
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Tác giả: Hà Ngọc Ánh
Bảng hệ thống tài khoản theo thông tư 133 giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp trong việc quản lý tài chính, hệ thống, tổng hợp các số liệu thống kế trong quá trình hoạt động của một doanh nghiệp nhằm mục đích cân bằng được sự chênh lệch được giữa các loại tài khoản với nhau. Bởi trong thực tế sự hoạt động liên tục của một doanh nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp đó phải có rất nhiều các loại tài khoản khác nhau. Việc lập bảng hệ thống kê hệ thống tài khoản không chỉ là một công việc mà một kế toán hằng ngày phải làm mà nó còn rất liên quan đến việc thực hiện các nghĩa vụ cụ thể là nghĩa vụ với nhà nước.
Bảng hệ thống tài khoản theo thông tư 133 đã có những đổi mới nhất định trong việc loại bỏ một số điều luật cũ và thêm các điều luật mới. Điều này tạo sự thuận lợi nhất định cho một doanh nghiệp trong quá trình lập bảng hệ thống tài khoản, và cũng rất hữu dụng cho việc theo dõi tình hình phát triển kinh tế của một doanh nghiệp nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế chung của đất nước.
Dựa vào một bảng hệ thống tài khoản mà các doanh nghiệp có thể dự báo trước được tình hình Kinh tế - Tài chính của doanh nghiệp. Điều này có thể thấy vai trò của bảng hệ thống tài khoản là vô cùng quan trọng đối với một doanh nghiệp. Quá trình có thực hiện tốt hay không đều được biểu hiện hết ở kết quả cuối cùng.
Sự ra đời của bảng hệ thống tài khoản theo thông tư 133 được quyết định thi hành và có hiệu lực từ ngày 1/1/201, điều này có nghĩa để có sự nhất quán và đồng bộ thì tất cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ thực hiện lập và nộp bảng hệ thống tài khoản theo thông tư 133 thay vì quyết định 48 trước đó sẽ không còn hiệu lực nữa.
Theo thông tư 133/2016/ TT- BTC của bộ tài chính được ban hành 2016 có các điểm mới như sau:
Bảng hệ thống tài khoản theo quyết định số 48 trước đây được loại bỏ mà thay vào đó là sử dụng bảng hệ thống tài khoản kế toán theo thông tư 133. Trong đó có một số điểm bổ sung cho quyết định 48 và một số tài khoản bị xóa bỏ theo thông tư 133.
Cụ thể các tài khoản bổ sung cho quyết định 48 đó chính là:
- Các tài khoản đầu tư( tiền gửi ngân hàng hay các khoản cho vay, hay các khoản đầu tư khác,..) đến thời hạn cuối cùng tức ngày đáo hạn.
- Các tài khoản phải thu nội bộ trong doanh nghiệp giữa
- Các tài khoản phải trả nội bộ trong doanh nghiệp
- Các tài khoản đầu tư hay góp vốn vào các đơn vị khác
- Tài khoản đầu tư vào các loại hàng hóa nhưng đang trong quá trình vận chuyển
Một số tài khoản bị xóa bỏ theo thông tư 133 được trình bày như sau:
- Các loại tài khoản trả trước ngắn hạn được chia ra làm nhiều kỳ thanh toán khác nhau
- Các khoản dự phòng cho những rủi ro có thể xảy ra đối với việc vận hành hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp
- Các tài khoản đầu tư tài chính dài hạn về một lĩnh vực nào đó của doanh nghiệp
- Các loại tài khoản bán lại các loại trái phiếu của nhà nước
- Các tài khoản vay ngắn hạn
- Các loại tài khoản vay dài hạn và đến hạn phải trả
- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn của một doanh nghiệp
- Các khoản quỹ được ký, hay cac khoản được ký cược dài về một loại quỹ bất kỳ
- Các tài khoản dự phòng cho việc mất việc làm của lao động
Và cuối cùng là các tài khoản giảm trừ trong doanh thu của doanh nghiệp đó
Theo thông tư 133 các doanh nghiệp có thể mở thêm tài khoản cấp hai hoặc cấp 3 đối với các loại tài khoản mà không có trong danh mục được quy định trong bảng hệ thống tài khoản. Theo như thông tư 200 đã được quy định trong phần phụ lục 1 rằng: Doanh nghiệp có thẻ mở thêm tài khoản mà không cần có được sự chấp thuận của bộ tài chính.
Thêm vào đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có thể sửa đổi bổ sung các loại tài khoản đó nhưng phải có sự cho phép của bộ tài chính, hay nói cách khác là phải được thông qua của bộ tài chính về sự sửa đổi bổ sung đó.
Như vậy rõ ràng từ khi thông tư 133 ra đời đã có những đổi mới tiến bộ tích cực và thuận lợi hơn trong việc thực hiện thống kê và lập bảng hệ thống tài khoản, bên cạnh đó sự thay đổi trên cũng phụ thuộc phần lớn vào các yếu tố về thời đại loại bỏ những thứ không cong được sử dụng phổ biến và cập nhật thêm được các thông tin và các loại tài khoản mới. Hay cụ thể hơn là việc đổi tên các loại tài khoản cho phù hợp hơn với thời đại.
- Biểu mẫu 1:
- Biểu mẫu 2:
- Biểu mẫu 3:
Cách trình bày thông tin trong báo cáo tài chính hiện nay cần phải tuân thủ một vài yêu cầu nhất định.
- Các thông tin đầy đủ, khách quan
+ Các thông tin được nêu trong báo cáo cần phải đầy đủ và tuyệt đối chính xác, không được sai sót nhằm đảm bảo được người sử dụng báo cáo tài chính có thể hiểu được bản chất và hình thức cũng như các rủi ro xảy ra đối với mỗi doanh nghiệp.
+ Việc báo cáo khách quan chính là người báo cáo không thiên vị hay xem nhẹ bất kỳ thông tin tài chính nào, để cố gắng tạo được sự đồng cảm của người sử dụng báo cáo tài chính.
+ Các thông tin trong báo cáo cần được chính xác và không có bất kỳ sai sót nào. Hay nói cách khác là mọi thông tin đều trung thực.
- Các thông tin cần đem lại sự hữu ích cho người sử dụng báo cáo đưa ra các quyết định
- Các thông tin cần được trình bày đầy đủ ở mọi khía cạnh và góc độ
- Các thông tin có thể dễ dàng kiểm chứng và dễ hiểu
- Trình bày thông tin một cách nhất quán và dễ dàng so sánh
- Với những chỉ tiêu không có số liệu sẽ được miễn trình bày.
Tìm việc làm chuyên viên kế toán
- Đối với tài sản và nợ phải trả cần phải được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần hoặc chia thành ngắn hạn và dài hạn.
Doanh nghiệp được coi là không đáp ứng giả định hoạt động liên tục tức khi hết hạn đăng ký kinh doanh mà vẫn không làm đơn xin gia hạn hoặc giải thể, chấm dứt hoạt động trong thời gian không quá 12 tháng kể từ ngày lập báo cáo tài chính.
- Doanh nghiệp không phân loại tài sản mà trình bày theo tính thanh khoản giảm dần
- Đánh giá lại toàn bộ tài sản và nợ phải trả, nếu có bên thứ ba thừa kế thì phải trả theo số nợ đã ghi trong sổ sách.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ phải giải thích lý do không thể so sánh giữa kỳ báo cáo và kỳ so sánh.
- Sự thay đổi về kỳ kế toán phải tuân theo luật kế toán. Nếu thay đổi kỳ kế toán năm thì báo cáo tài chính sẽ phải được lập riêng.
- Toàn bộ các thông tin về tái sản , nợ phải trả và vốn cần được ghi nhận và coi là số dư đầu kỳ của năm mới. Những thông tin này sẽ phải được trình bày và ghi vào cột Sổ đầu năm.
Việc làm kế toán - kiểm toán tại Hồ Chí Minh
Hiện nay, hệ thống báo cáo tài chính sẽ được chia làm 3 phần là: Hệ thống báo cáo tài chính áp dụng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đáp ứng giả định hoạt động liên tục, không đáp ứng giả định hoạt động liên tục và cho các doanh nghiệp siêu nhỏ.
Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đáp ứng giả định hoạt động liên tục
Ở trường hợp này, hệ thống báo cáo tài chính năm sẽ bao gồm những báo cáo bắt buộc và báo cáo không bắt buộc.
- Hệ thống báo cáo bắt buộc:
+ Bản báo cáo tình hình tài chính theo mẫu số B01a - DNN
+ Bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo mẫu số B02 -DNN
+ Thuyết minh báo cáo tài chính theo mẫu số B09 - DNN
- Hệ thống báo cáo tài chính không bắt buộc:
+ Bản báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo mẫu số B03 - DNN
Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ không đáp ứng giả định hoạt động liên tục
- Hệ thống báo cáo tài chính bắt buộc:
+ Bản báo cáo tình hình tài chính theo mẫu số B01 - DNNKLT
+ Bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo mẫu số B02 - DNNN
+ Thuyết minh về báo cáo tài chính theo mẫu số B09 - DNNKLT
- Hệ thống báo cáo không bắt buộc:
+ Bản báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo mẫu số B03 - DNN
Với các doanh nghiệp siêu nhỏ
- Bản báo cáo tình hình tài chính theo mẫu số B01 - DNSN
- Bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo mẫu số B02 - DNSN
- Thuyết minh về báo cáo tài chính B09 - DNSN
Trong quá trình lập báo cáo tài chính thì doanh nghiệp cần tuân thủ các biểu mẫu, quy tắc về lập báo cáo tài chính đã được ban hành theo quy định. tuy nhiên, để có thể phù hợp với tính chất của từng doanh nghiệp thì khi lập báo cáo kế toán của các doanh nghiệp có thể sửa đổi, bổ sung sao cho phù hợp. Tất nhiên, sự thay đổi này phải được báo cáo và sự đồng ý của Bộ tài chính thông qua văn bản.
Các báo cáo tài chính năm hầu hết sẽ được nộp cho các cơ quan Nhà nước việt Nam có thẩm quyền. Vì vậy, đơn vị tiền mặt trong tất cả báo cáo đều phải được thể hiện là Việt Nam đồng. Nếu các bản báo cáo sử dụng đơn vị tiền tệ nước ngoài thì khi trước khi nộp bản báo cáo tài chính năm lên các cơ quan sẽ phải thực hiện việc chuyển đổi đơn vị tiền tệ thành Việt Nam đồng. Yêu cầu về đơn vị tiền tệ này đã được quy định rất rõ tại các Nghị định và Thông tư được ban hành của Thủ tướng Chính phủ.
Báo cáo tài chính là bản báo cáo bắt buộc đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động trên lãnh thổ Việt nam. Vì thế, các bản báo cáo cần tuân theo quy tắc và yêu cầu của cơ quan Nhà nước.
- Thời gian nộp báo cáo tài chính năm với các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền chậm nhất là 90 ngày. Thời gian này bắt đầu tính từ ngày kết thúc năm tài chính của các công ty, doanh nghiệp đó.
- Bên cạnh báo cáo tài chính năm thì việc lập báo cáo tài chính theo tháng và quý cũng rất cần thiết. Bởi nó sẽ phục vụ cho việc quản lý và điều hành của các doanh nghiệp.
- Về nơi nhận báo cáo tài chính năm: Các cơ quan có thẩm quyền sẽ nhận báo cáo tài chính năm từ các doanh nghiệp có thể kể đến như cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh hay các cơ quan thống kê.
Đối với các doanh nghiệp có trụ sở tại các khu chế xuất, KCN hay khu CN cao thì sẽ phải nộp bản báo cáo tài chính năm cho các cơ quan theo quy định. Có thể nói mẫu báo cáo tài chính theo thông tư 133 hiện nay đã được hầu hết các doanh nghiệp áp dụng và thực hiện chính xác. Nói cách khác thì đây có thể được coi là bản mẫu báo cáo tài chính khá chuẩn và phù hợp với tình hình kinh tế nước ta hiện nay.
Hy vọng rằng thông qua bài viết này bạn đã nắm rõ những thông tin cơ bản về Bảng hệ thống tài khoản theo thông tư 133 cho mình.
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục
Chia sẻ
Bình luận