Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả

Câu hỏi tuyển dụng

236000 Tài liệu miễn phí

Bộ câu hỏi phỏng vấn quản lý chất lượng mới nhất cho ứng viên

Đăng bởi Timviec365.vn
Quản lý chất lượng – một trong số những vị trí việc làm đang rất “hot” và nhận được đông đảo sự quan tâm, lựa chọn từ các bạn trẻ hiện nay. Tuy nhiên, để có thể vượt qua được những câu hỏi “hóc búa” đến từ nhà tuyển dụng trong vòng phỏng vấn lại không phải là điều dễ dàng. Đây cũng chính là nỗi lo lớn của các ứng viên, nhất là những bạn trẻ chưa có kinh nghiệm. Vậy thì hãy cùng đọc và tham khảo ngay bộ câu hỏi phỏng vấn quản lý chất lượng mới nhất qua bài viết sau của timviec365.vn nhé!
Việc làm Thẩm định - Giám thẩm định - Quản lý chất lượng

1. Nhà tuyển dụng thường đưa ra những câu hỏi nào cho ứng viên trong vòng phỏng vấn?

Nhà tuyển dụng thường đưa ra những câu hỏi nào cho ứng viên trong vòng phỏng vấn
Các nhà tuyển dụng thường đặt ra những câu hỏi nào cho ứng viên trong quá trình phỏng vấn?

Nhà tuyển dụng thường đưa ra những dạng câu hỏi như thế nào? Đây có lẽ là điều mà rất nhiều bạn trẻ hiện nay đang quan tâm trong quá trình tìm kiếm và xin việc làm. Thực tế, khi tham gia phỏng vấn, các bạn thường sẽ phải trải qua 2 dạng câu hỏi cơ bản liên quan đến bản thân và chuyên môn công việc.

Dưới đây sẽ là một số câu hỏi phổ biến cùng gợi ý trả lời dành cho các bạn quan tâm đến công việc này!

1.1. Những câu hỏi về cá nhân và cách ứng xử

Câu 1 – Bạn hãy giới thiệu một số thông tin về bản thân mình

Câu hỏi này sẽ luôn được các nhà tuyển dụng đề cập đến đầu tiên trong vòng phỏng vấn với mục đích tìm hiểu sơ lược về ứng viên trước khi đi đến các câu hỏi sau đó. Đây cũng được xem như một lời chào hỏi từ ứng viên đến các nhà tuyển dụng để có thể làm quen và thoải mái trao đổi trong vòng phỏng vấn.

Gợi ý trả lời: Giới thiệu về bản thân là câu hỏi đơn giản nhất đối với các bạn, do đó hãy trình bày một cách ngắn gọn về bản thân bao gồm những thông tin họ tên, tuổi, chuyên ngành theo đuổi, tốt nghiệp trường nào cùng một số chia sẻ về kinh nghiệm, kỹ năng, sở thích của bản thân.

Ví dụ bạn có thể trả lời câu hỏi này như sau: “Tôi tên là Nguyễn Phương Linh, năm nay tôi 25 tuổi, tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý chất lượng trường đại học ABC. Tôi đã có 2 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí QA với các kỹ năng như quản lý, giải quyết vấn đề, tổ chức công việc,...”

Những câu hỏi về cá nhân và cách ứng xử
Những câu hỏi về cá nhân và cách ứng xử

Câu 2 – Bạn đã gặp khó khăn gì ở công việc cũ? Tại sao lại lựa chọn rời bỏ?

Khó khăn chắc chắn là điều mà ai cũng từng gặp phải trong quá trình làm việc và điều mà nhà tuyển dụng quan tâm là bạn có khả năng xử lý, giải quyết được những khó khăn đó hay không? Và liệu những khó khăn đó có phải lý do khiến bạn rời bỏ công việc ở công ty cũ hay không? Do đó, đây có thể xem là một câu hỏi mẹo để nhà tuyển dụng thăm dò về cách làm việc của bạn ở công ty cũ như thế nào?

Gợi ý trả lời: Với câu hỏi này, bạn không nên đưa ra các khó khăn liên quan đến trình độ, năng lực của bạn như là công việc quá khó, không có ý tưởng phát triển,... mà chỉ nên trình bày một số lý do tác động từ bên ngoài như là thời gian nghiên cứu chưa đủ, các thiết bị chưa hiện đại,... và đây là những khó khăn có thể khắc phục được.

Còn với vấn đề tại sao bạn lại rời bỏ công ty cũ, bạn tuyệt đối không được trả lời do Sếp khó tính, do chế độ công ty không tốt, đồng nghiệp không ưa,... Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng không hài lòng vì có thể một ngày nào đó, bạn cũng sẽ nói về công ty họ khi tham gia vào cuộc phỏng vấn vị trí khác. Do đó, hãy đưa ra lý do chung chung như là bạn muốn được khám phá một môi trường mới, muốn có cơ hội được mở mang kiến thức hơn nữa trong lĩnh vực này,...

Việc làm Thẩm định - Giám thẩm định - Quản lý chất lượng tại Hà Nội

Bạn đã gặp khó khăn gì ở công việc cũ
Bạn đã gặp khó khăn gì ở công việc cũ?

Câu 3 – Theo bạn, đâu là điểm mạnh và hạn chế của mình?

Đây là một trong số những câu hỏi mà khá nhiều nhà tuyển dụng đưa ra để hiểu rõ hơn về ứng viên cũng như xem xét về khả năng tự đánh giá bản thân của các ứng viên như thế nào? Thông qua tính cách này, họ cũng có thể phần nào thấy được mức độ phù hợp của ứng viên đối với công việc đang tuyển dụng ra sao?

Gợi ý trả lời:Trong câu hỏi này, các bạn hãy nêu những điểm mạnh liên quan đến công việc của mình, chẳng hạn như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, xử lý vấn đề, tự tin, làm việc độc lập, tiếp thu nhanh,..

Còn về những điểm hạn chế, bạn hãy đưa ra những điều mà bạn thân cảm thấy chưa tự tin, tuy nhiên hãy lưu ý lựa chọn những nhược điểm ở mức độ nhẹ và có khả năng khắc phục nhanh chóng như là bạn hơi tự ti, ngại giao tiếp trước đám đông, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế,... và hy vọng sẽ có cơ hội để học hỏi, làm việc và khắc phục được những điều đó trong thời gian tới.

Câu 4 – Bạn nghĩ mình sẽ ở đâu trong 5 năm tới?

Bạn nghĩ mình sẽ ở đâu trong 5 năm tới
Bạn nghĩ mình sẽ ở đâu trong 5 năm tới?

Câu hỏi này có thể được xem là một mẹo để nhà tuyển dụng thấy được mục tiêu của bạn đối với công việc như thế nào, định hướng để phát triển ra sao, có muốn gắn bó lâu dài với công ty hay không?

Gợi ý trả lời: Bạn có thể là người rất tài giỏi và thông minh, bạn cũng có thể chưa có nhiều kinh nghiệm trong công việc. Tuy nhiên, hãy trả lời làm sao để nhà tuyển dụng thấy được bạn luôn có ý chí phấn đấu và đạt thành công trong sự nghiệp. Ví dụ bạn có thể trả lời là “Tôi rất hy vọng sẽ được làm việc lâu dài, có một vị trí nhất định trong công ty để có thể phát huy, thể hiện hết năng lực của mình, phát triển cho công ty ngày càng vững mạnh”.

1.2. Những câu hỏi về chuyên môn công việc quản lý chất lượng

Câu 1 – Bạn hãy cho biết kế hoạch quản lý chất lượng QMP là gì?

Kế hoạch quản lý chất lượng là kiến thức cơ bản trong ngành cũng như trong công việc này. Do đó, các nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này để kiểm tra xem ứng viên có nắm được những kiến thức cơ bản này không rồi mới đi đến các câu hỏi nâng cao khác.

Bạn hãy cho biết kế hoạch quản lý chất lượng QMP là gì
Bạn hãy cho biết kế hoạch quản lý chất lượng QMP là gì?

Gợi ý trả lời: Với câu hỏi này, các bạn chỉ cần trả lời một cách ngắn gọn về lý thuyết thì QMP chính là những kế hoạch được đưa ra để ghi lại toàn bộ hệ thống quản lý của một tổ chức nhất định nào đó nhằm mục đích thực hiện các công việc về môi trường. Cụ thể, kế hoạch này mô tả về hệ thống chất lượng của các tổ chức theo các tiêu chí như là cơ cấu tổ chức, trách nhiệm của nhân viên, ban quản lý, các ban thẩm quyền,..., đồng thời đánh giá về các hoạt động có liên quan đến môi trường.

Câu 2 – ISO và CMM khác nhau ở những điểm gì?

Mục đích các nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này chính là để nhận biết bạn có am hiểu sâu về các yếu tố, phương pháp trong quản lý chất lượng như thế nào, có đủ để đáp ứng được yêu cầu công việc họ đưa ra hay không?

Gợi ý trả lời: Bạn sẽ trình bày rõ ràng về sự khác biệt của 2 yếu tố này như sau:

- ISO là yếu tố có liên quan đến tiến trình, nó mô tả về một quy trình, quá trình xác định nào đó nhưng lại không đưa ra bất kỳ dấu hiệu nào về chất lượng của các thiết kế, sản phẩm.

- Còn CMM thì lại liên quan đến năng lực, sử dụng để phân loại các phương pháp phát triển các phần mềm quản lý của tổ chức nào đó.

Câu 3 – Quá trình thực hiện hệ thống quản lý chất lượng cần trải qua những bước nào?

Quá trình thực hiện hệ thống quản lý chất lượng cần trải qua bước nào
Quá trình thực hiện hệ thống quản lý chất lượng cần trải qua bước nào?

Với câu hỏi này, nghe qua thì có vẻ khá khó và phức tạp. Tuy nhiên, nếu ai hiểu sâu về kiến thức chuyên môn trong quản lý chất lượng thì có thể dễ dàng đưa ra đáp án một cách ngắn gọn. Thông qua đây, nhà tuyển dụng lại muốn khẳng định bạn có am hiểu và biết ứng dụng các kiến thức vào thực tế công việc hay không?

Gợi ý trả lời: Đáp án cho câu hỏi này, các bạn chỉ cần đưa ra hết sức ngắn gọn đó là quá trình thực hiện hệ thống quản lý chất lượng cần phải thông qua chu kỳ Deming (hay còn được gọi là PDCA). Trường hợp nhà tuyển dụng yêu cầu thì các bạn mới phân tích về chu kỳ đó, còn không thì chỉ cần trả lời một cách tóm lược như trên.

Việc làm Thẩm định - Giám thẩm định - Quản lý chất lượng tại Hồ Chí Minh 

Câu 4 – Hệ thống quản lý chất lượng mang đến những lợi ích như thế nào?

Quá trình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, chắc chắn các bạn sẽ phải nắm được những lợi ích, ưu điểm mà nó mang lại. Điều này cũng là yếu tố mà các nhà tuyển dụng quan tâm để xem bạn có hiểu rõ hay không vì đó chính là yêu cầu bắt buộc nếu bạn muốn được tuyển dụng vào vị trí này.

Gợi ý trả lời: Bạn có thể đưa ra câu trả lời theo dạng liệt kê một số lợi ích mà hệ thống quản lý chất lượng mang đến như sau:

- Giúp cải thiện về chất lượng nội bộ (đó là việc giảm phế liệu).

- Giúp cải thiện hơn về chất lượng bên ngoài (đó chính là mức độ hài lòng của khách hàng, các sản phẩm không phù hợp, các sản phẩm bị trả lại,...).

- Giúp cải thiện hơn về mức độ tin cậy của quá trình sản xuất (như là số lần giảm, thời gian giảm các tỷ lệ phần trăm,...).

- Giúp cải thiện về hiệu suất của thời gian và cải giảm bớt các chi phí chất lượng kém.

Câu 5 – Nguyên tắc chất lượng bao gồm những gì?

Nguyên tắc chất lượng bao gồm những gì
Nguyên tắc chất lượng bao gồm những gì?

Để làm việc được ở vị trí quản lý chất lượng, chắc chắn các bạn sẽ phải nắm rõ được các nguyên tắc của hệ thống đó bao gồm những gì? Nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này nhằm đánh giá về năng lực, sự phù hợp của bạn đối với công việc mà họ đang tuyển dụng, từ đó là cơ sở để đưa ra quyết định lựa chọn.

Gợi ý trả lời: Để đảm bảo quá trình quản lý và sản xuất các sản phẩm đạt chất lượng tốt thì cần phải tuân thủ theo 8 nguyên tắc cơ bản đó là:

- Lấy khách hàng là mục tiêu trọng điểm

- Tập trung vào khả năng lãnh đạo

- Quan tâm đến sự tâm gia của mọi người

- Cách tiếp cận quy trình thực hiện

- Cách tiếp cận các hệ thống quản lý chất lượng

- Cách thức cải tiến liên tục quy trình quản lý

- Phương pháp tiếp cận thực tế để có thể đưa ra các quyết định

- Mối quan hệ giữa các nhà cung cấp

1.3. Những câu hỏi liên quan khác

Ngoài những câu hỏi chính và phổ biến trên, một số câu hỏi khác cũng có thể được nhà tuyển dụng đưa ra về chuyên môn đó là:

- Hãy cho biết sự khác biệt giữa kiểm soát và đảm bảo chất lượng?

- Những thủ tục chất lượng bắt buộc hiện nay là gì?

- Bạn hiểu về hoạt động cải thiện chất lượng là gì?

Những câu hỏi liên quan khác
Những câu hỏi liên quan khác

- Bạn có biết cách để chuyển từ khám phá sang hành động hay không?

- Việc giảm phế liệu có giúp tăng khả năng sinh lời cho doanh nghiệp hay không?

- Làm sao để tránh được rủi ro trong quá trình quản lý chất lượng?

- Bạn hiểu như thế nào về tỉ lệ chối lỗi và tỉ lệ rò rỉ khiếm khuyết?

- Vai trò của các nhân viên quản lý chất lượng đối với việc kiểm tra như thế nào?

- Theo kinh nghiệm có được, bạn thấy ai là người quan trọng nhất trong quản lý chất lượng của một doanh nghiệp?

-...

2. Một số câu hỏi ứng viên có thể đặt ra cho nhà tuyển dụng

Các ứng viên khi tham gia phỏng vấn cho vị trí quản lý chất lượng hay bất kỳ công việc nào khác cũng nên đưa ra các câu hỏi ngược lại cho nhà tuyển dụng. Điều này không phải thể hiện việc bạn tự tin thái quá hay khiến nhà tuyển dụng đánh giá thấp về bạn mà cho thấy bạn thực sự đang rất quan tâm, muốn tìm hiểu về công việc cũng như công ty. Đây cũng là quyền lợi của các bạn khi tham gia vòng phỏng vấn, tăng sự tương tác và khiến cho cuộc phỏng vấn bớt căng thẳng, tạo sự liên kết giữa ứng viên với nhà tuyển dụng.

Một số câu hỏi ứng viên có thể đặt ra cho nhà tuyển dụng
Một số câu hỏi ứng viên có thể đặt ra cho nhà tuyển dụng

Chính vì vậy, đừng ngần ngại mà hãy đưa ra một số câu hỏi thuộc dạng như sau:

- Anh/chị mong muốn điều gì ở một nhân viên quản lý chất lượng?

- Định hướng phát triển của công ty trong thời gian 5 năm tới như thế nào?

- Quy định về thời gian làm việc, các ngày nghỉ tại công ty ra sao?

- Làm việc ở vị trí này, tôi có cần thường xuyên đi công tác xa hay không?

- Các chính sách về quyền lợi đối với nhân viên như thế nào?

3. Kinh nghiệm tham gia phỏng vấn quản lý chất lượng hiệu quả

Để vượt qua vòng phỏng vấn quản lý chất lượng không phải là điều dễ dàng bởi bên cạnh những câu hỏi “khó nhằn” từ nhà tuyển dụng, nhiều bạn còn mắc phải những sai lầm đáng tiếc trước, trong hay cả sau khi phỏng vấn, đánh mất cơ hội việc làm. Vậy thì trong bài viết này, vieclam88.vn sẽ bật mí những kinh nghiệm giúp các bạn có thể chinh phục được cánh cửa phỏng vấn và nắm chắc chiếc vé việc làm.

- Trước khi tham gia phỏng vấn, các bạn lưu ý cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng về kiến thức, luyện tập trước những câu hỏi nhà tuyển dụng có thể đưa ra để tạo được sự tự tin cũng như không bị lúng túng khi nhận những câu hỏi bất ngờ.

- Khi tham gia phỏng vấn, các bạn cần phải lưu ý về vấn đề thời gian, tuyệt đối không được đi muộn, nhầm ngày khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn thiếu chuyên nghiệp và chắc chắn rằng họ cũng không có quá nhiều thời gian để chờ đợi bạn.

Kinh nghiệm tham gia phỏng vấn quản lý chất lượng hiệu quả
Kinh nghiệm tham gia phỏng vấn quản lý chất lượng hiệu quả

- Tác phong khi tham gia phỏng vấn phải đảm bảo chỉn chu, lịch sự, trang phục phù hợp, tâm trạng vui vẻ, cởi mở trước nhà tuyển dụng.

- Phong thái trả lời phỏng vấn cần tự tin, tạo không khí vui vẻ, tương tác với nhà tuyển dụng, khẳng định cho họ thấy được bạn là ứng cử viên sáng giá cho vị trí việc làm.

- Sau khi kết thúc phỏng vấn, hãy gửi đến nhà tuyển dụng lời cảm ơn họ đã dành thời gian cho mình, thể hiện bạn đang rất trân trọng và muốn có công việc này. Đây cũng là một điểm khiến nhà tuyển dụng đánh giá về bạn cao hơn.

Hy vọng những thông tin mà vieclam88.vn cung cấp trên đây sẽ giúp các bạn nắm chắc được bộ câu hỏi phỏng vấn quản lý chất lượng cùng các gợi ý trả lời chi tiết nhất. Từ đó, các bạn có thể chuẩn bị và sẵn sàng tỏa sáng trong vòng phỏng vấn, mang về cơ hội việc làm tốt nhất nhé!