Download các mẫu bảng chấm công đúng chuẩn mới nhất
Đăng bởi Timviec365.vn - 74787 lượt xem
Lần cập nhật gần nhất: ngày 2 tháng 05 năm 2024
- Tải mẫu Bảng xác nhận thời gian làm việc hoàn toàn miễn phí
- Biểu mẫu về quản lý và sử dụng văn phòng phẩm
1. Mẫu bảng chấm công hằng ngày
Bảng chấm công là một loại văn bản thuộc chứng từ kế toán, được sử dụng để các doanh nghiệp có căn cứ để tính lương cũng như quản lý được người lao động một cách rõ nét nhất. Có đa dạng loại bảng chấm công như bảng chấm công hàng ngày, bảng chấm công làm thêm giờ, bảng chấm công tăng ca,... Dựa theo nội dung đã quy định tại Phụ lục 3 của thông tư 133/2024/TT-BTC và TT200/2024/TT-BTC, phần danh mục và mẫu biểu chứng từ thì có mẫu bảng chấm công (Mẫu 01a-TĐTL) để các doanh nghiệp áp dụng. Tuy nhiên đây cũng là văn bản chứng từ kế toán thuộc loại hướng dẫn nên các doanh nghiệp hoàn toàn có thể chủ động tự xây dựng mẫu bảng chấm công phù hợp với quy mô cũng như tính chất hoạt động của tổ chức mình để quản lý được nguồn nhân lực một cách hiệu quả nhất. Mặc dù vậy những các mẫu bảng chấm công được áp dụng vẫn phải đáp ứng đầy đủ các quy định và đảm bảo được nguyên tắc minh bạch, rõ ràng, dễ kiểm tra, đối chiếu, kiểm soát và kịp thời.
Mẫu bảng chấm công hàng ngày được lập trên file excel vừa đơn giản những vẫn đảm bảo được sự minh bạch, rõ ràng, công bằng cho tất cả nhân viên của bất kể công ty nào. Bất kể là ngày nghỉ phép, nghỉ lễ hay nghỉ việc không lương đều được người phụ trách chấm công đầy đủ.
1.1. Tải mẫu bảng chấm công hàng ngày
Các bạn tham khảo các mẫu bảng chấm công phổ biến và được tải nhiều nhất bên dưới:
Mẫu bảng chấm công hàng ngày
>> Tải trọn bộ các mẫu bảng chấm công hiện nay:
Tong hop mau bang cham cong.rar
1.2. Cách trình bày Bảng chấm công hàng ngày
Bảng chấm công nhân viên hàng ngày được trình bày trên file excel để tiện cho việc phân loại các ô, các mục một cách rõ ràng, chính xác, công bằng. Khi trình bày Bảng chấm công hàng ngày, các bạn cần chú ý các yếu tố cần thiết sau đây:
- Tên đơn vị chấm công: Ghi ở dòng đầu tiên từ cột thứ 2 (Cột B)
- Tên bảng: “BẢNG CHẤM CÔNG” – được ghi ở dòng thứ 3 và căn sao cho nằm giữa bố cục với bảng chấm công bên dưới. Trình bày bằng chữ in hoa bôi đậm, cơ chữ to hơn những dòng chữ khác trong toàn trang excel. Phía dưới là tháng và năm chấm công cũng được căn giữa cân đối.
- Nội dung bảng chấm công: Bao gồm: STT, Họ tên nhân viên, Chức vụ, Các ngày trong tháng, Tổng số ngày, Các ngày nghỉ (Không lương, nghỉ lễ, nghỉ phép).
- Phía dưới bảng cần ghi rõ Ngày, tháng, năm hoàn thành bảng chấm công với đầy đủ các thông tin
- Các chữ ký: Bao gồm: Chữ ký của người chấm công, người phụ trách bộ phận và Ban giám đốc hoặc người được ủy quyền ký thay giám đốc.
- Phần cuối bảng chấm công cần ghi rõ các ký hiệu của các dạng ngày nghỉ (Được ghi rõ trong file đính kèm).
>>>> Còn rất nhiều thông tin khác vô cùng hấp dẫn, bổ ích và thú vị trên website, bạn hãy chú ý tìm hiểu và cập nhật thêm các tin tức tìm việc làm siêu hot, siêu nhanh và đầy tiện ích ngay nhé!
2. Bảng chấm công làm thêm giờ
2.1. Tải mẫu bảng chấm công làm thêm giờ
Có thể nói bảng chấm công làm thêm giờ là một loại chứng từ kế toán có vai trò vô cùng quan trọng trong công tác tính lương và thanh toán tiền lương của các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các tổ chức hoạt động sản xuất. Vừa phản ánh chính xác được giờ làm thêm của người lao động vừa đảm bảo được sự minh bạch, công bằng giữa người lao động với nhau. Việc theo dõi ngày công thực tế làm thêm ngoài giờ cũng chính là một trong những căn cứ để các kế toán viên tính thời gian nghỉ bù cho người lao động hoặc quy thành tiền lương để thanh toán cho người lao động trong doanh nghiệp.
Tùy theo quy mô cũng như tính chất kinh doanh thì mỗi doanh nghiệp đều có quyền được lựa chọn loại mẫu bảng chấm công phù hợp nhất, miễn là đảm bảo được các yếu tố cần thiết đã được quy định ở mỗi mẫu bảng. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ một vài mẫu đang được nhiều doanh nghiệp sử dụng để các bạn tham khảo.
Xem thêm: Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá
Mẫu bảng chấm công làm thêm theo giờ - Ban hành theo Thông tư số 200/2024/TT-BTC ngày 22/12/2024 của Bộ Tài chính:
Mẫu bảnh chấm công làm thêm theo giờ - Ban hành theo Thông tư số 133/2024/TT-BTC ngày 26/08/2024 của Bộ Tài chính:
2.2. Cách trình bày bảng chấm công làm thêm giờ
Trên thực tế hiện nay, bất kể một doanh nghiệp nào tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh đều có mong muốn người lao động làm thêm giờ để tăng năng suất công xuất và bắt kịp tiến độ mục tiêu đã được đề ra. Và mỗi bộ phận của bộ máy hoạt động (phòng, ban, tổ, nhóm…) đều thường xuyên có phát sinh việc người lao động làm thêm ngoài giờ thì phải lập bảng chấm công xác nhận thời gian làm việc thêm giờ theo đúng với quy định của doanh nghiệp cũng như Pháp luật. Để trình bày cũng như thực hiện đúng với những thông tin cần phải cung cấp thì mỗi kế toán viên cần nắm rõ được ý nghĩa cũng như cách điền của từng cột để tránh gây ra những sai sót không đáng có. Dưới đây sẽ là một vài chỉ dẫn cơ bản để các bạn tham khảo:
- Cột A, B: Trong bảng chấm này thì hai cột này lần lượt đại diện cho số thứ tự; họ và tên của từng người lao động đã tham gia làm việc thêm giờ thuộc bộ phận công tác.
- Cột 1- cột 31 hàng ngang: Phản ánh khoảng thời gian làm thêm của người lao động ở các ngày lần lượt là từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng phát sinh việc làm thêm đó. Tuy nhiên cũng cần phải ghi chi tiết được từ giờ nào đến giờ nào để việc tính toán được chuẩn nhất.
- Cột 32: Báo cáo về tổng số giờ làm thêm của công nhân trong các ngày làm việc thông thường trong tháng có công việc thêm mới.
- Cột 33: Phản ánh tổng số giờ làm thêm của người lao động vào các ngày nghỉ (thứ bảy, chủ nhật) trong tháng phát sinh việc làm thêm.
- Cột 34: Phản ánh tổng số giờ làm thêm của người lao động vào các ngày lễ, tết (Lễ quốc khánh; Tết âm lịch, tết dương lịch,..) trong tháng phát sinh việc làm thêm giờ.
- Cột 35: Phản ánh tổng số giờ làm thêm của người lao động vào buổi tối, đêm không nằm trong ca làm việc chính thức của người lao động theo đúng quy định của Pháp luật.
Theo quy trình làm việc của đại đa số các doanh nghiệp thì cứ mỗi ngày các quản lý từng bộ phận (phòng ban, tổ nhóm…) hoặc người phụ trách sẽ dựa vào số giờ làm thêm thực tế của người lao động thuộc bộ phận mình, theo yêu cầu để thực hiện công việc chấm cho từng người lao động trong ngày phát sinh việc làm thêm giờ đó. Và người thực hiện công việc này cũng cần lưu ý phải ghi vào ngày tương ứng thuộc lần lượt các cột từ 1 - 31 trong bảng chấm công làm thêm giờ.
Cứ đến cuối tháng thì người thực hiện việc chấm công sẽ ký và ban lãnh đạo có thẩm quyền sẽ chuyển lại cho kế toán viên hoặc bộ phận liên quan để kiểm tra, đối chiếu, quy ra tiền lương để tính cho người lao động ( trường hợp thanh toán qua lương).
Ngoài những mẫu chấm công ra thì tại vieclam88.vn các bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm được nhiều mẫu CV online chuyên nghiệp để hỗ trợ tìm việc làm. Bạn đọc cũng nên tìm hiểu thêm về mẫu biên bản kiểm kê tài sản cho doanh nghiệp, biên bản kiểm kê tài sản cố định và mẫu biên bản nghiệm thu. Hy vọng với những nội dung chia sẻ ở trên đây của chúng tôi đã giúp các bạn tải và trình bày được bảng chấm công một cách hoàn hảo và phù hợp với doanh nghiệp của mình!
>> Tải trọn bộ các mẫu bảng chấm công hiện nay: Tong hop mau bang cham cong.rar
Tài liệu mới
Tài liệu mới