Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

BP là gì? Sự quan trọng của BP đối với sức khỏe con người?

Tác giả: Phương Anh Nguyễn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 19 tháng 06 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Nếu làm trong ngành y – dược hoặc các công việc liên quan đến chăm sóc sức khỏe thì bạn sẽ không thấy lạ lẫm với BP. Tuy nhiên, với những người không trong ngành này, đặc biệt là giới trẻ thì BP là một thuật ngữ khá xa lạ. Vậy BP là gì? Nó có những đặc điểm gì quan trọng với con người chúng ta? Hãy cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

 

1. Những thông tin cơ bản về BP

Để hiểu rõ hơn về vai trò cũng như các đặc điểm của BP thì trước hết, chúng ta cần biết thuật ngữ BP có ý nghĩa là gì và nó cần được hiểu theo khía cạnh nào?

1.1. Định nghĩa BP là gì?

BP là từ viết tắt của Blood  Pressure, dịch ra tiếng Việt thì có nghĩa là áp suất, áp lực máu hay nói theo chuyên môn trong y học thì đây chính là huyết áp.

Vậy bạn hiểu huyết áp có ý nghĩa là gì?

Thế nào là BP?
Thế nào là BP?

Huyết áp chính là áp lực mà trong quá trình tuần hoàn máu đã đẩy ra trong các mạch máu. Khi tim co bóp đã sinh ra một lực hợp với sức cản của động mạch tạo ra các áp lực và đó chính là huyết áp . Một điều đặc biệt nữa chính là việc người ta coi huyết áp là dấu hiệu để nhận biết một cơ thể có còn sống hay không.

Huyết áp con người có thể thay đổi khác nhau trong cùng một ngày. Với một người bình thường, xu hướng của huyết áp sẽ cao hơn vào ban ngày và hạ xuống vào ban đêm. Thời gian mà huyết ở mức thấp nhất sẽ trong khoảng từ 1 – 3 giờ sáng. Huyết áp sẽ đạt mức cao nhất trong khoảng thời gian từ 8 – 10 giờ sáng. Huyết áp cũng sẽ có thể tăng lên hay hạ xuống theo trang thái của con người. Tức là khi vận động mạnh, hay có cảm xúc mạnh thì huyết áp sẽ tăng lên. Còn khi con người ở trạng thái nghỉ ngơi thì huyết áp sẽ giảm xuống.

Ngoài ra, huyết áp cũng sẽ có thể tăng hoặc giảm nếu như ta sử dụng các loại thuốc liên quan đến co mạch hoặc co bóp của cơ tim, lúc này huyết áp sẽ tăng lên. Còn khi nóng, bị tiêu chảy hay dùng thuốc giãn mạch thì sẽ gây nên việc hạ huyết áp. Người cao tuổi rất dễ mắc bệnh cao huyết áp, còn người trẻ thì huyết áp thấp. 

Cần tìm việc làm gấp

1.2. Đơn vị đo và chỉ số của BP

BP được tính như thế nào?
BP được tính như thế nào?

Huyết áp sẽ được đo bằng đơn vị milimet thủy ngân (mmHg).

Thông thường, để biết chính xác huyết áp thì sẽ phải xác định được hai chỉ số và sẽ được thể hiện dưới dạng tỷ số. Hai chỉ số trong huyết áp chính là :

- Huyết áp tối đa : đây còn được gọi là huyết áp tâm thu hay có cách nói ngắn gọn chính là số trên. Huyết áp tối đa bình thường sẽ có chỉ số nằm trong khoảng từ 90 – 139 mmHg.

- Huyết áp tối thiểu : huyết áp này còn được gọi là huyết áp tâm trương hay cách nói ngắn gọn chính là số dưới. Chỉ số sẽ rơi vào khoảng từ 60 – 89 mmHg.

Mức độ BP được công nhận là chuẩn?
Mức độ BP được công nhận là chuẩn?

Khi tim của bạn đập nó sẽ tạo ra sự thay đổi của huyết áp từ cực đại đến cực tiểu tức là gây ra áp lực từ tâm thu đến tâm trương. Khi máu dịch chuyển thì huyết áp cũng sẽ có sự biến đổi. Sự dịch chuyển này cho thấy nếu càng đi xa khỏi tim thì ta sẽ nhận thấy huyết áp giảm dần.

Ở người bình thường, huyết áp ổn định khi được xác định có chỉ số huyết áp nhỏ hơn 130 mmHg và nhỏ hơn 85 mmHg lần lượt ở tâm thu và tâm trương.

Theo WHO – tổ chức chăm sóc sức khỏe thế giới thì huyết áp tâm thu ở mức thấp hơn 105 mmHg, huyết áp tâm trương thấp hơn 60 mmHg sẽ được coi là trạng thái tốt nhất cho tim mạch. 

Xem thêm: Bảng mô tả công việc điều dưỡng và vấn đề xung quanh nghề

Tìm việc làm y sĩ đa khoa

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến BP

Huyết áp là chỉ số dễ dàng thay đổi, do đó, các yếu tố dễ dàng tác động nên và tạo ra sự thay đổi của BP. Vì thế, cần nắm bắt được thông tin về các yếu tố thay đổi BP để có thể phòng tránh những sự thay đổi mang tính tiêu cực.

Điều gì làm ảnh huworng đến BP?
Điều gì làm ảnh hưởng đến BP?

Thực chất, trong y học, sẽ có hai yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp của con người. Đó là những yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể con người.

2.1. Yếu tố bên trong cơ thể người

Đây là những yếu tố, tác động xảy ra từ chính bên trong cơ thể của chúng ta. Tức là sự di chuyển của máu, sự co bóp của tim,…nói chung là những hoạt động sống diễn ra bên trong cơ thể. Cụ thể :

- Sức bóp, sức bóp của tim : Đây được coi là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến huyết áp của con người. Mức độ, tần suất đập của tim, đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới số đo huyết áp cho dù nhanh hay chậm. Huyết áp sẽ tăng nếu như tim đập nhanh, bởi khi đó đã tạo nên một áp lực máu đến thành động mạch rất lớn và ngược lại, huyết áp sẽ giảm nếu như tim đập chậm.

Những tác động từ phía trong
Những tác động từ phía trong

- Độ lớn, sức cản của động mạch : Máu sẽ lưu thông một cách dễ dàng hơn nếu như động mạch co giãn tốt, từ đó huyết áp sẽ đạt được sự ổn định hơn rất nhiều. Nhưng nếu thành mạch có tình trạng trở nên xấu đi như đàn hồi kém, bị xơ vữa,…thì lượng máu sẽ gặp khó khăn trong quá trình lưu thông. Khi đó, nếu sức cản càng lớn xuất hiện ở động mạch sẽ gây nên nguy cơ bị cao huyết áp.

- Số lượng máu trong cơ thể : Lượng máu trong cơ thể cũng tạo nên sự thay đổi huyết áp. Lượng máu thấp, không đủ tạo áp lực lên thành động mạch thì dễ gây nguy cơ huyết áp thấp và sẽ bị giảm huyết áp nếu như bị thiếu máu.

Có thể nói, ba yếu tố bên trong cơ thể này có quan hệ mật thiết với nhau. Chỉ cần một trong ba yếu tố có sự thay đổi hoặc có vấn đề thì hai yếu tố còn lại có thể bị ảnh hưởng đến khả năng làm việc và gây nên tình trạng huyết áp cao hoặc thấp ở con người.

2.2. Yếu tố bên ngoài cơ thể

Những sự tác động từ bên ngoài
Những sự tác động từ bên ngoài

Những yếu tố bên ngoài sẽ có sự tác động trực tiếp đến các yếu tố, hoạt động diễn ra bên trong cơ thể. Do đó, cần phải nắm bắt được những sự tác động gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của chính bản thân chúng ta.

- Tư thế ngồi : Đây có lẽ là một yếu tố ít ai ngờ tới sẽ gây nên sự ảnh hưởng tới BP. Tuy nhiên, theo khoa học đã chứng minh thì tư thế ngồi hoặc tư thế lúc đứng của chúng ta sẽ ảnh hưởng tới huyết áp trung bình. Nếu ngồi ở tư thế không đúng hay như sai tư thế thì điều này sẽ dẫn đến việc máu lưu thông một cách khó khăn hơn, dẫn đến BP sẽ ở mức không ổn định và có sự thay đổi thất thường.

- Thói quen trong ăn uống : Có lẽ, chế độ ăn uống hàng ngày của chúng ta là yếu tố ảnh hưởng đến nhiều bệnh lý khác nhau nhất. Đối với huyết áp, nếu ăn mặn, dùng đồ nhiều dầu mỡ, sử dụng các chất kích thích thì sẽ ảnh hưởng đến huyết áp.

Có sự ảnh hưởng trực tiếp tới chỉ số BP
Có sự ảnh hưởng trực tiếp tới chỉ số BP

- Đời sống sinh hoạt : Nếu như sinh hoạt thất thường, không điều độ, thường xuyên thức khuya và áp lực công việc cao thì khi đó, chúng là những nguyên nhân khiến cho BP ở mức không ổn định. Việc stress quá nhiều dẫn đến huyết áp không ổn định đã xuất hiện khá nhiều, đặc biệt là với giới trẻ - những người có thể được coi là thể trạng sức khỏe tốt nhất.

Đó là những yếu tố có sự tác động, ảnh hưởng đến sự thay đổi của huyết áp. Nó có thể cao cũng có thể thấp tùy thuộc vào chính bạn. Cần có sự điều chỉnh kịp thời để đạt được trạng thái tốt nhất, tránh những hệ quả về sau.

Xem thêm: Bác sĩ chuyên khoa 1 là gì và những thông tin về bác sĩ chuyên khoa

Tìm việc làm y tá

3. Bệnh lý thường gặp của BP

Có hai trường hợp hay gặp và được nhắc đến nhiều nhất đối với BP chính là huyết cao và huyết áp thấp.

Thực tế cho thấy, cả hai trường hợp này, cả huyết áp cao và huyết áp thấp đều có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe của chúng ta. Việc nắm bắt được chỉ số này giúp chúng ta theo dõi được huyết áp cũng như nắm bắt được tình hình sức khỏe của bản thân. Qua đó, có được sự điều chỉnh kịp thời để đạt được trạng thái tốt nhất.

Bênh lý của BP
Bênh lý của BP

Tuy nhiên, trước đó, chúng ta cần phải hiểu được thế nào là huyết áp cao và thế nào là huyết áp thấp.

Huyết áp sẽ được gọi là huyết áp cao khi các chỉ số của huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương lớn hơn lần lượt là 140 mmHg và 90 mmHg.

Đối với huyết áp thấp thì khi huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90 mmHg hoặc bị giảm đi 25 mmHg so với mức bình thường đo được.

Bên cạnh đó, còn có trường hợp được gọi là tiền cao huyết áp. Khi các chỉ số huyết áp nằm ở vị trí giữa thì trường hợp này xảy ra. Tức là huyết áp tâm thu sẽ dao động trong khoảng 120 – 139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương nằm ở mức 80 – 89 mmHg.

ần có một quá trình để chẩn đoán chính xác
Cần có một quá trình để chẩn đoán chính xác

Việc kết luận một người bị huyết áp cao hay thấp sẽ phải dựa trên kết quả đo huyết áp của nhiều ngày. Vì thế, để biết chính xác được số đo huyết áp cũng như trạng thái của bản thân thì chúng ta cần phải đo huyết áp một cách thường xuyên. Nên đo huyết áp nhiều lần trong ngày và cần được theo dõi các chỉ số qua nhiều ngày. Chỉ có như vậy ta mới có thể nhận được kết quả chính xác. Tuy nhiên, một điều lưu ý là huyết áp cần phải được đo ở cả hai tay và trong thời gian là sau 5 phút nằm nghỉ và đo ở tư thế đứng sau ít nhất là 1 phút.

Bên cạnh đó, chỉ số huyết áp có thể thay đổi bởi sự tác động của các yếu tố bên ngoài và bên trong. Do đó, cần có sự chuẩn bị thích hợp để có thể đo huyết áp ở trạng thái tốt nhất, đảm bảo được kết quả chính xác nhất.

4. Các bệnh huyết áp nguy hiểm như thế nào và cách phòng tránh ra sao ?

4.1. Sự nguy hiểm của bệnh huyết áp

BP nguy hiểm như thế nào?
BP nguy hiểm như thế nào?

Sự nguy hiểm của huyết áp cao và huyết áp thấp là điều không một ai có thể phủ nhận. Nói một cách ví von thì hai căn bệnh này chính là những sát thủ ngầm đối với sức khỏe của chúng ta. Bởi không có một triệu chứng gì quá rõ ràng để con người có thể nhận biết ngay được tình trạng bệnh của mình và các biến chứng nguy hiểm mà nó để lại cho chúng ta.

Sự nguy hiểm của huyết áp cao?

Huyết áp cao thường được coi là căn bệnh gắn với tuổi già bởi nó có sự gia tăng theo độ tuổi. Căn bệnh này chính là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ tử vong và các di chứng về thần kinh một cách nặng nề. Có thể kể đến như liệt nửa người, hôn mê, sống thực vật. Bên cạnh đó, nó cũng là yếu tố có thể thúc đẩy những  căn bệnh nguy hiểm như suy tim, bệnh gây thiếu máu ở cơ tim và có khả năng làm ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc sống.

Đây cũng được coi là nguyên nhân dẫn đến việc đột quỵ, nhồi máu cơ tim và các bệnh suy tim, phình động mạch khác. Suy thận và các biến chứng ở mắt cũng có khả năng bắt nguồn từ việc huyết áp cao. Khi huyết áp cao, tức là tăng áp lực của máu ở động mạch, điều này sẽ làm giảm tuổi thọ trung bình của con người.

Những căn bệnh mà huyết áp cao gây ra
Những căn bệnh mà huyết áp cao gây ra

Với huyết áp cao, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng bản thân.

Sự nguy hiểm của huyết áp thấp?

Khác với huyết áp cao, huyết áp thấp sẽ không gây nên các tình trạng suy tim hay các biến chứng nguy hiểm như tai biến. Nhưng không vì thế mà ta có thể chủ quan với căn bệnh này. Thực tế, những tác hại của huyết áp thấp cũng có sự nguy hiểm không kém.

Khi cơ thể của con người gặp phải tình trạng tụt huyết áp quá nhiều lần sẽ làm cho hệ thống thân kinh bị suy giảm về chức năng, lúc ấy, cơ thể chưa kịp điều chỉnh để cung cấp kịp thời các dưỡng chất và oxy cho các cơ quan trong cơ thể như não, tim, thận,… Điều này dễ dàng làm ảnh hưởng, tổn thương các cơ quan này.

Ảnh hưởng của huyết áp thấp
Ảnh hưởng của huyết áp thấp

Đối với những người bị huyết áp thấp, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ có thể gặp các tình trạng như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tăng khả năng suy thận,… Nếu mức độ năng hơn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Nếu huyết áp thấp bị kéo dài sẽ gây nên tình trạng làm suy yếu các bộ phận như tim, gan, phổi,…

Việc làm y tế dược tại Hà Nội

4.2. Cách kiểm soát và phòng ngừa bệnh huyết áp

Bởi vì mức độ nguy hiểm mà các bệnh huyết áp có thể gây ra, nên mỗi chúng ta cần có thái độ nghiêm túc trong việc bảo vệ, giữ gìn sức khỏe của mình. Đặc biệt là việc tìm hiểu các kiến thức phòng chống và kiểm soát các căn bệnh thường gặp sẽ tạo nên ý thức chủ động hơn đối với sức khỏe của bản thân.

 Để phòng ngừa và kiểm soát huyết áp cao cũng như huyết áp thấp, chúng ta cần phải chú ý đến các hoạt động và chế độ sinh hoạt thường ngày của mình.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt một cách khoa học

Bổ sung dinh dưỡng một cách hợp lý
Bổ sung dinh dưỡng một cách hợp lý

Đây có lẽ là việc làm cần phải nắm bắt và thay đổi nhất để có thể đảm bảo được một sức khỏe tốt. Các chỉ số huyết  áp sẽ dễ dàng thay đổi bởi các yếu tố bên ngoài và bên trong cơ thể. Do đó, chế độ ăn uống và sinh hoạt ảnh hưởng khá nhiều tới điều này. Vì vậy, một chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như kali, canxi, vitamin tổng hợp bằng các thực phẩm lành mạnh là điều cần thiết. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp cơ thể có thể cung cấp đủ các dưỡng chất cho các bộ phận trong cơ thể hoạt động tốt nhất.

Bên cạnh đó là việc sinh hoạt cần được đảm bảo. Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ và không làm các công việc quá sức sẽ giúp ta có được trạng thái tốt nhất. Điều này sẽ giúp huyết áp luôn ở trạng thái ổn định nhất. Và để tốt nhất thì việc tập thể dục thường xuyên, nâng cao sức khỏe với các bài tập nhẹ nhàng cũng đảm bảo được một cơ thể khỏe mạnh.

Tập thể dục nhẹ nhàng, nâng cao sức khỏe
Tập thể dục nhẹ nhàng, nâng cao sức khỏe

Có thể nói, huyết áp hay BP chính là những điều mà ta đã nghe thấy và có phần gần gũi với chính sức khỏe của bản thân. Nếu BP không ở trạng thái bình thường sẽ dẫn đến các tình trạng nguy hiểm với cơ thể và tính mạng của chính chúng ta. Chỉ tăng hay giảm một chút thôi thì BP cũng khiến bất kỳ ai đều phải lo lắng và chú ý đến sức khỏe của mình.

Đây là những kiến thức thông thường mà bạn cần biết để theo dõi sức khỏe và đảm bảo sức khỏe tốt. Đối với những y tá, điều dưỡng thì đây là kiến thức căn bàn mà họ phải nắm chắc. 

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về BP. Mong rằng bài viết này đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ BP cũng như huyết áp. Qua đó, có thêm kiến thức về y học cũng như chăm sóc sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh. Hy vọng rằng, thông qua bài viết các bạn độc giả sẽ chú ý và quan tâm đến sức khỏe của bản thân mình nhiều hơn và học được cách phòng ngừa những căn bệnh có thể gây nguy hiểm cho bản thân từ BP.

 

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;