Tác giả: Timviec365.vn
Lần cập nhật gần nhất: ngày 20 tháng 06 năm 2024
4C là một mô hình hoạt động trong ngành marketing mà bất cứ ai làm trong ngành cũng sẽ quen thuộc với thuật ngữ chuyên môn 4C. Vậy 4C là gì vậy nhỉ? Bạn hãy cùng tôi ở bài viết này tìm hiểu về 4C nhé!
Trước đây trong ngành marketing rất chuộng mô hình 4P nhưng thế giới luôn vận động và phát triển chính vì vậy mà 4P không còn nổi bật nữa thay thế vào đó là 4C. 4C là viết tắt của 4 chữ C, 4 chữ cái đầu của 4 từ vựng Tiếng Anh trong mô hình này là Customer solution (giải pháp khách hàng), Customer cost (chi phí mà khách hàng chi trả), Convenience (sự thuận tiện), Communication (phương pháp truyền thông hai chiều). Phương pháp mô hình 4C trở nên phổ biến hơn 4P vì mô hình này lấy khách hàng làm trung tâm trong các chiến dịch marketing
Vậy chính xác thì 4 từ này nói về điều gì bạn hãy tìm hiểu kỹ hơn nhé.
Trong mô hình này mục đích của các doanh nghiệp công ty là tạo ra những sản phẩm đưa ra thị trường sẽ cạnh tranh ở góc độ phương diện ra mỗi sản phẩm sẽ là những giải pháp giải quyết được những vấn đề cho khách hàng, là một mặt hàng, dịch vụ mà khách hàng cần và tìm tới với doanh nghiệp, không ở đâu sản xuất được loại giải pháp này cho khách hàng. Sản phẩm ấy đóng vai trò giải quyết và làm hài lòng thỏa mãn những nhu cầu thiết thực cho khách hàng khiến khách hàng chi trả và mua sản phẩm đó. Đó không phải chỉ là giải pháp tạm thời giúp doanh nghiệp thu lời về mà phải thực sự là giải pháp hữu hiệu đến với khách hàng.
Để có thể doanh nghiệp đáp ứng tốt và mức tối đa về làm hài lòng khách hàng, khiến sản phẩm trở thành giải pháp cho khách hàng thì doanh nghiệp cần nghiên cứu, đầu tư thời gian và công sức để có thể quan tâm để ý tới tâm lý và thị hiếu, nhu cầu của các khách hàng, từ đó mới sáng chế hay có được những giải pháp làm hài lòng khách hàng.
Lượng tiền tệ và chi phí của khách hàng bỏ ra chi trả cho sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa sẽ bao gồm cả chi phí sử dụng, vận hành, bảo quản, bảo trì, lưu trữ, sử dụng sản phẩm, dịch vụ ấy. Doanh nghiệp sẽ cần tính toán, nghiên cứu thật kỹ cũng như tham khảo nhiều nơi để có thể đưa ra một mức giá thật hợp lý cho cả doanh thu lợi nhuận lẫn hợp lý với thị trường, với các khách hàng sử dụng sản phẩm. Hơn nữa, giá thành phải phù hợp với chất lượng sản phẩm bởi điều ấy sẽ tác động đến việc khách hàng có muốn chi trả cho số tiền của sản phẩm hay không, phụ thuộc vào số tiền có đi kèm với chất lượng dịch vụ hay không.
Sau khi đã tìm hiểu được nhu cầu của khách hàng và tạo ra được những mặt hàng đáp ứng được nhu cầu đó thì doanh nghiệp còn cần phải có cách thức phân phối, đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng một cách thuận tiện, tiện ích nhất, ít tốn kém và lại nhanh chóng cho khách hàng.
Lấy ví dụ cho bạn dễ hiểu là doanh nghiệp cần phải tính đến việc đặt cửa hàng cửa tiệm ở những vị trí như bãi đỗ xe, có các hệ thống cây rút tiền mặt ATM, có những điểm chờ xe buýt thuận tiện cho những hàng khách đi lại và di chuyển, có những hệ thống kết nối mạng wifi free để dễ dàng truy cập, tìm kiếm thông tin,... Tất cả những tiêu chí đó tưởng như không quá quan trọng nhưng lại thực tế thực sự rất đánh vào tâm lý người tiêu dùng bởi dù sản phẩm có tốt nhưng nếu không ở nơi thuận tiện thì ít khách hàng biết tới và thường xuyên sử dụng bởi thế cho nên không gì bằng cự ly gần bạn nhé. Những ai làm trong ngành marketing nên lưu ý về chữ C thứ ba này nhé!
Chữ C cuối cùng là phương thức giao tiếp, truyền thông hai chiều. Trong giao tiếp giữa doanh nghiệp và khách hàng tiêu dùng không phải chỉ có một chiều từ doanh nghiệp tới khách hàng mà cần phải có sự qua lại tiếp xúc hai bên doanh nghiệp - khách hàng và khách hàng - doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ có nhu cầu quảng bá về sản phẩm, đưa ra sản phẩm làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, còn khách hàng sẽ sử dụng và phản hồi gửi lại những ý kiến và cảm nghĩ về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, những mặt tốt và chưa tốt của sản phẩm về với doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp tiếp thu ý kiến và cải tiến tạo ra chữ C đầu tiên đó là Customer solution (giải pháp khách hàng), chính bởi vậy nên 4 chữ C rất quan trọng và góp phần tạo nên những đóng góp hỗ trợ lẫn nhau.
Doanh nghiệp cần biết tránh những phương pháp giao tiếp truyền thông tiếp thị một chiều để tránh đi sự “ác cảm”. Doanh nghiệp cần biết tâm lý của khách hàng là muốn được lắng nghe, tôn trọng và thấu hiểu nhu cầu, muốn được cảm thấy rằng doanh nghiệp đang vì chính khách hàng mà làm nên những sản phẩm chất lượng phục vụ cho khách hàng. Chỉ tới thời điểm nào mà khách hàng cảm nhận được sâu sắc về sản phẩm cũng như cảm thấy việc nhu cầu mình được doanh nghiệp lắng nghe và tiếp nhận tích cực thì khi đó giao tiếp hai chiều hoạt động đúng hướng và hiệu quả. Một chiến lược marketing đạt được điểm thành công trọn vẹn là kết quả của một quá trình, thời gian “giao tiếp hai chiều” hiệu quả, đúng nghĩa.
Dĩ nhiên thì mô hình nào hay kế hoạch nào được vạch ra cũng đều chỉ mang tính tương đối không thể nào chặt chẽ cũng như hoàn toàn đảm bảo sự thành công của một mô hình luôn là 100 % được. Những ai làm trong ngành nghề marketing cần phải thực sự năng động và linh hoạt để có thể áp dụng, ứng dụng những chiến lược, bước tiến khác nhau để phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh, tình huống, mục đích đạt được của các doanh nghiệp, công ty. Lợi ích của doanh nghiệp cần bước ngang hàng với lợi ích của khách hàng, luôn lấy khách hàng ở vị trí trung tâm. Chỉ có những doanh nghiệp coi khách hàng làm trung tâm trọng yếu của mọi kế hoạch chiến lược hoạt động thì chiến lược đó mới đảm bảo được những bước tiến thành công và có thể phát triển lâu dài, bền vững với thời gian được.
Tuyển trưởng phòng Marketing online
Ở trên tôi đã có nhắc với bạn về thuật ngữ 4P ngày trước đã không còn thông dụng và bị 4C thay thế vì xã hội ngày càng phát triển. Những giữa hai loại mô hình này sẽ có giữ liên hệ nhất định đối với nhau. 4P là những từ Product (sản phẩm, dịch vụ), Price (giá cả, giá thành), Place (phân phối hàng hóa sản phẩm), Promotion (khuyến mãi, truyền thông).
Mỗi khi sản phẩm được đưa ra thị trường thì cần áp dụng 4 yếu tố chính này để đảm bảo cho sản phẩm ra ngoài thị trưởng được nhiều khách hàng tiêu thụ hơn.
Mối quan hệ giữa 4P và 4C là mối quan hệ nhất trí, thống nhất, không thể nào mà tách rời hay riêng rẽ được vì hai mô hình có sự liên hệ với nhau ở một mức độ nào đó. Làm doanh nghiệp tất nhiên là lợi ích của doanh nghiệp luôn phải đặt lên hàng đầu ví dụ như doanh thu, lợi nhuận, số lượng khách hàng tiêu thụ sản phẩm nhưng không được lơ là lợi ích của khách hàng bởi khách hàng chính là nguồn dẫn tới lợi ích của doanh nghiệp có được đảm bảo duy trì hay là không. Điều đó có thể được cắt nghĩa đó chính là lợi ích của doanh nghiệp chỉ xuất hiện khi doanh nghiệp tạo ra lợi ích cho khách hàng của họ.
Điều này có nghĩa là bất cứ một sản phẩm nào tạo ra cũng cần phải có ý nghĩa, đáp ứng theo nhu cầu nguyện vọng mong muốn của khách hàng, tạo sản phẩm ra hướng tới khách hàng để khách hàng mua hàng chứ không phải tạo ra với sự vô nghĩa, hời hợt. Chính vì thế nên doanh nghiệp cần phải bỏ công sức đi nghiên cứu những nhu cầu của khách hàng để dựa vào đó tạo ra được những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chất lượng bám sát với nhu cầu của khách hàng.
Trước khi cho ra đời một sản phẩm mới doanh nghiệp cần tính đến việc điều tra sở thích của khách hàng trước.
Mức giá mà doanh nghiệp đưa ra luôn luôn phải phù hợp với số tiền mà khách hàng có thể chi ra cho sản phẩm, đó là điều kiện rất quan trọng bởi nếu giá chênh lệch nhau quá nhiều sẽ xảy ra nhiều vấn đề từ đó gây nên sự bất ổn trong việc tiêu thụ hàng hóa tới tay người tiêu dùng. Giá cao hay là thấp không phải vấn đề chính ở đây nhưng giá cả đưa ra phải phù hợp với chất lượng sản phẩm từ đó khách hàng sẽ sẵn sàng chi ra một số tiền tương ứng để sử dụng sản phẩm.
Hình thức phân phối hàng hóa phải đi đôi với sự thuận tiện cho khách hàng mua hàng. Hàng hóa phân phối mọi lúc mọi nơi tiết kiệm thời gian của khách hàng cũng như đáp ứng được sự tiện lợi và thuận tiện trong khâu mua hàng là rất quan trọng đối với người mua hàng hiện nay. Vì thế doanh nghiệp cần phải để tâm sao cho việc phân phối hàng hóa diễn ra phù hợp và tiện lợi không tốn tiền bạc và thời gian của khách tiêu dùng, mua hàng.
Đây sẽ là cách mà doanh nghiệp giao tiếp, tiếp thị và truyền thông thông tin của sản phẩm tới khách hàng nhanh nhất, hiệu quả cao nhất. Doanh nghiệp có thể đưa những điều kiện như khuyến mãi, quảng cáo, giảm giá,... để khách hàng biết đến sự có mặt của sản phẩm nhiều hơn, tạo ra ấn tượng và mối quan hệ tốt với khách hàng và giúp cho khách hàng tin dùng sản phẩm hơn, có sự tương tác hai bên tốt hơn. Sự tương tác này luôn được đánh giá cao trong các kênh giao tiếp giữa các doanh nghiệp và khách hàng.
Giờ đây các nhà marketer cũng đã có nghiên cứu và tìm tòi học hỏi tạo ra nhiều chữ P khác như People, Process,... để tăng thêm sức mạnh cho tiếp thị doanh nghiệp nhưng cho dù có tăng thêm bao nhiêu chữ P thì bên cạnh cũng đi kèm một chữ C tương thích để thể hiện cho khách hàng thấy là khách hàng vẫn chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất nên một sản phẩm hàng hóa dịch vụ tung ra thị trường. Có như vậy, các chiến lược và kế hoạch của công ty doanh nghiệp mới có thể thành công được.
Qua bài viết này chắc hẳn bạn đã hiểu được 4C là gì rồi phải không, bạn có thể truy cập vào trang web timviec365.vn để tìm hiểu thêm những thuật ngữ khác trong ngành marketing hoặc tìm những tư vấn nghề nghiệp về marketing nhé!
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc