Tác giả: Vũ Bích Phượng
Ngành nhà hàng - khách sạn là một ngành mang tính đặc thù nên cách để bạn ứng tuyển việc làm cũng phải đặc biệt. Hiển nhiên, khi bạn viết CV xin việc bằng tiếng Anh ngành khách sạn cũng sẽ giúp gia tăng cơ hội ứng tuyển thành công của bạn lên nhiều hơn.
Nếu như tiếng Anh không phải là thế mạnh thì bạn cần thiết để nắm bắt ngay một vài mẹo vặt mà khá lý tưởng cho sự thành công khi xin việc của bạn tại một vị trí ở nhà hàng khách sạn đấy nhé.
Ứng viên sẽ thuyết phục nhà tuyển dụng bằng những điểm mạnh của bản thân nhưng phải là điểm mạnh có liên quan đến vị trí việc làm đang ứng tuyển. Vậy nên việc chọn lọc những nội dung cần thiết để đưa vào CV xin việc là hết sức quan trọng bởi vì đưa nhiều nội dung mà không liên quan sẽ khiến CV trở thành lạc lõng, còn nếu như đưa quá ít thông tin thì vô hình chung bản CV của bạn lấy gì làm căn cứ để thuyết phục nhà tuyển dụng?
Chỉ đưa những thông tin cần thiết, yêu cầu này có lẽ người tìm việc nào cũng đã nghe nhưng biết được đó là những nội dung gì thì chưa chắc đã là câu chuyện của tất cả mọi người. Vậy nên, ngay cả khi bạn đã nghĩ bản thân tự tin về việc chuẩn bị viết CV xin việc tiếng Anh ngành khách sạn hay chưa có chút hình dung nào về nội dung cần đưa vào CV thì hãy cứ tập trung vào bài viết này nhé. Chắc chắn bạn sẽ nhận ra khá nhiều thứ mà bản thân còn thiếu sót và có được những thông tin giá trị để đưa vào CV xin việc ngành khách sạn đấy nhé.
>> Xem thêm: Điểm mạnh điểm yếu trong CV tiếng Anh
Một số thông tin quan trọng mà người ứng viên không thể làm chúng vắng mặt khi viết CV xin việc bằng tiếng Anh ngành khách sạn bao gồm:
Thứ nhất là thông tin chung về cá nhân ứng viên. Tất nhiên, bản CV xin việc ngành khách sạn được viết bằng tiếng Anh thì nó cũng phải đảm bảo được một số yêu cầu chung cơ bản của CV xin việc thế nên không thể thiếu được mục giới thiệu bản thân trong CV đầu tiên này này. Các thông tin về họ tên đầy đủ, năm sinh chi tiết, thông tin liên lạc như số điện thoại trong CV hay Email sẽ bắt buộc phải xuất hiện trong CV vì cũng chỉ qua đó bạn mới có cơ may giữ liên lạc với nhà tuyển dụng ngay khi họ cảm thấy bạn là một ứng viên sáng giá. Hơn nữa, các thông tin cá nhân này còn phải chính xác để chắc chắn cơ hội đã đến được tay bạn.
Hãy trả lời đâu là các kỹ năng trong CV mà một nhân viên ngành khách sạn cần, nhất là kỹ năng dành cho vị trí cụ thể vì không phải ai làm việc ngành này cũng phải đáp ứng chung một dạng kỹ năng. Mỗi vị trí sẽ đòi hỏi những kỹ năng khác nhau. Điều quan trọng là bạn biết rõ vị trí đó đòi hỏi bạn đáp ứng những kỹ năng gì.
>> Xem thêm: Cách viết Kỹ năng trong CV tiếng Anh
Khi trình bày kinh nghiệm làm việc trong CV tiếng Anh, nhất định đó phải là những công việc có liên quan đến khối ngành nhà hàng - khách sạn bạn nhé. Đừng quên kèm theo cả những yếu tố có tác động mạnh giúp nhà tuyển dụng ghi nhận CV hiệu quả hơn như vị trí chức danh gắn kèm công việc và những điều bạn học hỏi được từ các vị trí đó.
Trong bất cứ lĩnh vực nào mà không riêng chỉ có ngành khách sạn bạn đang quan tâm, nhà tuyển dụng cũng rất chú ý tới mục nội dung có vẻ như ngắn nhất này. Thông qua mục người tham chiếu, họ sẽ kiểm chứng được toàn bộ thông tin mà bạn đã nêu ra trong CV có đúng hay không.
Và để có thể đặt vấn đề cần thiết phải kiểm tra, check lại thông tin như vậy thì cũng có nghĩa là bạn đã trở nên thu hút nhà tuyển dụng rồi đấy nhé. Chỉ cần những điều bạn nói hoàn toàn trùng khớp với sự tham khảo mà nhà tuyển dụng tìm kiếm được qua người tham chiếu nữa thôi là coi như con đường của bạn đã tiến đến rất gần vị trí trong ngành khách sạn rồi.
Từ vựng chuyên ngành là yếu tố quan trọng nhất giúp nhà tuyển dụng thấy rõ màu sắc liên quan của bạn tới vị trí đang tuyển dụng trong ngành khách sạn. Khi đáp ứng được tiêu chí này thì nhất định bạn sẽ có được một bản CV chất lượng vì nó có khả năng gây ấn tượng tốt trong sự tiếp nhận của nhà tuyển dụng.
Vậy thì đâu là những thuật ngữ, từ ngữ chuyên ngành viết bằng tiếng Anh mà bạn nên đưa vào CV xin việc ngành khách sạn? Một vài gợi ý dành cho bạn để bạn dễ dàng định hướng CV hiệu quả ngay từ đầu:
- Organizational - skills đòi hỏi ứng viên phải là người có tính kỷ luật cao mới phù hợp với các công việc trong khách sạn.
- Communication - skills: ứng viên cần biết cách giao tiếp khéo léo vì khi làm việc tại khách sạn, chúng ta sẽ tiếp xúc thường xuyên với khách hàng. Nhiệm vụ của mỗi nhân viên khách sạn là đem lại sự hài lòng cho khách mà giao tiếp là một trong những yếu tố tạo dựng hiệu quả cảm giác hài lòng đó.
- Team player (tinh thần làm việc nhóm hiệu quả)
- Highly responsible and reliable (trách nhiệm, đáng tin)
- Exceptional interpersonal skills (có khả năng giao tiếp đặc biệt)
- Quick thinking, can handle pressure (nhanh trí, có thể xử lý tốt vấn đề ngay cả khi áp lực công việc cao)
- Personal appearance: khách sạn là một trong những ngành có tiêu chí tuyển dụng về phương diện ngoại hình bên cạnh chuyên môn, kỹ năng.
Đây là một trong những nội dung không thể thiếu của CV bất kể chứ không riêng gì CV nhà hàng khách sạn và cũng là phần luôn chiếm giữ vị trí mở đầu của mọi bản CV xin việc. Ở phần này bạn hãy đảm bảo cung cấp đầy đủ nội dung thông tin cho các yếu tố sau đây:
- Full name: Viết đầy đủ, chính xác họ và tên của bạn
- Gender: Giới tính
- Date of birth
- Phone
- Address
- Portrait
Lưu ý quan trọng để có phần mở đầu hiệu quả đối với CV xin việc khách sạn:
Vì bạn đang viết CV khách sạn bằng tiếng Anh cho nên hãy hiểu và tuân thủ quy luật viết thứ tự của một vài nội dung đặc biệt. Chẳng hạn như viết tên thì sẽ cần viết tên chính trước rồi mới tới họ và tên đệm. Hay như viết thời gian, không giống như tiếng Việt, trong tiếng Anh có quy luật riêng là viết tháng trước, ngày sau và cuối cùng là năm.
Ví dụ: Trung Vo Thai; September 21, 1994
Đối với cách viết Số điện thoại, hãy đặt theo mã vùng của quốc gia chúng ta và để đầu số theo cấu trúc (+84). Điều này chắc chắn góp phần khiến CV của bạn thêm phần chuyên nghiệp hơn đó nhé.
Ngoài lưu ý quen thuộc liên quan tới cách viết email xin việc bằng tiếng Anh hay cách chuẩn bị ảnh, cách chèn ảnh vào CV thì có một điều mà không phải ai cũng biết nhưng chính điều ấy lại có thể khiến cho CV khách sạn của bạn trở nên mới mẻ và thêm phần thu hút hơn đó chính là phần gắn thêm thông tin của các trang mạng xã hội của bạn như Instagram, facebook, twitter,... Nhà tuyển dụng có thể hiểu nhiều hơn về bạn thông qua những trang tin tức này.
>> Xem thêm: Sở thích trong CV tiếng Anh
Hãy nêu vào các thông tin dưới đây để đảm bảo phần trình độ học vấn trong CV trở nên có giá trị trong mắt của nhà tuyển dụng nhé.
- Name University: Tên trường Đại học bạn đã theo học
- Time for Study: thời gian của khóa học
- Major: Chuyên ngành học bạn theo học
- GPA: Điểm số trung bình
- Certificate: Các chứng chỉ có liên quan đến ngành khách sạn hoặc chứng chỉ tiếng Anh
Để trình bày phần kinh nghiệm làm việc trong CV tiếng Anh xin việc ngành khách sạn, trước tiên bạn nên chọn cho nó một hình thức phù hợp. Các chuyên gia giàu kinh nghiệm về CV xin việc đến từ trang web timviec365.vn cho rằng, cách liệt kê và các gạch đầu dòng là yếu tố quan trọng nhất phần kinh nghiệm trong CV tiếng Anh của bạn đạt được hiệu quả tốt nhất. Và hãy liệt kê chúng theo trình tự thời gian đếm ngược, tính từ những kinh nghiệm liên quan gần nhất trở về trước đó. Đồng thời, không quên gắn kèm các thông tin liên quan tới từng công việc bao gồm tên công ty, vị trí chức vụ, chuyên môn, thời gian làm việc,...
Tất nhiên những nội dung đó đều sẽ được viết bằng tiếng Anh và đưa vào trong các mục như Job title (tên của công việc), Time of job (Thời gian thực hiện công việc), Company (Công ty) và Main Responsibilities (Những nhiệm vụ công việc chính)
Có thể nói, đối với các nhà tuyển dụng ngành khách sạn thì phần kinh nghiệm việc làm là nội dung họ sẽ chú tâm đến nhiều nhất. Vậy nên bạn cần thiết để đầu tư nhiều thời gian hơn cho nó và vẫn phải dựa trên tiêu chí của sự mạch lạc, rõ ràng và súc tích. Tránh tuyệt đối việc kể lể cả những nội dung không mấy liên quan đến công việc ứng tuyển.
Đối với sinh viên mới ra trường hay chưa tốt nghiệp, điểm yếu của họ là không có kinh nghiệm nhiều, vậy thì khi viết CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp, sinh viên mới ra trương phần kinh nghiệm việc làm nên xử lý ra sao để khéo léo và đảm bảo vẫn chinh phục hiệu quả nhà tuyển dụng? Theo ý kiến của một số nhà tuyển dụng đến từ khối ngành nhà hàng - khách sạn, họ vẫn có thể chú ý đến những bản CV của sinh viên mới ra trường dù cho kinh nghiệm của các bạn có ít nếu như bạn có thể làm một điều gì đó lạ lẫm và nổi bật trong cách trình bày mẫu CV tiếng Anh cho sinh viên mới ra trường này.
Ví thử như các kinh nghiệm trong chương trình hoạt động ngoại khoá trong CV, hoạt động xã hội, sự tham gia tích cực vào các câu lạc bộ có liên quan đến nghiệp vụ của ngành nhà hàng - khách sạn hay gần gũi nhất, dễ dàng hơn chính là cách viết về khoảng thời gian các bạn đã đi thực tập tại các khách sạn như thế nào, công việc part time có liên quan tới chuyên ngành này hay không và nếu có thì bạn đã làm ở vị trí gì, tích lũy được những kinh nghiệm, bài học ra sao? Tất cả những yếu tố đó hoàn toàn có thể thay thế được nội dung Kinh nghiệm so với một người đã có nhiều năm lăn lộn trong ngành khách sạn.
Với ngành khách sạn thì các kỹ năng và sự thực hành của các bạn còn được đánh giá cao hơn những lý thuyết bạn học được. Vì thế cho nên một vài kỹ năng quan trọng mà bạn cần phải đưa được vào bản CV khách sạn được viết bằng chính các thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành sẽ bao gồm một vài nội dung trong các gợi ý dưới đây:
- Presentation Skill
- Communication (giao tiếp)
- Planning
- Persuading
- Decision-making
- Organizing
- Teamwork
- Conflict resolution
- Time management
- Negotiation
- Leadership
- Teaching/ training (đào tạo)
- Public–speaking
- Problem–solving
Vậy là qua nội dung bài viết này, chúng ta đã có được những thông tin cần thiết, quan trọng để phục vụ cho việc viết CV xin việc bằng tiếng Anh ngành khách sạn rồi. Đừng bỏ qua bất cứ yếu tố nào được lưu ý trên đây để tăng cơ hội thành công có được công việc ưng ý bạn nhé.
Mẫu đơn xin việc bằng tiếng anh ngành khách sạn hot
Đơn xin việc ngành khách sạn là một yếu tố quan trọng đi kèm với CV trong bộ hồ sơ xin việc vào ngành khách sạn. Cũng như CV, đơn xin việc được viết bằng tiếng Anh sẽ giúp ứng viên gia tăng cơ hội việc làm cho mình mà trước tiên có thể chiếm trọn cảm tình của nhà tuyển dụng. Vậy nên hãy học các cách viết đơn xin việc bằng tiếng Anh xin việc vào ngành khách sạn bạn nhé!
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục