Câu hỏi tuyển dụng

236000 Tài liệu miễn phí

Bộ câu hỏi phỏng vấn Tester

Đăng bởi Timviec365.vn
Khi đi phỏng vấn cần chuẩn bị những gì? Bí kíp viết thư cảm ơn sau phỏng vấn Tester hay được hiểu là người kiểm thử, kiểm tra hoạt động, các chức năng của một phần mềm, ứng dụng, website,.. nào đó, từ đó phát hiện các lỗi và giải quyết các vấn đề cần xử lý. Trước khi các phần mềm ứng dụng hay các web đến tay người sử dụng thì chúng phải được thông qua nhân viên kiểm thử, người kiểm tra sẽ đóng vai trò là người sử dụng, thao tác tất cả các chức năng và báo cáo lại những phát hiện cần sửa đổi và hoàn thiện. hãy cùng tham khảo câu hỏi phỏng vấn tester mới nhất để tham khảo thông tin trước khi tham gia các buổi phỏng vấn các bạn nhé! Click ngay 22 câu hỏi phỏng vấn quan trọng nhất có thể giúp bạn đánh bại đối thủ cạnh tranh và được nhà tuyển dụng chọn lựa!!!

1. Câu hỏi phỏng nhân viên tester phần mở đầu 

Trong bất kỳ cuộc phỏng vấn nào cũng sẽ được chia thành 3 phần rõ rệt, mở - giới thiệu bản thân phần này như là phần khởi động cho một cuộc thi vậy, khởi động tốt thì về đích tốt và đạt được điểm cao, thân - vượt chướng ngại vật - đây chính là lúc các nhà tuyển dụng tung chiêu, và đưa ra các thử thách cho bạn và phần cuối- về đích - phân này bạn có thể thấy được tín hiệu của nhà tuyển dụng thông qua thời gian phỏng vấn bạn nhanh hay chậm? Và ở phần cuối buổi phỏng vấn họ có đưa ra cho bạn hứa hẹn hay nhận xét tích cực hay không?

Câu hỏi phỏng nhân viên tester phần mở đầu
Câu hỏi phỏng nhân viên tester phần mở đầu 

Ở mỗi phần phỏng vấn mà nhà tuyển dụng sẽ có các câu hỏi khác nhau dành cho ứng viên Tester. trong quá trình đi tìm hiểu về bạn và những khả năng mà bạn có, các nhà tuyển dụng sẽ dựa vào sự phản ứng của bạn mà đưa ra các câu hỏi cho từng phần là khác nhau. 

Đối với phần mở đầu chủ yếu là các câu hỏi để ứng viên có thể giới thiệu bản thân. thông thường, khi đi phỏng vấn bạn sẽ mang theo một bộ hồ sơ có thể bao gồm sơ yếu lý lịch, chứng minh thư photo và cv xin việc. Trong khi bạn giới thiệu về bản thân cũng là lúc nhà tuyển dụng rà soát và kiểm tra lại thông tin xem câu trả lời của bạn có khớp với CV mẫu và hồ sơ mà bạn gửi cho họ hay không.

Các câu hỏi ở phần mở đầu này có dạng như sau mà bạn có thể tham khảo 

Câu hỏi 1: Bạn có thể giới thiệu khái quát về bản thân mình được không?

Gợi ý trả lời:

Với câu hỏi phỏng vấn này các bạn có thể trả lời ngắn gọn các thông tin cơ bản về bản thân mình như: Họ tên, trường Đại Học, chuyên ngành ( có liên quan đến công việc hiện tại đang làm (nếu đã đi làm). thông tin khi bạn trả lời phải đảm bảo tính chính xác và đầy đủ nhất có thể. 

Câu hỏi 2: theo bạn để trở thành một nhân viên kiểm thử thì các phẩm chất cần có là gì? bạn đáp ứng được bao nhiêu phần trăm đối với các phẩm chất đó.

Câu hỏi phỏng nhân viên tester phần mở đầu
Câu hỏi phỏng nhân viên tester phần mở đầu 

Tester là một nhân viên chịu trách nhiệm về chất lượng đầu ra của một sản phẩm và đảm nhiệm khâu quản lý chất lượng trong suốt quá trình sản xuất phần mềm. Do đó, những yếu tố liên quan đến tính cách sẽ quyết định thành công của một sản phẩm.

Gợi ý trả lời:

Với câu hỏi này các bạn có thể trả lời đôi chút về tính cách của bản thân mình như:

- Chăm chỉ, cẩn thận, tỉ mỉ, có trách nhiệm đối với công việc được giao 

- Khả năng  phân tích, xử lý và giải quyết các vấn đề trong lập trình một cách thành thạo.

-  Tiếp thu nhanh, luôn luôn lắng nghe học hỏi kiến thức mới

- Có tinh thần cầu tiến trong công việc, sẵn sàng làm thêm giờ khi được yêu cầu.

2. Các câu hỏi về kiến thức chuyên môn đối với công việc của một nhân viên tester

việc chuẩn bị cho mình kiến thức về chuyên môn về công việc nhân viên kiểm thử trước phỏng vấn sẽ giúp bạn tự tin hơn bao giờ hết để có thể trả lời các câu hỏi từ nhà tuyển dụng. chính vì vậy mà bộ câu hỏi thông dụng nhất về vị trí nhân viên kiểm thử dưới đây sẽ là chìa khóa để bạn có thể mở được cánh cổng đầy khó khăn và thách thức mà ứng viên đặt ra cho các ứng viên. 

Các câu hỏi về kiến thức chuyên môn đối với công việc của một nhân viên tester.
Các câu hỏi về kiến thức chuyên môn đối với công việc của một nhân viên tester

Từ việc hiểu rõ bản chất của công việc và quy trình làm việc thì chắc chắn những câu hỏi tuyển dụng này không thể làm khó được bạn đâu. 

Câu hỏi 3: Theo bạn kiểm thử phần mềm là gì? và quy trình để thực hiện các bước kiểm thử phần mềm bao gồm những bước nào?

Gợi ý trả lời:

- Kiểm thử phần mềm là một quá trình kiểm tra và phát hiện lỗi của phần mềm, đảm bảo sản phẩm đầu ra phải đáp ứng đủ các yêu cầu của khách hàng.

- Giúp đánh giá và kiểm soát được các rủi ro liên quan đến quá trình thực thi phần mềm. 

quy trình làm việc của một nhân viên kiểm thử phần mềm, ứng dụng, web bao gồm các bước đó chính là:

- Chạy dự án theo yêu cầu của công ty trong việc kiểm thử các phần mềm, ứng dụng, web.

- Thực hiện công việc chuẩn bị thử nghiệm dựa trên sự nghiên cứu thông tin và kịch bản thử nghiệm trước đó. 

- Tiến hành làm các bài kiểm tra thử nghiệm thông qua các công cụ hỗ trợ và các dữ liệu để kiểm thử. 

- Thực hiện công việc hậu kiểm thử, đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn về sản phẩm được  kiểm thử thông qua kết hợp làm việc với các bộ phận làm việc có liên quan.

- Báo cáo lại kết quả kiểm thử sau khi đã phân tích, theo dõi kết quả thành phẩm một cách nghiêm ngặt. 

việc thực hiện các bước trên một cách có trình tự sẽ giúp các nhân viên kiểm thử làm việc thuận lợi hơn, tránh gây ra các lỗi và soát lỗi nhanh nhất có thể. 

 Các câu hỏi về kiến thức chuyên môn đối với công việc của một nhân viên tester
Các câu hỏi về kiến thức chuyên môn đối với công việc của một nhân viên tester

Câu hỏi 4: Theo bạn có bao nhiêu giai đoạn để phát triển phần mềm? Bạn có thể trình bày các giai đoạn phát triển phần mềm đó theo ý hiểu của mình?

Gợi ý trả lời:

Có 4 giai đoạn kiểm thử phần mềm là: Unit Testing - kiểm thử đơn vị, Integration Testing - kiểm thử tích hợp, System Testing - kiểm thử hệ thống vsf cuối cùng đó chính là Acceptance Testing - sự công nhận kiểm thử. 

Nếu nhà tuyển dụng yêu cầu các bạn nói cụ thể hơn về từng giai đoạn, các bạn có thể trả lời như sau:

- Unit Testing: Là giai đoạn kiểm thử ở mức cơ bản, Test từng module trong hệ thống và thường sẽ do đội Developer thực hiện test. Thường được gọi là kiểu Test White box testing (kiểm thử hộp trắng). Mục tiêu là kiểm định xem các tính năng của phần mềm đã hoạt động đúng theo thiết kế hay chưa.

- Integration Testing: Test ở mức tích hợp. Mục đích để kiểm tra trong quá trình tích hợp các module và chức năng của chương trình có xảy ra lỗi gì không. Đây là phần do Tester thực hiện.

- System Testing: Kiểm thử ở mức hệ thống. Test toàn bộ các chức năng của phần mềm, các hàm và module khi đã code hoàn chỉnh. Đánh giá xem hệ thống đã đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng đặt ra hay chưa.

- Acceptance Testing: Mức kiểm thử này cũng giống giai đoạn System Testing nhưng thường được khách hàng Test, mục đích cuối cùng để xem phần mềm đã đáp ứng được yêu cầu của họ đưa ra như ban đầu hay chưa.

Việc làm IT phần mềm tại Hà Nội

Câu hỏi 5: Bạn có thể kể tên các phương pháp kiểm thử phần mềm?

Gợi ý câu trả lời:

Có hai cách thức kiểm thử phần mềm được chia thành hai loại: kiểm thử hộp trắng (white Box Testing) và kiểm thử hộp đen (Black box Testing).

Các câu hỏi về kiến thức chuyên môn đối với công việc của một nhân viên tester
Các câu hỏi về kiến thức chuyên môn đối với công việc của một nhân viên tester

- Kiểm thử hộp trắng (white Box Testing): Kiểm thử hộp trắng là quá trình kiểm tra mã code, thuật toán, cấu trúc chương trình được đưa ra theo yêu cầu. Tất cả các trường hợp Test Case đều được thiết kế dựa vào cấu trúc mã hoặc cách thức làm việc của chương trình. Các tester sẽ truy cập vào mã nguồn của chương trình để hỗ trợ công việc kiểm thử. Kiểm thử hộp trắng yêu cầu Tester phải có am hiểu về lập trình.

- Kiểm thử hộp đen (Black box Testing): Không yêu cầu Tester phải biết lập trình. Khi kiểm thử Tester xây dựng các trường hợp Test theo yêu cầu khách hàng đưa ra về chức năng của hệ thống dựa trên bản đặc tả yêu cầu. Các trường hợp kiểm thử được xây dựng xung quanh các bản đặc tả yêu cầu đó.

Câu hỏi 6: Lỗi thường xuất hiện ở giai đoạn nào trong chu kỳ phát triển phần mềm?

Gợi ý Câu trả lời:

Sau khi Developer code xong và bàn giao sản phẩm cho Tester kiểm tra và bắt đầu thực hiện giai đoạn Testing của họ. Một bên là Developer - nhà phát triển phần mềm sẽ nhận bug - gỡ lỗi lập trình và fix - sửa còn một bên là Tester- nhân viên kiểm thử tìm ra lỗi của phần mềm. Chính giai đoạn làm việc này của 2 đội sẽ là giai đoạn nhiều lỗi nhất trong suốt một chu kỳ phát triển phần mềm.

Câu hỏi 7: Kiểm thử chịu tải, Test hiệu năng là gì?

Câu trả lời:

Test hiệu năng là một quá trình đo tải khả năng của một hệ thống và cách chúng xử lý các dữ liệu trong điều kiện bình thường. Tìm ra ngưỡng tối đa có thể chịu tải được của hệ thống.

Thông thường test hiệu năng chúng ta thường sử dụng công cụ Jmeter. (Nếu được hỏi ví dụ cụ thể các bạn có thể nêu trường hợp Test chức năng đăng nhập giả định là 100 user sử dụng trong 1s hệ thống sẽ hoạt động như thế nào).

Việc làm IT phần mềm tại Hồ Chí Minh

Câu hỏi 8:Một báo cáo kiểm thử bao gồm những thông tin gì? Và lợi ích của bản báo cáo kiểm thử?

Câu trả lời:

- Một bản báo cáo kiểm thử bao gồm có các nội dung sau đây:

- Tên Tester thực hiện Test, tên dự án.

- Số lượng Test Case đã viết/ số lượng Test Case đã Test.

- Số lượng Test Case Pass/ Fail.

- Số lượng defects tìm ra và status, severity của defects.

- Số lượng defects trên từng module.

- Tiến độ fix bug, bản build...

- Lợi ích của một bản báo cáo Test Report đó chính là kiểm soát được tiến độ kiểm thử, tiến độ fix bug - sửa gỡ lỗi, số lượng bug - lỗi tìm thấy và số lượng Test Case - trường hợp kiểm thử chưa fix - sửa. Test Report  - báo cáo kiểm thử phục vụ hữu ích cho quá trình kiểm soát dự án có kịp ngày deadline - thời hạn cuối cùng/ hạn chót với khách hàng hay không và các vấn đề cần phải khắc phục khi số lượng lỗi quá nhiều trên phần mềm, giảm thiếu được các rủi ro về tiến độ dự án.

Xem thêm: Việc làm Tester

Câu hỏi 9: Vì sao lỗi phát hiện càng muộn thì chi phí sửa lỗi lại càng cao?

Câu trả lời:

- Quá trình kiểm thử và fix bug được thực hiện ở tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất. Từ phân tích đặc tả yêu cầu, thiết kế, code chứ không phải chỉ riêng giai đoạn kiểm thử.

Các câu hỏi về kiến thức chuyên môn đối với công việc của một nhân viên tester
Các câu hỏi về kiến thức chuyên môn đối với công việc của một nhân viên tester

- Lỗi được phát hiện càng muộn thì chi phí sửa lỗi càng cao bởi vì lỗi được thực hiện từ khâu thiết kế, cho đến code sau đó mới Test. Nến lỗi được phát hiện càng sớm từ những giai đoạn đầu tiên của dự án như làm yêu cầu phân tích nghiệp vụ thì sẽ giảm thiểu được số lượng lỗi và sản phẩm hoàn thành kịp tiến độ của dự án.

- Trong quá trình phát triển phần mềm lỗi nghiêm trọng nhất khi phát hiện ở giai đoạn release. Nó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng phần mềm và còn ảnh hưởng đến cod và phải test lại, phát sinh chi phí về nhân sự, dự án chậm tiến độ. Vì vậy, nếu phát hiện lỗi càng sớm thì chi phí sửa càng thấp. 

Câu hỏi 10: Kiểm thử hệ thống là gì?

Câu trả lời:

- Kiểm thử hệ thống (System Test): Là quá trình kiểm thử mức hệ thống có thỏa mãn các yêu cầu trong bản đặc tả của khách hàng hay không.

- Kiểm thử hệ thống là kiểm thử hộp đen (black box testing) mà không liên quan gì đến code bên trong.

- Kiểm thử các chức năng của sản phẩm hoàn chỉnh.

- Kiểm thử hệ thống do Tester thực hiện.

- Các kỹ thuật sử dụng trong kiểm thử hệ thống là:

- Kiểm thử giao diện

- Kiểm thử chức năng

 - Kiểm thử bảo mật

- Kiểm thử hiệu năng

3. Những tình huống mà nhà tuyển dụng có thể đặt ra cho tester

Phần gần cuối của buổi phỏng vấn, sau khi đưa ra các câu hỏi thách thức về kiến thức cũng như các kỹ năng chuyên môn của tester thì sau đó các câu hỏi tình huống cũng chính là một trong các chiêu thức của các nhà tuyển dụng, các câu hỏi tình huống sẽ cho thấy được khả năng phản ứng  linh hoạt của ứng viên với công việc và cách giải quyết xử lý vấn đề ra sao.

Các câu hỏi tình huống mà tester có thể gặp phải từ nhà tuyển dụng
Các câu hỏi tình huống mà tester có thể gặp phải từ nhà tuyển dụng

Các câu hỏi tình huống có thể là:

câu 1: nếu trong trường hợp mặc dù đã test cẩn thận rồi và thực hiện đúng quy trình nhưng khách hàng vẫn phàn nàn về chất lượng thì bạn sẽ làm gì?

Gợi ý trả lời:
trong trường hợp khách hàng vẫn không hài lòng về sản phẩm thì công việc của tester cần thực hiện các bước như sau: 

- Khách hàng không hài lòng về điểm gì về sản phẩm 

- Khách hàng muốn thay đổi về điểm gì ở sản phẩm?

- Yêu cầu của khách hàng có liên quan gì đến công việc của tester hay không? nếu không bạn có thể liên hệ với các bộ phận có liên quan để hỗ trợ phục vụ, chăm sóc khách hàng. 

Từ việc tìm hiểu và phân tích thông tin về khách hàng theo quy trình như trên tôi có thể thấu hiểu hơn về khách hàng, đồng thời đây cũng chính là cơ hội mà tester dựa vào các tình huống đó mà áp dụng để giải quyết cho những trường hợp tiếp theo. 

Các câu hỏi tình huống mà tester có thể gặp phải từ nhà tuyển dụng
Các câu hỏi tình huống mà tester có thể gặp phải từ nhà tuyển dụng

Toàn bộ các câu hỏi và gợi ý trả lời trên sẽ rất hữu ích cho các bạn trong quá trình tham gia phỏng vấn đấy. hãy cùng tham khảo các thông tin gợi ý trên để có phần chuẩn bị và kết quả đạt được cao nhất trong khả năng của bạn. hãy truy cập vào trang web vieclam88.vn nếu bạn cần bất cứ thông tin hỗ trợ gì về công việc, về nhà tuyển dụng nhé!

Mỗi công ty sẽ tùy vào từng chức danh và yêu cầu của dự án mà đặt ra các câu hỏi theo mức độ từ khó đến dễ khác nhau. Kiểm thử phần mềm còn có rất nhiều các câu hỏi khác nữa, các bạn hãy nhớ đón xem phần 2 bộ câu hỏi phỏng vấn tester nhé. Hi vọng với bộ câu hỏi phỏng vấn tester như trên, các bạn ứng viên sẽ tự tin hơn cho những buổi phỏng vấn Tester sắp tới. Chúc các bạn thành công và sớm tìm được một công việc như ý!

 

Chia sẻ:
LưuShare in VK