Tác giả: Hoàng Thanh Hằng
Working capital là gì? Vốn lưu động của một doanh nghiệp có vai trò gì trong hoạt động kinh doanh. Phân biệt vốn lưu động với vốn cố định là cách giúp cho doanh nghiệp bạn vận hàng và hoạt động hiệu quả nhất. Hãy “bỏ túi” ngay cho mình những kiến thức này.
Working capital là gì? Đây là cụm từ tiếng anh để nói về vốn lưu động. Vậy ta nên hiểu vốn lưu động là gì? Vốn lưu động là một nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng trong thời gian ngắn nhằm phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp hàng ngày. Lấy ví dụ cụ thể để các bạn dễ hìn dung hơn như: vốn lưu động là tiền, các sản phẩm, hàng hóa tồn kho, các khoản phải thu trong một thời gian ngắn là hàng ngày hoặc hàng tuần.
* Working capital – vốn lưu động được đo lường theo công thức sau :
Net Working capital (vốn lưu động thuần) = Current assets ( tài sản ngắn hạn) – Current liabilities (nợ ngắn hạn)
Ta sẽ giải nghĩa từ cụm từ trong công thức trên để các bạn dễ hình hơn:
+ Current assets – tài sản ngắn hạn là tài sản có hạn sử dụng trong một thời gian ngắn, luân chuyển trong thời gian ngắn, hoặc thu hồi trong thời gian ngắn. Thời gian sẽ là dưới 12 tháng, hoặc trong thời gian của một chu kỳ kinh doanh. Bao gồm các loại tài sản ngắn hạn sau: tài sản trong lưu thông như hàng hóa; tài sản trong sản xuất như nguyên vật liệu; tài sản tài chính như đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn. Hoặc có thể chia tài sản ngắn hạn thành: tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác, phải thu. Tài sản ngắn hạn tính theo công thức:
Tài sản ngắn hạn = tiền mặt + các khoản phải thu + hàng tồn kho + tài sản ngắn hạn khác
+ Current liabilities – nợ ngắn hạn là các khoản nợ có giá trị và thời hạn thanh toán các khoản nợ dưới 12 tháng hoặc dưới 1 chu kỳ kinh doanh của một doanh nghiệp bất kỳ. Các khoản nợ ngắn hạn thông thường bao gồm như các khoản phải trả nội bộ, các khoản phải trả người bán, nợ thuê tì chính. Các doanh nghiệp thường sử dụng khoản tài sản ngắn hạn của mình để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của họ. Công thức tính nợ ngắn hạn như sau:
Nợ ngắn hạn = Nợ phải trả + nợ dồn tích + vay ngắn hạn + các khoản vay ngắn hạn khác
Các loại hình vốn lưu động khác nhau khi loại hình kinh doanh của các doanh nghiệp khác nhau. Lấy vị dụ cụ thể về một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh theo loại hình doanh nghiệp bán lẻ dang siêu thị thì thời gian thu hồi tiền cực ngắn, và thời gian trả tiền cho nhà cùng cấp thì dài hơn, và thời gian dự trữ hàng tồn kho khá là dài bởi sức bán của các doanh nghiệp là khác nhau và sức mua của người tiêu dùng cũng khác nhau.
* Phân loại vốn lưu động của một doanh nghiệp bất kỳ như sau:
+ Dựa trên vai trò của vốn lưu động: vốn lưu động còn trong giai đoạn dự trữ, giai đoạn sản xuất, giai đoạn lưu thông.
+ Dựa vào hình thái biểu hiện: vốn vật tư, hàng hóa; vốn bằng tiền
Thông qua việc phân loại này để giúp doanh nghiệp đánh giá được mức tồn kho và khả năng thanh toán của doanh nghiệp đó.
Một doanh nghiệp tồn tại những ưu đãi và lợi nhuận nhưng có khả năng thanh toán thấp khi mà tài sản của doanh nghiệp không dễ dàng khi chuyển thành tiền mặt. Vốn lưu động của một doanh nghiệp lớn hơn 0 sẽ rất cần thiết nhằm đảm bảo rằng doanh nghiệp vẫn có thể tiếp tục các hoạt động bình thường và có đủ các quỹ để đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn và các khoản phí vận hành của doanh nghiệp.
* Working capital management là gì?
Working capital management – quản lý vốn lưu động là hoạt động trong quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp. Và quản lý vốn lưu động qua hai hoạt động chính là lập kế hoạch quản lý vốn lưu động và kiểm soát tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp. Với hoạt quản lý này nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ nguồn vốn, nguồn lực để phục vụ và đáp ứng cho hoạt động kinh doanh hàng ngày và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
* Gross working capital là gì?
Gross working capital – tổng vốn lưu động là tổng số tài sản của doanh nghiệp đó ở thời điểm hiện tại. Tổng vốn lưu động bao gồm tiền mặt, hàng tồn kho, các khoản phải thu và các khoản đầu tư ngắn hạn. Trong tổng vốn lưu động thì không tính các khoản nợ trong đó. Tổng vốn lưu động chỉ đánh giá được một phần tài chính của doanh nghiệp đó.
* Working capital turnover là gì?
Working capital turnover – vòng quay vốn lưu động là nói đến chu kỳ của hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, là số ngày mà doanh nghiệp hàng thành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bạn cần dựa và chỉ số vòng quay vốn lưu động. Số vòng quay lớn thì vốn sử dụng của doanh nghiệp càng nhiều, càng tốt. Ngược lại, khi số vòng quay vốn lưu động càng ít thì doanh nghiệp đó đang trong tình trạng là chuyển hóa vốn chậm và khả năng lưu thông hàng hóa của doanh nghiệp kém, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp không cao.
Để phân biệt 2 loại vốn trong doanh nghiệp này với nhau ta sẽ đi so sánh về các tiêu chí như: Khái niệm, đặc trưng, biểu hiện, chỉ tiêu, phân loại.
* Khái niệm
Vốn lưu động hay chính là nguồn vốn lưu chuyển là gì? Như đã trình bày ở trên ta thấy được rằng: là nguồn vốn của doanh nghiệp trong thời gian ngắn hạn, thể hiện qua tiền của tài sản ngắn hạn và chịu sự chi phối bỏi tài sản ngắn hạn
Vốn cố định là gì? Vốn cố định là tài sản cố định của doanh nghiệp đó, là giá trị của các tài sản cố định như: các tài sản có giá trị lớn, và thời gian sử dụng dài và sử dụng được nhiều qua các chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.
* Đặc trưng
Vốn lưu động:
+ chuyển nhanh
+ Dịch chuyển một lần trong quá trình kinh doanh
+ Khi hoàn thành một vòng kinh doanh thì vốn lưu động cũng hoàn thành
+ Vận động theo chu kỳ khép kín và thông qua sự vận động của chu kỳ để đánh giá khả năng thanh toán của một doanh nghiệp và đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh doanh cùng với hiệu quả của việc sử dụng vốn trong quá trình kinh doanh
Vốn cố định:
+ Luân chuyển qua nhiều chu kỳ
+ Trong hoạt động kinh doanh vốn cố định chia làm 2 phần: Giá trị hao mòn của tài sản cố định và giá trị còn lại của tài sản cố định
* Biểu hiện
Vốn lưu động: Tài sản lưu động
Vốn cố định: Tài sản cố định
* Chỉ tiêu
Vốn lưu động: tiền, nợ phải thu, các khoản tương đương với tiền
Vốn cố định: Tài sản cố định của doanh nghiệp
* Phân loại
Vốn lưu động:
+ Theo vai trò: Vốn lưu động trong giai đoạn dự trữ sản xuất, trong sản xuất, trong lưu thông
+ Theo hình thái: Tiền, vật tư hàng hóa,chi phí trả trước
Vốn cố định:
+ Phân loại theo biểu hiện: Tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp, tài sản cố định vô hình
+ Theo tình hình sử dụng: Tài sản đang dùng, tài sản chưa dùng, tài sản không cần dùng và đang chờ thanh lý.
Qua việc so sánh làm rõ các tiêu chí của vốn lưu động và vốn cố định giúp cho bạn hiểu được và phân biệt được hai vốn này với nhau trong doanh nghiệp.
Việc làm Kế toán - Kiểm toánVai trò của vốn lưu động trong doanh nghiệp mang lại là nguồn vốn để bỏ ra mua nguyên vật liệu ban đầu để phục vụ sản xuất của doanh nghiệp. Đây là điều kiện đầu tiên và cần thiết nhất để doanh nghiệp có thể hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Nếu như tài sản cố định của doanh nghiệp là nhà máy, máy móc là thiết bị thì để doanh nghiệp có thể tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp bước đầu phải bỏ một lượng vốn nhất định để mua nguyên vật liệu ban đầu phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Vốn lưu động của một doanh nghiệp sẽ đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó được hoạt động thường xuyên, và liên tục trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Thông qua vốn lưu động của doanh nghiệp để đánh giá về quá trình của hoạt động sản xuất, dự trữ, hoạt động mua sắm và hoạt động tiêu thụ của một doanh nghiệp.
Quy mô của một doanh nghiệp còn phụ thuộc vào yếu tố đó là vốn lưu động của doanh nghiệp đó. Khi muốn mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình thì các doanh nghiệp có thể chủ động sử dụng nguồn vốn lưu động mở rộng quy mô sản xuất.
Nguồn vốn lưu động của một doanh nghiệp còn giúp doanh nghiệp đó nắm bắt được thời cơ kinh doanh để chớp lấy cơ hội cho doanh nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Vốn lưu chuyển của doanh nghiệp còn có vai trò cầu thành nên giá thành của sản phẩm mà doanh nghiệp đó sản xuất. Nên vốn lưu động có vai trò trong việc tính toán giá cả của hàng hóa và quyết định mức giá phù hợp cho sản phẩm của doanh nghiệp.
Việc làm Quản lý điều hànhĐể đánh giá được tình hình sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp bạn cần dựa trên những yếu tố sau:
+ Đánh giá về tỷ lệ khả năng thanh của doanh nghiệp đó. Hay chính là nói đến tình hình thanh toán của doanh nghiệp. Tức là công ty có thể thanh toán các khoản nợ phải trả bằng bao nhiêu tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp đó. Hoặc doanh nghiệp có thể trả bao nhiêu lần nợ bằng tài khoản nằng hạn không bao gồm hàng tồn kho.
+ Đánh giá về tỷ lệ của tốc độ lưu chuyển vốn. Qua tốc độ về lưu chuyển vốn của doanh nghiệp sẽ cho thấy được rằng doanh nghiệp đó thu hồi vốn nhanh hay chậm, hay ít bị chiếm dụng vốn.
Qua những chia sẻ về Working capital là gì? Bạn có thêm kiến thức về vốn lưu động trong doanh nghiệp, các loại vốn lưu động và vai trò của vốn lưu động trong doanh nghiệp như thế nào? Cùng với đó là biết được cách để phân biết vốn lưu động và vốn cố định của doanh nghiệp. Và tạo tiền để cho sự phát triển một doanh nghiệp bền vững.
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục