Tác giả: Hạ Linh
ALM là gì? Mọi tổ chức tài chính và ngân hàng đều có thể phải đối mặt với những rủi ro, chẳng hạn như về tài sản, về lãi suất,... Vì vậy, ALM là một trong những giải pháp đóng vai trò làm kỹ thuật và công cụ quản trị những rủi ro này cho họ. ALM là vị trí quan trọng, cần những cá nhân có kinh nghiệm và chuyên môn giỏi, cùng sự am hiểu thông thạo về thị trường tài chính ngân hàng. Nếu đó là một công việc mục tiêu của bạn, những thông tin được timviec365.vn chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn ít nhiều trong công tác tìm việc làm!
Tài sản, lãi suất và tiền tệ là tất cả những gì có thể biến thành rủi ro, và các tổ chức tài chính - ngân hàng là những chủ thể trực tiếp đối mặt với những vấn đề này. Nói một cách dễ hiểu nhất ALM là gì?
Đó chính là tập hợp những nỗ lực của những lãnh đạo đứng đầu và các nhà quản lý cấp cao của các tổ chức tài chính để cẩn thận trong việc cân bằng giữa thu nhập tiềm năng hiện tại và tương lai. Với nhu cầu duy trì thanh khoản phù hợp và rủi ro lãi suất phù hợp, hay còn gọi là IRR. Mỗi tổ chức tài chính - ngân hàng có một chiến lược, cơ sở khách hàng, lựa chọn sản phẩm, phân phối tài trợ, kết hợp tài sản và hồ sơ rủi ro riêng biệt. Những khác biệt này đòi hỏi các đánh giá về mức độ rủi ro và thực hành quản lý rủi ro phải được tùy chỉnh theo các rủi ro và từng hoạt động cụ thể của các tổ chức tài chính - ngân hàng. Điều này đồng nghĩa với việc không có một kích cỡ hay một tiêu chuẩn phù hợp chung trong việc quản lý rủi ro tài sản của các tổ chức.
ALM có thể được định nghĩa đơn giản là quá trình đưa ra các quyết định để kiểm soát các rủi ro đang tồn tại, nhằm hướng đến mục đích cho sự tăng trưởng và ổn định của một hệ thống, thông qua việc cân bằng giữa nợ phải trả và tài sản hiện có. Một định nghĩa khác về ALM, nó cũng được giải thích như một kỹ thuật hay một công cụ được xây dựng để phát triển lợi nhuận tương xứng trong khi vẫn duy trì được những khoản thặng dư tài sản trong các khoản nợ. ALM xem xét lãi suất, mức độ sẵn sàng để nhận nợ. Nói đúng hơn, nó cũng được gọi là sự quản lý dư thừa.
Việc làm Ngân hàng - Chứng khoán - Đầu tưCông dụng của ALM là gì? ALM là một phần không thể thiếu trong quy trình quản trị tài chính của bất cứ tổ chức tài chính và ngân hàng thương mại nào. Trong vài năm qua, thị trường tài chính của thế giới đã chứng kiến nhiều sự biến động với tốc độ chóng mặt. Cạnh tranh nổ ra gay gắt giữa những hoạt động kinh doanh có liên quan đến cả tài sản và nợ phải trả, cùng với giá trị tỷ lệ hối đoái hay tỷ lệ lãi suất nội địa không cố định. Điều này đã và đang gây ra những áp lực vô hình đè nặng lên vai của các nhà lãnh đạo của các tổ chức tài chính - ngân hàng, nhằm duy trì tốt giữa các khoản chênh lệch, lợi nhuận và khả năng tồn tại lâu dài.
Không chỉ là một hành động đột xuất hay đường đột, những áp lực này cần được xây dựng các biện pháp có cấu trúc và mang tính toàn diện. Các tổ chức tài chính và ngân hàng quản lý các rủi ro phải dựa trên cơ sở các quyết định kinh doanh của họ, trên một hệ thống và quy trình quản lý rủi ro tích hợp, năng động, được tạo động lực bởi các chiến lược của công ty. Như đã nói, hầu như các tổ chức tài chính - ngân hàng phải chịu đựng hàng loạt các rủi ro trong quá trình kinh doanh. Chẳng hạn như rủi ro tín dụng, rủi ro ngoại hối, rủi ro lãi suất, rủi ro cổ phiếu (trượt giá cổ phiếu...), chứng khoán,... chưa kể đến rủi ro hoạt động và rủi ro thanh khoản.
Nhìn chung, xuất phát từ những sự bất cập trong quá trình hoạt động của các tổ chức tài chính, ngân hàng. Khi những rủi ro có liên quan và tác động trực tiếp không chỉ đến sự thịnh suy của các tổ chức, mà thậm chí nó quyết định sự tồn vong của cả một tập thể. Chính vì vậy, ALM đóng vai trò quan trọng không thể vắng mặt trong các tổ chức này. ALM cũng trở thành một trong những vị trí công việc được tuyển dụng thường xuyên, có đầu tư tập trung ở các ngân hàng và tổ chức tín dụng như quỹ tương hỗ (mutual fund, công ty chứng khoán, bảo hiểm...) tài chính.
Tuyển chuyên viên quản lý rủi ro
Công việc ALM có thể được nhiều ngân hàng và các tổ chức đăng tin tuyển dụng thường xuyên. Nhưng với những ai chưa thực sự có kinh nghiệm, khó có thể hiểu được nội dung công việc và những nhiệm vụ mà một nhân viên quản lý tài sản nợ và cụ thể như thế nào. Nếu ALM là một mục tiêu trong tương lai của bạn, tìm hiểu chính xác bản chất công việc của vị trí này không chỉ giúp bạn chuẩn bị tinh thần và công tác chuẩn bị chuyên môn tốt hơn, mà nó còn làm gia tăng hơn sự tự tin của bạn trong con đường chinh phục nhà tuyển dụng mục tiêu của mình đấy!
Để kết nối các phòng giao dịch và đơn vị kinh doanh với quản lý rủi ro toàn diện, cần đến hệ thống FTP. Và điều này luôn nằm trong phạm vi của bộ phận ALM, thuộc quy trình quản lý rủi ro của mọi ngân hàng. Vì sao ALM khó hiểu? Nó xuất phát từ sự đa dạng trong phạm vi đảm nhiệm của nó. Không chỉ riêng hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản, mà còn là việc nhìn nhận hoạt động chuyển giao nội bộ, tính chính xác và đối chiếu giữa bảng cân đối kế toán, hay đánh giá các giá trị kinh tế,...
Thường khi tuyển dụng ALM, các tổ chức ngân hàng - tín dụng sẽ cho vị trí này trực thuộc phạm vi của bộ phận tài chính. Vì đây chính là bộ phận quản trị, chịu trách nhiệm cho toàn bộ mọi vấn đề tồn tại và phát sinh liên quan đến tiềm lực tài chính của một tổ chức. Cấu trúc hay quy trình hoạt động của ALM được quyết định dưới sự chỉ đạo của hội đồng ALCO (tổ hợp ALM). Như vậy, theo ALM hoạt động như thế nào, có quyết định ra sao, đều được hội đồng ALCO triển khai và thi hành.
Nói về công việc cụ thể của ALM, bạn có thể sẽ khá cảm thấy choáng ngợp vì khối lượng công việc khá nhiều, nghiêng nhiều về khả năng đánh giá, phân tích. Đặc biệt ở mỗi tổ chức tài chính hay các ngân hàng, các nhiệm vụ cụ thể được giao cho ALM có thể không giống nhau. Chính vì vậy, về cơ bản không có một mô tả công việc cụ thể nào chi tiết cho ALM. Tuy nhiên, xét theo chức năng, ALM sẽ thực hiện một số nhiệm vụ cơ bản như:
Việc làm Ngân hàng - Chứng khoán - Đầu tư tại Hồ Chí Minh
Chuyên viên quản lý tài sản nợ và có, chính là tên gọi cho công việc ALM ở các ngân hàng Việt Nam. Nếu vẫn chưa hình dung ra cụ thể, nhiệm vụ nào cần được triển khai bởi ALM, bạn có thể xem xét tham khảo ví dụ về bảng mô tả công việc dành cho chuyên viên ALM ở ngân hàng Vietcombank dưới đây:
Việc làm Tài chính tại Hà Nội
Bối cảnh ngân hàng cộng đồng đã thay đổi đáng kể trong cả một thập kỷ qua, và những thay đổi này đòi hỏi sự chú ý cao độ hơn về các chiến lược và quy trình quản lý ALM. Những thay đổi này, bao gồm nhiều sản phẩm hơn, sự đa dạng và phong phú trong các kiến thức về khái niệm thanh khoản, rủi ro tiền tệ, lãi suất,... đã buộc các ngân hàng phải thực hiện việc đào tạo cho những nhà quản lý và lãnh đạo cấp cao của ngân hàng đã quen với việc quản lý ALM truyền thống, phù hợp với xu thế và những phương thức kinh doanh mới.
ALM là một vấn đề liên tục và hàng ngày phải được thực hiện một cách cẩn thận. Với việc ứng dụng các bước phòng ngừa, để tránh những vấn đề phát sinh có liên quan đến nó. Nó có thể gây ra sự thiệt hại đáng kể và không thể khắc phục được với các ngân hàng về lợi tức, khả năng thanh toán, dòng tiền (cash flow),.... Đó cũng chính là lý do các ngân hàng thường xuyên chú trọng trong việc tuyển dụng nhân viên ALM cho tổ chức của mình.
Những chuyên viên ALM có kiến thức vững vàng về thị trường, cơ chế tài chính, hiểu biết các quy trình quản lý rủi ro,... Họ cũng phải nắm rõ những kiến thức luật pháp có liên quan đến nội dung trong công việc hàng ngày của họ. Nhiệm vụ đa dạng và khá khó của ALM, khiến cho các ngân hàng đề cao những ứng viên có kinh nghiệm hơn, khoảng từ 2 năm kinh nghiệm. Có thể là hoạt động tại các công ty, doanh nghiệp kiểm toán, các công ty Big4,... hay tham gia những dự án liên quan đến nghiệp vụ ALM.
Về yêu cầu, xét theo nội dung công việc của ALM, có thể thấy họ cần những kỹ năng và phẩm chất đặc biệt để phát huy năng lực, mang lại hiệu quả cao trong công việc của mình. Các chuyên viên ALM tại các ngân hàng thường được yêu cầu về kỹ năng: giao tiếp, thương lượng và đàm phát, biết phát triển, mở rộng và duy trì các mối quan hệ phục vụ cho công việc. Có năng lực tư duy logic, phân tích và đưa ra đánh giá. Ngoài ra, chuyên viên ALM cũng cần có tinh thần làm việc nhóm cao, có trách nhiệm đối với nhiệm vụ được phân công, có khả năng hoàn thành công việc đúng thời hạn.
Những ứng viên sở hữu chuyên môn về kế toán, kiểm toán, tài chính, kinh tế, ngân hàng,... nếu đã từng có kinh nghiệm ít nhiều liên quan đến ALM, đều có thể ứng tuyển công việc này ở các ngân hàng tại Việt Nam. Với mức thu nhập khủng, ALM hiện đang là ngành nghề hấp dẫn nhất trong mắt các ứng viên thuộc khối tài chính - ngân hàng.
Trên đây, timviec365.vn đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm ALM là gì cũng như các khía cạnh cụ thể xoay quanh thuật ngữ này! Cập nhật ngay tin tuyển dụng ALM tại website timviec365.vn nhé!
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục