
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App
Tác giả: Lại Trang
Bullet journal là gì? Bạn đã biết phương pháp quản trị thời gian hiệu quả nhất cho người lười để thành công? Nếu chưa, cùng Lại Trang tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé.
Bullet Journal là một hệ thống ghi chép được tuân theo các quy định mở. Hệ thống này giúp bạn có thể quản lý ghi chép hiệu quả, giúp bạn dễ dàng quản lý được các công việc, học tập cũng như các buổi gặp gỡ.
Bullet journal là gì hẳn không phải là câu hỏi khó với những tín đồ mê viết lách và có thói quen làm nổi bật lịch làm việc và học tập của mình bằng loại hình ghi nhật ký. Nhưng với những người không phải là Fan của giấy và bút, chỉ chuyên take note trên những tin nhắn điện thoại hay trang word thì đấy thực sự là một khám phá mới mẻ. Thực chất, Bullet Journal được hiểu là hình thức ghi chép công việc và kế hoạch, nhắc nhở, danh sách những thứ cần làm bằng sổ tay được phát triển bởi nhà thiết kế Ryder Carroll tại brooklyn vào cuối năm 2013. Ngay sau khi trình làng trước công chúng, sáng kiến sáng tạo này đã ngay lập tức tạo nên một nên một cơn lốc tìm kiếm và ứng dụng của người dùng trên các mạng xã hội lớn Kickstarter, Pinterest và Facebook nhờ vào tính năng dễ ghi, dễ nhớ, trực quan dựa trên sự kết hợp giữa phương pháp brainstorm, hình ảnh, màu sắc và hệ thống ký hiệu.
Đây được xác định là công cụ tuyệt vời giúp bạn tối đa hóa công việc trong ngày tùy vào những mục đích riêng bằng phương pháp đơn giản nhất. Chỉ với một chiếc bút và một quyển sổ ghi chép và quan trọng hơn yếu tố sáng tạo. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tối ưu lịch làm việc của mình bằng thước, bút đánh dấu và nhãn dán và giấy nến để tăng thêm tính thẩm mỹ và gây nổi bật. So với phương pháp ghi chép thông thường, hình thức Bullet Journal được đánh giá là phương pháp lập kế hoạch hiệu quả và sáng tạo nhất.
Nó tập trung vào phương pháp đơn giản và rõ ràng mà cha đẻ của phương pháp này gọi là kỹ thuật “ Rapid logging”. Được ví như “ phương pháp thiền định bằng văn bản”, so với việc take note trong điện thoại hay máy tính, việc đặt bút xuống viết lên giấy và giành thời gian cho thời gian biểu bởi những kí hiệu và hình ảnh trong Bullet Journal dễ dàng khiến chúng ta cân nhắc về việc thực hiện những kế hoạch đề ra nhiều hơn và có xu hướng dễ nhớ hơn so với những bảng mô tả chi chít chữ.
Bạn hoàn toàn có thể dùng Bullet Journal để ghi chép những dự định cần làm trong chuyến du lịch tuần tới, kế hoạch công việc và trạng thái hoàn thành công việc của bạn đến đâu... Phương pháp này giúp bạn tiết kiệm thời gian của mình một cách hiệu quả nhất. Đặc biệt, đối với những người lười, thường xuyên đặt ra những mục tiêu mà không bao giờ thực hiện được, Bullet Journal thực sự là "khắc tinh" vì nó ghim vào sâu trong trí nhớ của bạn những công việc đã và chưa hoàn thành, kèm theo deadline, lý do không thể hoàn thành lẫn những “hình phạt thích đáng”. Trong trường hợp bạn cố tính quên những mục tiêu được đặt ra trước đó, thì những kí hiệu và hình ảnh đã take note trong sổ vẫn thường trực trong đầu không thể làm bạn có được một giấc ngủ hay một cuộc chơi ngon lành. Bạn có đang tò mò về cách thức đánh bại sự lười biếng của bản thân và thu về kết quả tốt trong công việc sau khi đã nắm rõ Bullet Journal là gì? Tìm hiểu ngay trong nội dung sau nhé.
Dĩ nhiên, một cuốn sổ tay là không thể thiếu khi chọn phương pháp này, nhưng lưu ý rằng, bullet journal chỉ là phương thức ghi chép, lập kế hoạch trên sổ tay chứ không phải tên của một quyển sổ. Nên chọn những quyển số vừa nhìn và bọc bằng bìa da hoặc gáy cứng. Chọn sổ là tùy vào sở thích, tuy nhiên, để có thể đặt cao được mục đích quyết tâm ghi nhớ và danh hết tâm huyết cho nó, bạn nên lựa một quyển sổ tươm tất một chút để lấy động lực thực hiện kế hoạch. Những cuốn sổ như Daiso hay Moleskine - best choice là những lựa chọn không tồi để thăng hoa ý tưởng Bullet journal của bạn.
Là phương pháp ưu tiên viết tay nên bút là một lẽ dĩ nhiên. Nếu bạn là big fan của phương pháp “nghệ thuật chữ” ( Typography) thì bút mực là lựa chọn hàng đầu vì nó làm bật tông của những ký hiệu và hình ảnh của bạn trên nền sổ trắng. Bút chí là lựa chọn thứ hai, nhưng bạn không thể lưu lại những “tâm huyết” của mình nếu muốn lấy ra để đọc lại sau vài tháng. Bạn nên lựa chọn chiếc bút mà bạn thấy thoải mái khi viết và có thể dùng sổ nhiều sau này.
Được ví là phương pháp tốt nhất lên kế hoạch cho những người lười hay não cá vàng...nhưng không thể phủ nhận được tác dụng của nó nhưng bạn điều quan trọng nhất để bạn thực hiện tốt lịch trình, đấy là sức mạnh về tinh thần. Mỗi ngày, bạn phải dành ra tầm 5-10 phút để lên tất cả những lịch, công việc, mục tiêu thực hiện và dùng cũng với số thời gian đó để check lại mức độ hoàn thiện như một thời gian biểu thực sự. Nếu kiên trì, trong vòng 21 ngày liên tục, nó sẽ thành một thói quen tốt và hiệu quả trong việc thúc đẩy việc hoàn thành mục tiêu, nhưng dĩ nhiên thời gian đầu sẽ khá nản và bạn cần phải kiên định với mục tiêu đặt ra trước đó.
Để sở hữu được cuốn sổ tay “chất lượng| bằng phương pháp Bullet journal để đánh tan thói lười biếng, bạn cần nắm được một vài khái niệm:
Đây được hiểu như phần mục lục trong quyển sách của bạn, phần này bạn nêu thông tin số trang đầu tiên của chủ đề mà mình viết trong sổ, chúng ta sẽ dễ dàng tìm kiếm khi mở ra và xem lại.
Đây được hiểu là phần nội dung ghi rõ kế hoạch cho mỗi ngày của bạn. Bạn có thể liệt kê các công việc mình cần làm, những sự kiện cần tham gia, như thời gian biểu
Không những liệt kê những phần công việc trong ngày mà bạn phải liệt kê vào sổ ghi những dự định, việc phải làm trong tháng của bạn. Phần này, cố gắng ghi một cách chi tiết để bạn chắc chắn rằng, bạn không bảo qua một hoạt động nào vì thời gian thực hiện khá xa.
Đây là nơi để bạn đặt ra những mục tiêu dài hạn, các sự kiện đặc biệt quan trọng cần phải hướng đến hoàn thành trong vòng nửa năm.
Hệ thống kí hiệu ban đầu sẽ không làm bạn thấy “rối não” một chút khi phải ghi nhớ chúng, nhưng về lâu dài, nó sẽ giúp bạn định hình dễ hơn những công việc, tình trạng công việc, kế hoạch, ý tưởng nảy sinh bằng cách ngắn gọn nhất, quan trọng là, nó cũng tiết kiệm không gian cho quyển số của bạn và nhìn sổ của bạn trở nên khoa học hơn, bên cạnh đó, bạn có thể tận dụng không gian này cho sự sáng tạo bằng những hình vẽ với mục tiêu biến quyển sổ của bạn thành cuốn lưu bút. Bạn có thể tham khảo một số kí hiệu quan trọng trong phương pháp thú vị này qua hình ảnh dưới đây nhé.
Trước khi viết, bạn phải đặt ra mục tiêu thay đổi bản thân ở mức cao nhất và xác định được rằng, kỹ năng sắp xếp, tổ chức là cực kỳ quan trọng nếu bạn chinh phục mọi mục tiêu hiệu quả nhất được đề cập trong cuốn sổ. Đừng để lãng phí một phương pháp mà bản thân có thể làm miễn phí bây giờ để phát triển bản thân mình trong khi chủ nhân của nó, anh chàng thiết kế web Ryder Carroll phải dành đến gần một thập kỷ để lên ý tưởng và phát triển. Hãy cùng tìm hiểu ngay cách viết nhé.
Bước 1: Hãy “nhập” nguyên liệu cho dự định thay đổi bản thân của bản bằng một cuốn sổ khổ A5 trở lên với bút và bạn có thể thêm bút chì, bút dạ, màu vẽ nếu muốn làm cho lịch trình tương lai của bạn trở nên màu sắc và hấp dẫn nhất.
Bước 2: Viết mục lục cho sổ tay trong trang đầu tiên và trang trí cân đối, dễ nhìn. Bạn có thể để “Index” nếu muốn quyển sổ của mình mang hơi hướng phương pháp gốc.
Bước 3: Sử dụng kỹ thuật Rapid Logging để làm nội dung ghi chú các nội dung cần nhớ bằng việc ứng dụng các hệ thống kí hiệu. Với những ai chưa biết cụ thể về những “key” này thì lên Google và tìm hiểu trước khi kí hiệu cho chính xác nhé.
Bước 4: Bạn quay về trang 1 để đánh số mục lục rõ nội dung của trang 2 là “key”
Bước 5: Ở hai trang tiếp theo, bạn sẽ hoàn thiện mục Future log bằng việc điền vào đây những dự định tương lai của bạn theo các bước sau. Bạn nên chia trang giấy làm 3 phần tương đương với phần đất để hoàn thành nội dung cho từng tháng 1 đến 3. Bạn phải chắc chắn những dự định này phải chắc chắn thực hiện. Nếu chưa rõ lắm thì tham khảo thông tin thêm về cách bố trí trong mục Future trên Google nhé. Bạn có thể ghi chép thêm phần một số chủ đề quan tâm của bản thân như thói quen tốt hay kế hoạch thu chi. Phần này có thể ghi trước nếu có kế hoạch sẵn hoặc sau tùy vào sự kiện phát sinh. Sau đó, quay về trang 1 - mục lục để ghi bước vừa làm.
Bước 6: Làm Mothly log trong 2 trang giấy. Trong đó, phần bên trái bạn sẽ đánh các số từ 1- 31. Đây sẽ mục ghi nội dung công việc theo ngày, còn trang bên phải sẽ ghi những nội dung theo tháng của bạn. Phần này là những kế hoạch, mục tiêu cần hoàn thiện trong tháng. Sau đó, bạn đang số trang và quay về trang 1 để ghi mục lục.
Bước 7: Hoàn thành mục Weekly log nơi ghi chép các nhiệm vụ từ thứ 2 đến chủ nhật của bạn. Nếu chưa biết trình bày thế nào cho đẹp mặt, trực quan thì lên Google hoặc Pineterest sau đó, đánh số trang và quay lại trang 1 để nếu ghi rõ mục lục “ Weekly log + số trang”
Bước 8: Bạn dành thời gian để kiểm tra lại các kí hiệu xem tình hình thực hiện của mình như thế nào: những mục tiêu đã hoàn thành, chưa hoàn thành và những ý tưởng mới. Đừng quên dành vài phút để nghĩ xem lý do chưa hoàn thành nhiệm vụ là gì và có tiếp tục hay không. Nếu được thì hãy chuyển qua tuần mới và ghi rõ thời gian hoàn thành, nếu không cần thiết, bạn sẽ dùng ký hiệu gạch bỏ. Việc tổng hợp kết quả cho Month log cũng làm tương tự.
Trải qua 8 bước trên đây, chắc bạn đã nắm rõ được quy trình chuẩn để hoàn thành cho mình một cuốn cẩm nang chiến đấu với “não cá vàng” hay thói lười biếng của mình rồi chứ. Nếu vẫn còn chút băn khoăn về nội dung hãy lật lại đọc rõ từ đầu : dĩ nhiên là không thể bỏ qua được phần khái niệm Bullet journal là gì và “nguyên liệu” để thực hiện phương pháp này rồi.
Hi vọng những thông tin trên đây mà timviec365.vn cung cấp xoay quanh Bullet là gì và phương pháp để tạo ra cho mình một bản kế hoạch thay đổi bản thân bằng phương pháp Bullet journal sẽ thực sự hiệu quả với bạn. Thân ái!
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục
Chia sẻ
Bình luận