Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả

Câu hỏi tuyển dụng

236000 Tài liệu miễn phí

Tất tần tật thông tin liên quan đến mẫu phiếu thu mới nhất

Đăng bởi Timviec365.vn - 30047 lượt xem

Lần cập nhật gần nhất: ngày 25 tháng 04 năm 2024

Hiện nay, cụm từ “phiếu thu” đã không còn còn quá xa lạ đối nhiều người nữa, đặc biệt là đối với những người làm trong lĩnh vực kế toán. Bởi phiếu thu đóng một vai trò vô cùng to lớn đối với các doanh nghiệp nói chung và những người làm kế toán nói riêng. Hiểu được điều đó, mình xin giới thiệu mẫu phiếu thu và những điều cần biết về phiếu thu để mọi người có cách sử dụng một cách hiệu quả.

Việc làm kế toán - kiểm toán

1. Phiếu thu là gì?

Phiếu thu cũng được coi là một mẫu biên nhận được sử dụng để thủ quỹ làm căn cứ để thu tiền, kế toán ghi sổ các khoản thu có liên quan, ghi sổ quỹ. Phiếu thu được đóng thành quyển, ghi số của từng quyển, số của từng phiếu thu và được dùng trong 1 năm. Số phiếu thu được đánh liên tục trong 1 kỳ kế toán. 

Phiếu thu được các đơn vị hay doanh nghiệp sử dụng với mục đích để xác định số tiền mặt hay ngoại tệ được nhập vào quỹ, các khoản tiền Việt Nam hoặc tiền ngoại tệ khi nhập vào quỹ đều phải có Phiếu thu.

mẫu phiếu phu

Biểu mẫu 01- TT ban hành kèm theo thông tư 133/2024/TT-BTC

 

>> Tải trọn bộ mẫu phiếu thu chuẩn miễn phí ngay tại đây

Mau-phieu-thu.zip

 

2. Nội dung trình bày của biểu mẫu phiếu thu 01-TT

- Tên đơn vị và địa chỉ đơn vị được trình bày vị trí góc trên cùng bên trái của biểu mẫu.

- Ở từng Phiếu thu phải ghi số quyển và số của từng Phiếu thu, ghi rõ ngày, tháng, năm lập phiếu

- Họ, tên, địa chỉ người nộp tiền cần được ghi chính xác để tiện liên lạc khi có phát sinh sau này.

- Cần ghi rõ nội dung về lý do nộp tiền.

- Ghi số tiền và đơn vị tiền bằng số và bằng chữ 

- Ghi số lượng chứng từ gốc đã nộp kèm theo trong Phiếu thu.

Tương tự như mẫu biên bản bàn giao tài sản, biên bản giao nhận tài sản cố địnhbiên bản bàn giao xebiên bản bàn giao quỹ tiền mặtbiên bản bàn giao con dấu công ty,... sau khi hoàn thành các nội dung trên, cán bộ phụ trách kế toán sẽ lập Phiếu thu thành 3 liên và yêu cầu người nộp tiền ký vào Phiếu thu, sau đó chuyển cho giám đốc và kế toán trưởng soát xét và ký duyệt, tiếp theo, cán bộ phụ trách kế toán sẽ chuyển cho thủ quỹ để làm thủ tục nhập quỹ.

Sau khi đã nhận đủ số tiền, thủ quỹ sẽ ghi số tiền thực tế nhập quỹ (bằng số và bằng chữ) vào Phiếu thu. Thủ quỹ giữ lại một liên để ghi sổ quỹ, một liên giao cho người nộp tiền, liên còn lại sẽ lưu tại nơi lập phiếu. Cuối ngày toàn bộ Phiếu thu kèm theo chứng từ gốc phải chuyển cho kế toán để lưu lại vào sổ kế toán.

Ngoài việc cung cấp mẫu biểu phiếu thu ở đây, bạn cũng có thể cập nhật nhiều thông tin khác như tìm việc nhanh - hiệu quả tại website Timviec365.vn. Cũng như cập nhật các mẫu hồ sơ mới nhất để ứng tuyển, bao gồm: mẫu cv xin việc là một tài liệu không thể thiếu. Từ đó bạn sẽ nắm rõ cách để xin việc hiệu quả, không để vuột mất cơ hội việc làm quý báu!

Việc làm nhân viên kế toán

3. Các loại phiếu thu

Hiện nay, có 3 mẫu phiếu được sử dụng nhiều nhất đó chính là:

- Phiếu thu theo thông tư 200 của bộ Tài chính ngày 22/12/2024

- Phiếu thu ban hành kèm theo thông tư 133 của bộ Tài chính ngày 26/8/2024

- Phiếu thu ban hành theo quyết định 48 cũng của bộ Tài chính ngày 14/9/2024

Xét về nội dung của ba loại phiếu thu này có thể thấy nó khá là tương tự nhau, tuy nhiên thì các doanh nghiệp hay người phụ trách cùng căn cứ vào nhu cầu của mình để chọn cho mình một loại phiếu phù hợp. Đối với những người đảm nhận nhiệm vụ chi – tiêu trong công ty cần lưu ý khi lập mẫu phiếu thu cần phải tuân thủ theo quy định. Mỗi lần lập phiếu thu đều phải lập thành 3 liên, trong đó, 1 liên sẽ giao cho người nộp tiền, 1 liên sẽ lưu ở nơi lập phiếu, liên còn lại sẽ được sử dụng trong việc ghi sổ quỹ.

Trong mỗi phiếu lập cần phải ghi đầy đủ theo đúng nguyên tắc bao gồm tên đơn vị, bộ phận, ngày tháng năm lập phiếu, số quyển, số trang. Mẫu phiếu thu sẽ được xem là dạng chứng từ hợp phát được sử dụng trong các vấn đề trong chi - tiêu, thể hiện quá trình giao dịch liên quan đến các khoản tiền. Đôi khi phiếu thu còn được sử dụng trong  trường hợp ký nhận việc thanh toán tiền cho bên cung cấp hàng hóa.

Mẫu phiếu thu được ban hành bởi Bộ tài chính theo tiêu chuẩn chung. Chính vì vậy, người dùng có thể dễ dàng tìm cho mình được một bản mẫu phiếu thu ở trên mạng. Nhờ vào công dụng mà nó mang lại mà hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng nhằm đảm bảo được tính minh bạch về tài chính. Tuy nhiên, để đảm bảo được giá trị cho phiếu thu thì người đảm nhận cần phải có chữ ký của các bên liên quan như giám đốc, kế toán trưởng, người nộp tiền, người lập phiếu, thủ quỹ.

 

>> Tải trọn bộ mẫu phiếu thu chuẩn miễn phí ngay tại đây

File trọn bộ mẫu phiếu thu

Mau-phieu-thu.zip

 

4. Những lưu ý khi lập phiếu thu

- Khi lập phiếu thu, người đảm nhận cần phải ghi rõ số phiếu và ngày, tháng, năm lập phiếu, họ tên người nộp tiền, địa chỉ người nộp tiền, nội dung nộp tiền bao gồm thu tiền tạm ứng còn thừa; thu tiền bán hàng hóa, sản phẩm.

- Người lập phiếu cũng phải ghi rõ số tiền thu được diễn giải bao gồm cả số và chữ.

- Cần lưu ý trong việc kèm chứng từ gốc, điều này sẽ giúp cho người dùng dễ dàng quản lý và theo dõi hoạt động chi tiêu, chứng từ của công ty, doanh nghiệp.

- Bên cạnh đó, trong quá trình viết phiếu thu cũng cần chú ý tới việc trình bày nội dung lẫn hình thức. Mỗi doanh nghiệp sẽ có cách viết mẫu thu khác nhau.

Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại cũng đươc áp dụng nhiều trong các bộ phận kế toán trong các doanh nghiệp, điều này đã giúp cho các hoạt động tài chính có thể cho được những chứng từ chính xác nhất làm căn cứ cho việc quản lý những hoạt động tài chính trong công ty. Như vậy có thể nói bảng chứng từ cùng loại đã giúp cho những người làm việc trong bộ phân kế toán giải quyết được nhiệm vụ của mình một cách thuận lợi và nhanh chóng.

Bài viết đã cung cấp các thông tin liên quan đến phiếu thu, bạn có thể hiểu sâu hơn về phiếu thu và áp dụng chúng vào công việc một cách hiệu quả.

>>> Xem thêm: Biên bản kiểm kê tài sản cho doanh nghiệp mới nhất năm 2024. Hiểu được vai trò, tầm quan trọng của công tác kiểm kê tài sản đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. 

Tìm việc