
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App
Tác giả: Vũ Ngọc Bảo
Giáo dục đào tạo là một trong những cái nôi vững chãi nhất của nền kinh tế xã hội hiện tại, thiếu đi kiến thức, bất kể công dân nào thiếu đi trình độ hay học vấn đều khiến đất nước tổn thất nặng nề.
Trong quá trình đào tạo, hiện vẫn còn nhiều vấn đề bất cập cần thiết phải thay đổi. Vậy giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục liệu có tồn tại? Hãy cùng timviec365.vn khám phá ngay những thông tin này để làm rõ nhé.
Có rất nhiều cách để nâng cao chất lượng giáo dục, phổ biến nhất phải kể đến việc nâng cao chất lượng quản lý.
Đúng vậy, quản lý thực sự là một khâu quan trọng, nếu không có người đứng đầu tốt thì sẽ không có tổ chức vẹn toàn. Đó là lý do mà cần thiết nâng cao chất lượng của đội ngũ quản lý, đổi mới tư duy cùng với những phương thức quản lý theo hướng tích cực để đạt hiệu quả.
Cải cách hành chính, thể chế hóa chức năng, vai trò và nhiệm vụ của công tác quản lý trong giáo dục để có thể quản lý nghiêm nhưng vẫn đảm bảo không xảy ra áp lực.
Để có một hệ thống quản lý toàn diện, cần thiết xây dựng một hệ thống kiểm định chất lượng hiệu quả. Việc quản lý chất lượng tại các cơ sở giáo dục phải do chính các đơn vị này chịu trách nhiệm.
Trong đó nhà quản lý vai trò chủ chốt không nên can thiệp quá sâu vào công tác quản lý chi tiết ở cấp vi mô, họ chỉ nên đóng vai trò là một nhạc trưởng, điều hành, điều khiển từ xa để dàn nhạc của mình vẫn vận hành trơn chu.
Nói chung, chất lượng quản lý vẫn luôn là thứ ưu tiên số 1, bất kể tổ chức nào có người lãnh đạo giỏi thì tổ chức ấy đạt hiệu quả tốt hơn.
Xem thêm: Thông tin được cập nhật mới nhất về kiểm định chất lượng giáo dục
Khi một cơ sở giáo dục có đa dạng nguồn tài chính thì lúc đó điều kiện về cơ sở vật chất được đảm bảo. Vật chất khang trang đồng nghĩa với chất lượng giáo dục cũng được cải thiện.
Thông thường, các cơ sở giáo dục có thể đa dạng nguồn tài chính bằng cách xây dựng chính sách học phí hợp lý chẳng hạn theo mục tiêu, môn học, ngành nghề, đối tượng hay các phương thức hỗ trợ giáo dục,...
Ở Việt Nam, xét về đặc điểm kinh tế, xét về đặc điểm từng vùng miền thì chính sách học phí “không cào bằng” là hoàn toàn phù hợp. Trong đó, phân biệt từng vùng miền khác nhau, phân biệt từng nhóm đối tượng học khác nhau đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ phổ cập giáo dục.
Đa dạng hóa nguồn tài chính vừa có thể đáp ứng được nhu cầu học tập của toàn dân đồng thời cũng đem đến cho người học nhiều sự lựa chọn khác nhau. Một số cơ sở giáo dục như viện nghiên cứu, hay cơ sở giáo dục khác có thể khai thác nhân tài thông qua các dự án nghiên cứu khoa học hoặc hợp đồng chuyển giao công nghệ,...
Việc đa dạng hóa nguồn tài chính sẽ trở nên kém hiệu quả hơn nếu như các biện pháp chống lãng phí trong giáo dục không được áp dụng.
Việc phân luồng trong giáo dục vẫn đang được tiến hành từ cấp Trung ương cho đến địa phương. Ở Những quốc gia khác, nhiều người dân đến với giáo dục với một mong muốn để nâng cao tri thức trong khi một số quốc gia đang phát triển hoặc nghèo nàn thì lại đặt lợi ích là trên hết. Họ mong muốn chất lượng giáo dục được cải thiện để kiếm thật nhiều tiền.
Muốn giảm thiểu được chi phí của xã hội, các đơn vị, cơ sở giáo dục cần thực hiện phân luồng hiệu quả. Việc phân luồng ở đây không có nghĩa là lấy đi cơ hội của người học mà là xem xét nhu cầu của người học với nhu cầu hiện tại của xã hội như thế nào.
Khi phân luồng trong giáo dục, chủ thể sử dụng dịch vụ giáo dục đào tạo sẽ là người thực hiện nhiệm vụ này, khi đó họ cần phải là người nắm rõ xem giáo dục đem lại lợi ích gì cho đơn vị của họ, họ có thực sự đủ năng lực để gánh vác nhiệm vụ này hay không,...
Nói đi thì cũng phải nói lại, để hoàn thành tốt nhiệm vụ phân luồng thì các chủ thể sử dụng dịch vụ giáo dục cần được cung cấp đầy đủ thông tin, ngoài ra thì họ cũng phải nhận được những bản cam kết thực tiễn về chất lượng.
Muốn lợi ích xã hội được đảm bảo, người tham gia chỉ đạo giáo dục cần phải đảm bảo thực hiện nghiêm việc kiểm định chất lượng, trong đó tạo điều kiện kiểm soát và vận hành đến mức tối đa tại các hệ thống giáo dục.
Khâu quản lý vừa phải đảm bảo được sự chuẩn mực đồng thời cũng phải tạo ra sự minh bạch và chế độ cạnh tranh công bằng, có như vậy các cơ sở giáo dục mới thực hiện tốt nhất những nhiệm vụ được giao, ngày càng hoàn thiện mình để hoàn thiện hệ thống giáo dục đào tạo một cách tối ưu.
Nếu chỉ chú trọng vào khu vực thành thị thì nền giáo dục nước nhà sẽ khó mà phát triển toàn diện. Chúng ta không thể tự hào vỗ ngực và nói rằng chất lượng giáo dục quốc gia đang đà phát triển trong khi giáo dục ở miền núi còn yếu kém.
Không thể phủ định việc xoá bỏ khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa các khu vực cực kỳ khó khăn nhưng chính vì thế mà cần nêu cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ quản lý, đồng thời chú trọng hơn nữa vào việc khích lệ tinh thần, cần thiết mỗi người giáo viên phải thực sự yêu nghề, cố gắng và nỗ lực hết mình để có được những kết quả như mong đợi.
Để có thể thay đổi và cải tiến chất lượng bằng cách san phẳng mặt bằng khoảng cách giữa các vùng miền, đội ngũ giáo viên cần phải thay đổi tư duy một cách tiến bộ hơn. Vốn dĩ nhiều em học sinh ở vùng dân tộc thiểu số ít người hoàn toàn có thể vươn lên và trở thành học sinh giỏi, xuất sắc nhưng chỉ vì điều kiện học tập còn khó khăn nên ước mơ đó cũng thành dở dang.
Vậy nên, để cải thiện được chất lượng miền núi thì nền giáo dục cần phải tạo ra tính đột phá cho nền giáo dục miền núi chẳng hạn điều đội ngũ cán bộ trình độ cao về giảng dạy, chính họ sẽ là đòn bẩy tốt nhất để nền kinh tế nước nhà phát triển hơn.
Xem thêm: Trả lời cho câu hỏi giáo dục nghề nghiệp là gì chi tiết nhất
Hiện nay, có khá nhiều trường đại học đạt chuẩn theo định hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thế nhưng công tác này cần phải đẩy mạnh hơn nữa, một khi tất cả các trường đại học đều đạt chuẩn thì cơ hội khẳng định vị thế quốc gia trên trường quốc tế mới có hy vọng.
Xu hướng mới của thời đại chính là sự đột phá, bao gồm cả lĩnh vực Giáo dục. Nếu nền giáo dục nước nhà thiếu đi tính đột phá, sự sáng tạo thì hiệu quả e rằng đáng lo ngại.
Nói vậy không có nghĩa là bất cứ ý tưởng nào cũng phải được triển khai, mỗi một sáng kiến đề ra phải đảm bảo được yếu tố chắc chắn kèm theo một lộ trình phù hợp. Để làm được điều đó, người lãnh đạo cần phải đưa ra một cơ chế hay những chính sách giáo dục phù hợp. Bên cạnh đó, phải đảm bảo nguồn lực tài chính đủ chi tiêu cho những phát sinh liên quan.
Có thể nói, hiện nay Việt Nam không thiếu những đội ngũ đào tạo chất lượng là các nhà quản lý, khoa học, giảng viên,... phục vụ cho sự nghiệp phát triển của nền giáo dục nước nhà.
Muốn có trường đại học đạt chuẩn, trước hết cần phải đảm bảo tác rời giữa mục tiêu lợi ích kinh tế với mục tiêu chất lượng bằng cách chỉ tuyển dụng những ứng viên có đầy đủ năng lực, thực sự ưu tú và tâm huyết với nghề.
Xét về lâu dài, đây mới là giải pháp đem lại hiệu quả thực sự, sự đầu tư này có vẻ khá khả quan và nếu như được thực hiện nghiêm ngặt thì hiệu quả sẽ là kết quả đáng mong đợi.
Chính sự nghiêm ngặt ngay từ công tác tuyển chọn sẽ là điều kiện thuận lợi mà hệ thống giáo dục đang cần. Không những vậy, những sinh viên này khi ra trường cũng sẽ có một cái nhìn thực tế hơn về ngành nghề mình theo đuổi.
Nếu bất kỳ cơ sở giáo dục đào tạo nào chưa có đủ khả năng và kinh nghiệm thì có thể liên kết hợp tác với những trường danh giá trên thế giới sau đó học tập và cải thiện chất lượng sau.
Xem thêm: Việc làm giáo dục - đào tạo
Kiểm định chất lượng giáo dục
Một yếu tố không thể thiếu khi tiến hành cách giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đó chính là kiểm định chất lượng. Vậy bạn đã thực sự hiểu rõ về khái niệm này? Cùng timviec365.vn khám phá ngay với bài viết dưới đây nhé!
Chia sẻ
Bình luận