mất việc làm là điều chẳng ai mong muốn, tuy nhiên đã bị mất việc làm rồi thì hãy tìm những sự trợ giúp để hạn chế tổn thất ở mức tối đa nhất.

5. Bạn phải làm gì khi đi phỏng vấn công việc mới khi bị “Wrongful Termination”?

Lý do thực sự khiến bạn bị sa thải, có thể là do công ty thực hiện tái cơ cấu, hay  công ty bị phá sản,... hoặc là chẳng có lý do cụ thể nào thì bạn cũng vẫn phải tìm kiếm cho mình một lý do phù hợp để thuyết phục nhà tuyển dụng mới.

Trong quá trình xin việc, nhà tuyển dụng mới chắc chắn sẽ quan tâm tới lý do mà bạn nghỉ việc ở công ty cũ cho nên bạn cần phải chuẩn bị trước đáp án cho câu hỏi này và thể hiện nó cho tự nhiên nhất nếu không muốn nhà tuyển dụng phát hiện bạn đang nói dối.

Điều quan trọng ở đây là phải trung thực, ngắn gọn và xúc tích để có thể chinh phục nhà tuyển dụng một cách nhanh nhất. Bạn cần phải làm những gì:

5.1. Trung thực sẽ giúp bạn lấy được niềm tin của khách hàng

Trung thực luôn là yếu tố giúp bạn chiếm trọn niềm tin của nhà tuyển dụng, mặc dù chẳng hề biết gì về con người bạn nhưng họ có thể đánh giá sự trung thực thông qua cách thể hiện của bạn ở thời điểm hiện tại. Với kinh nghiệm của mình thì họ có thể dễ dàng nhận ra bạn có đang nói dối hay không và phản kháng ngay bằng cách đưa ra câu hỏi “xoáy” để bạn trả lời. Trong trường hợp này thì bạn sẽ ở thế “vô phương cứu chữa” rồi đấy.

Bạn phải làm gì khi đi phỏng vấn công việc mới khi bị “Wrongful Termination”?
Bạn phải làm gì khi đi phỏng vấn công việc mới khi bị “Wrongful Termination”?

Để hạn chế việc không hay này xảy ra bạn có thể lựa chọn cách thành thật nói về lý do nghỉ việc ở công ty cũ và chia sẻ những điều mấu chốt của vấn đề nằm ở đâu và đừng quên chứng tỏ năng lực của mình để họ không thể nghi ngờ về bạn nhé.

5.2. Trình bày một cách ngắn gọn nhất

Cuộc phỏng vấn không phải là thời điểm thích hợp để bạn giãi bày tâm sự với sự việc không vui mà bạn gặp phải trước đó, vì vậy toàn bộ sự việc hay những lời giải thích cần được tóm gọn lại bằng một hoặc hai câu ngắn gọn mà đủ ý là được.

Bạn phải làm gì khi đi phỏng vấn công việc mới khi bị “Wrongful Termination”?
Bạn phải làm gì khi đi phỏng vấn công việc mới khi bị “Wrongful Termination”?

Ví dụ: Bạn có thể nêu lý do mình bị chấm dứt hợp đồng vì kết quả kinh doanh giảm sút trong nhiều tháng và bạn alf nhân viên mới được điều chuyển qua đó chỉ với khoảng thời gian rất ngắn ( có thể kèm thêm con số cụ thể là 1 tháng chẳng hạn để tăng tính thuyết phục )

Những câu nói ngắn gọn đôi khi lại có tác dụng hơn cả trang giấy với những lời giải thích dài dòng. Nhà tuyển dụng cũng không có đủ thời gian và kiên nhẫn để nghe hết câu chuyện của bạn đâu, chỉ cần bạn là người có năng lực và có ý thức trách nhiệm cao vậy là đủ rồi.

Công ty tuyển dụng

5.3. Hãy đưa ra lời giải thích cho Wrongful Termination của bạn một cách tích cực nhất?

Bạn phải làm gì khi đi phỏng vấn công việc mới khi bị “Wrongful Termination”?
Bạn phải làm gì khi đi phỏng vấn công việc mới khi bị “Wrongful Termination”?

Ngoài hai cách trên bạn có thể điều hướng nhà tuyển dụng với mục đích khác đó là cho họ thấy khả năng nhận thức và những tiếp thu từ việc chấm dứt hợp đồng trong quá khứ. Không phải ai cũng có thể dễ dàng vượt qua khó khăn và mạnh mẽ đứng lên bước tiếp con đường của mình. Nếu làm được điều ấy bạn thực sự là người bản lĩnh, biết đâu sự bản lĩnh ấy lại làm lay động nhà tuyển dụng thì sao?

6. Hậu quả của Wrongful Termination đối với người sử dụng lao động?

Wrongful Termination là hành động thật không hay chút nào, nó không những gây ra hậu quả nghiêm trọng cho người lao động mà còn làm ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín của doanh nghiệp. Ngoài ra nếu phát hiện doanh nghiệp sử dụng lao động sẽ còn phải chịu một số chế tài như sau:

Thứ nhất, nếu những lý do mà doanh nghiệp đưa ra để đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động nằm trong những khoản mục quy định của Bộ luật lao động thì rất có thể người sử dụng lao động sẽ phải bồi thường thiệt hại cho người lao động trong những ngày họ không làm việc.

Thứ hai, nếu người lao động không chịu tiếp tục làm việc thì phía doanh nghiệp sẽ phải chi trả toàn bộ tiền lương và tiền bảo hiểm trong những ngày người lao động không được làm việc, cùng với khoản trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thôi việc cùng với 2 tháng tiền lương theo thoả thuận trong hợp đồng lao động.

Hậu quả của Wrongful Termination đối với người sử dụng lao động?
Hậu quả của Wrongful Termination đối với người sử dụng lao động?

Đó là những hậu quả trước mắt mà doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu nếu như chấm dứt hợp đồng sai luật và bị phát hiện.  Qua đây chúng ta có thể thấy một điều rõ ràng việc Wrongful Termination - chấm dứt hợp đồng sai trái này khiến cả hai bên đều bất lợi. Vì vậy cần hạn chế tối đa việc này xảy ra bằng cách bên sử dụng lao động và người lao động cần thương lượng và thoả thuận với nhau sau đó đưa ra những điều khoản rõ ràng cụ thể và đưa vào hợp đồng để lấy đó làm căn cứ xử lý nếu có tranh chấp hay mâu thuẫn xảy ra.

Trên đây là bài viết chia sẻ về Wrongful Termination, hy vọng sau khi đọc xong những thông tin này các bạn sẽ nắm rõ Wrongful Termination là gì và một số vấn đề liên quan xoay quanh Wrongful Termination. Truy cập timviec365.vn để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác, giúp bạn mở mang vốn kiến thức và áp dụng chúng vào đời thực.

Việc làm an toàn lao động

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý