Tác giả: Timviec365.vn
Lần cập nhật gần nhất: ngày 18 tháng 06 năm 2024
Bạn đang có một dự án và muốn thực hiện nó những nguồn vốn hẹn hẹp. Bạn đang muốn tìm hiểu về Kickstarter là gì để tiến hành dự án khởi nghiệp của mình? Bài viết này sẽ cung cấp đến bạn các thông tin chi tiết nhất về Kickstarter cho bạn khi muốn kêu gọi một nguồn vốn đầu tư cộng đồng cho dự án của mình.
Các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, quỹ tương hỗ (mutual fund) là nơi để các doanh nghiệp vay vốn duy trì hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp khởi nghiệp, nguồn vốn gần như không có, tài sản thế chấp cũng không, trong khi nhu cầu sử dụng vốn lại rất cao. Lúc này, gọi vốn thông qua kickstarter là một giải pháp hữu hiệu.
Bạn đang muốn tìm hiểu về Kickstarter là gì cho bản thân mình đúng không? Khi bạn có ý tưởng kinh doanh hoặc muốn gọi vốn đầu tư cho dự án của mình thì Kickstarter là một sự lựa chọn rất hay dành cho bạn. Vậy Kickstarter chính xác là gì, tại sao nên sử dụng nó đối với những bạn muốn khởi nghiệp nhưng chưa có đủ vốn trong tay.
Kickstarter là một công ty giúp bạn, hỗ trợ bạn huy động nguồn vốn cộng đồng cho dự án cụ thể nào đo. Nó cho phép bất kỳ ai có khả năng sáng tạo, kinh doanh và muốn phát triển dự án của mình ra để kêu gọi vốn đầu tư. Cách kêu gọi của nó thông qua internet kết nối người dùng ở phạm vi toàn cầu. Đây là một hình thức khác với cách huy động vốn đầu tư cổ điển mà chúng ta vẫn thường dùng hoặc thấy.
Thông qua mô hình Kickstarter này, các bạn trẻ, hoặc bất kỳ ai đang muốn đưa dự án của mình đến gần hơn với mọi người thì đây là một nơi dành cho bạn. Bạn có thể giới thiệu trực tiếp dự án của bản thân cho những người tiêu dùng, và gọi nguồn vốn (vốn chủ sở hữu + vốn vay) từ chính những khách hàng “tiềm năng” này của bạn.
Theo thống kế thì tính đến 2024 Kickstarter đã kết nối thành công, khởi nghiệp cho số dự án lên đến hơn 57 nghìn và kêu gọi về hơn 2 tỷ đô. Trên thế giới thì kêu gọi vốn cộng đồng qua Kickstarter không còn quá xa lạ nữa, những ở Việt nam thì đây là cách thức kêu gọi vốn đầu tư còn khá mới. Nếu bạn đang có ý tưởng cho một dự án nào đó, tại sao không thử với Kickstarter để có cơ hội phát triển và hoàn thành dự án của mình.
Việc làm ngân hàng - chứng khoán - đầu tư tại Hồ Chí Minh
Khi tìm hiểu Kickstarter chắc chắn bạn tò mò về cách thức hoạt động của nó như thế nào để bạn có thể đưa dự án của mình đến với nhiều khách hàng và gọi vốn cộng đồng thông qua đây. Nó hoạt động cụ thể như sau:
Khi bạn đưa dự án của bản thân lên Kickstarter để bắt đầu kêu gọi vốn từ cộng đồng, đầu tiền dự án của bạn phải lên kế hoạch tài chính phù hợp cho dự án, xác định chính xác cho một mức vốn cần đầu tư là bao nhiêu và khoản thời gian để thực hiện chiến dịch kêu gọi nguồn vốn cho dự án trong bao lâu. Thường một dự án sẽ diễn ra trong khoảng thời gian 30 – 40 ngày tính từ khi dự án bắt đầu và kết thúc nó và mức vốn bạn gọi được về phải bằng khoảng xác định vốn ban đầu của bạn hoặc hơn khi đặt ra.
Để gọi được vốn công đồng trên Kickstarter không đơn giản, đòi hỏi dự án của bạn phải thu hút, chiến được sự quan tâm của các nhà đầu tư công đồng và đi vào một vấn đề nào đó được nhiều người quan tâm. Bạn có thể thực hiện việc thuyết minh ý tưởng của mình thông qua đoạn văn mô tả, qua hình ảnh hoặc thông qua những đoạn video ngắn có sức thuyết phục tốt và biết cách thu hút công đồng bằng tận dụng tốt đa với mạng xã hội.
Để thu hút được nhiều nhà đầu tư (investor) công đồng, chủ dự án cần phải đưa ra các chiến thuật về ưu đãi hoặc các gói phần thưởng khác nhau và cần phải tương ứng với số vấn mà nhà đầu tư muốn. Trong quá trình kêu gọi vốn đầu từ thông qua Kickstarter này, chủ dự án có thể nhận được phản hồi từ công đồng và lấy đó là những tư liệu để thay đổi dự án phù hợp hơn và thiết thực hơn.
Không chỉ vậy, trong quá trình kêu gọi vốn cộng đồng, các chủ dự án có thể tăng lên mức vốn đầu tư muốn có để nhận về nhiều ưu đãi hơn và giúp phát triển dự án được tốt nhất. Nếu dự án của bạn gọi vốn đầu tư từ công đồng thành công thì Kickstarter sẽ thì phí dịch vụ là 5% trên tổng số tiền bạn đã huy động về được. Số tiền sau khi trừ đi 5% sẽ được chuyển về chủ dự án. Nếu không may, dự án không thành công thì số tiền bạn huy động được cho dự án sẽ được hoàn trả lại về cho các chủ đầu tư của dự án.
Bạn có muốn biết những ngành hàng nào có thể đưa ra dự án và kêu gọi vốn đầu tư công đồng thông qua Kickstarter hay không? Bạn có thể khởi nghiệp trên Kickstarter với các ngành hàng như sau:
Thứ nhất, dự án thực hiện trong lĩnh vực giáo dục cho từng nhóm đối tượng cụ thể.
Thứ hai, dự án về lĩnh vực công nghệ nông nghiệp.
Thứ ba, dự án về lĩnh vực nghệ thuật.
Thứ tư, dự án về lĩnh vực sản phẩm tiêu dùng.
Thứ năm, dự án cho lĩnh vực về phần mềm Game.
Thứ sáu, các dự án về mảng thiết kế nghệ thuật.
Còn có rất nhiều các lĩnh vực khác bạn có thể tham gia vào tìm nguồn vốn đầu tư công động thông qua sự hỗ trợ của Kickstarter hiện nay.
Cũng giống với Kickstarter, Indiegogo cũng là một dạng hỗ trợ các bạn trẻ, những người muốn khởi nghiệp khi không có nhiều vốn và muốn thực hiện việc kêu gọi vốn từ công đồng. Chính vì đều là những câu nói giúp người đầu tư và chủ dự án kết nối với nhau nên nhiều người thường bị nhầm lẫn với hai công ty này với nhau. Cùng tìm hiểu để thấy được điểm khác biệt như chứng như thế nào nhé.
Một là, gọi vốn đầu tư thông qua Indiegogo bạn sẽ nhận được như sau:
+ Chủ dự án sẽ mất phí 5% khi gọi vốn trên Indiegogo theo tổng tiền gây quỹ được. Và bạn có thể thực hiện 2 loại dự án là dự án có số tiền gây quỹ linh động và dự án hướng dẫn gây quỹ ổn định.
+ Người đầu tư sẽ không mất tiền trong trường hợp dự án gây quỹ này không thành công và giúp các nhà đầu tư giảm thiểu được rủi ro. Nhưng cũng đem đến cho bạn những rủi ro như số vốn được chủ dự án toàn quyền quyết định kể cả nó không thành công, chính vì vậy có thể sẽ không hoàn lại tiền cho chủ đầu tư khi dự án không thành công.
Hai là, gọi vốn đầu tư công động thông qua Kickstarter như sau:
+ Chủ dự án sẽ phải trả phí cho Kickstarter 5% khi dự án thành công trên tổng số vốn đầu tư gọi được. Ngoài ra còn một số các phí giao dịch toán khác khi thực hiện chuyển tiền. Bạn sẽ không phải bỏ phí khi dự án không thành công.
+ Người đầu tư: Nếu dự án không thành công, các nhà đầu tư được hoàn tiền đầu tư và giúp các nhà đầu tư công động khi tham gia gây quỹ cho dự án nào đó giảm thiểu được các rủi ro có thể xảy ra.
Như vậy, bạn có thể thấy được Kickstarter và Indiegogo cũng tương tự nhau, không có quá nhiều khác biệt giữa chúng.
Khi bạn thực hiện việc gọi vốn thông qua Kickstarter không chỉ đơn giản là tiền đầu tư vào dự án mà bạn còn nhận được lợi ích khác cho bạn bạn như:
Lợi ích lớn nhất bạn nhận được khi thực hiện việc kêu gọi vốn công động thông qua Kickstarter đó chính là tiền đầu tư cho dự án của bạn. Giúp bạn không nhất thiết phải đi vay muộn mà vẫn sở hữu được một nguồn vốn để thực hiện dự án của bản thân.
Tiếp đó, không phải chỉ là nguồn tiền đầu tư bạn nhận được mà thông qua Kickstarter giúp bạn đến gần hơn với ước mơ của mình, thực hiện dự án thành công thông qua sự ủng hộ và nguồn vốn đầu tư công đồng trên Kickstarter.
Hơn thế nữa, lợi ích bạn nhận được thông qua việc gọi vốn cộng đồng từ Kickstarter đó chính là những bình luận góp ý của nhà đầu tư để giúp cho bạn phát triển dự án được tốt nhất, nhận thấy được nhược điểm và đưa sản phẩm của dự án được hoàn thiện hơn.
Ngoài ra, điều bạn nhận được lợi ích khi sử dụng Kickstarter để khởi nghiệp đó chính là nhà đầu tư chính là các khách hàng tiềm năng của bạn, những người khách hàng “tương lai” của dự án. Giúp bạn tiếp cần với nhiều nhà đầu tư cộng đồng nhau.
Đặc biệt, khi thực hiện Startup thông tin Kickstarter cho các chủ dự án, có một lợi thế rất lớn đó là chi phí thấp, chỉ mất 5% phí khi dự án thành công và không phải bỏ phí nếu dự án của bạn thất bại. Người ta thường ví việc chủ dự án thực hiện kêu gọi vốn đầu tư từ cộng đồng thông qua Kickstarter là “được ăn cả, ngã về không”, được thì bạn mất phí, còn không thành công bạn không mất gì.
Khởi nghiệp và tìm kiếm nguồn đầu tư thông qua Kickstarter là rất có lợi, tùy nhiên đối với nhiều người Việt Nam hiện nay khi thực hiện đưa dự án của mình lên Kickstarter để kêu gọi nguồn vốn đầu tư cộng đồng cũng gặp không ít khó khăn, rào cản như:
Khi phân phối sản phẩm sẽ gặp khó khăn bởi khoảng cách địa lý bởi Kickstarter kết nối chủ dự án với người đầu tư trên phạm vị là toàn cầu.
Việc phân phối này cũng gặp khó khăn về chi phí vận chuyển sản phẩm đến tay các chủ đầu tư và các thủ tục về hải quan khá phức tạp. Đặc biệt với những chủ đầu tư ở những vùng xa xôi sẽ khiến chi phí vận chuyển cao.
Hơn thế nữa, trong quá trình vận chuyển có thể gặp phải nhiều rủi ro gây ảnh hưởng hoặc biến dạng với các sản phẩm của bạn.
Không chỉ có những chủ dự án gặp phải rào cản, khó khăn mà nhà đầu tư khi thực hiện gây quỹ thông qua Kickstarter cho các dự án cũng gặp phải không ít những khó khăn và rủi ro. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, phần tiếp theo của bài viết sẽ chia sẻ đến bạn.
Khi các nhà đầu tư cộng đồng, thực hiện việc đầu tư vào một dự án nào đó trên Kickstarter bạn có thể sẽ gặp phải một số các rủi ro không may như:
Thứ nhất, có một số các trường hợp xảy ra là sản phẩm bạn đầu tư, nói dễ hiểu hơn là sản phẩm bạn mua không thể đến được tay bạn. Vì nó không phải là hình thức mua bán trực tiếp mà là giao dịch thương mại điện tử nên rủi ro này không thể tránh khỏi.
Thứ hai, khi bạn nhận được sản phẩm có thể không giống với trong mô tả của dự án bạn đã đầu tư. Rất nhiều các chủ dự án vì muốn gây chú ý và quan tâm của người đầu tư nên thường để mô tả sản phẩm rất “tuyệt vời” so với thực tế sản phẩm của họ.
Thứ ba, thời gian để bạn nhận hàng có thể rất lâu, bởi đấu là nền tảng kết nối trên phạm vị toàn cầu, chính vì vậy khi giao hàng rất lâu, đặc biệt trường hợp xấu nhất có thể xảy ra đó là bạn không nhận được hàng.
Thứ tư, việc bảo hành sản phẩm cũng sẽ có chút khó khăn bởi không gian về địa lý khả lớn nên gặp khó khăn về việc bảo hành sản phẩm cho khách hàng khi mua.
Thứ năm, có thể bạn sẽ bị lừa với các “dự án ma”, không có thật, họ thù về tiền đầu tư của bạn nhưng không trả lại khi thất bại hoặc trong trường hợp họ sẽ giao sản phẩm cho bạn.
Để giúp bạn trở thành những nhà đầu tư thông minh trên Kickstarter và giảm thiểu rủi ro khi đầu tư cho các dự án trên này bạn có thể chú ý đến một số các vấn đề như sau trước khi đầu tư là:
Thứ nhất, khi quyết định đầu tư cho dự án bất kỳ bạn cần thu thập và tìm hiểu thật hiểu thông tin về dự án đó, càng nhiều càng tốt. Thực hiện phaan tích đánh giá dựa theo các phương pháp như TPI, IRR, CBA, B/C để có cơ sở ra quyết định đầu tư đúng đắn.
Thứ hai, tìm hiểu kỹ về các chủ dự án để biết được uy tín, năng lực thực tế cùng với kinh nghiệm của họ như thế nào.
Thứ ba, tìm hiểu xem họ đã có được những lần kêu gọi vốn đầu tư công đồng nào thành công hay chưa, nếu có rồi sẽ giúp tăng độ tin cậy cho bạn, còn nếu chưa thì bạn có thể suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định đầu tư cho một dự án.
Thứ tư, khi đầu tư cho dự án bạn nên quan tâm đến yếu tố về thực tế, không lựa chọn các sản phẩm chỉ có hình ảnh bản vẽ, hoặc mô hình mà lựa chọn các dự án đã hoàn thiện sản phẩm và có sản phẩm thực tế trên tay.
Thứ năm, để ý đến tình trang các chủ dự án có cập nhật tình hình dự án thường xuyên hay không? Nếu lâu không cập nhật thì bạn cũng nên chú ý và tránh lựa chọn đầu tư cho các dự án này.
Qua chia sẻ về Kickstarter là gì giúp bạn có được những thông tin bổ ích và hiểu hơn về nền tảng hỗ trợ kêu gọi nguồn vốn cộng đồng này. Bên cạnh đó, bạn còn có những thông tin bổ ích khác cho bạn thân qua chia sẻ thiết thực và gần gũi trong bài viết này.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc