
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App NTD
Tác giả: Hoàng Thúy Nga
Giáo dục ngày càng phát triển và tiên tiến hơn, đòi hỏi có sự thay đổi không hề nhỏ về cách đánh giá xếp loại hạnh kiểm và học lực của học sinh THCS. Đặc biệt, học lực có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng học tập của học sinh. Vậy đánh giá xếp loại học sinh THCS ra sao? Cùng khám phá bài viết dưới đây để biết được cách đánh giá xếp loại học sinh THCS nhé!
Để tính điểm trung bình môn học trong học kỳ, bạn áp dụng công thức sau đây:
ĐTBmhk = (TĐĐGtx + 2 * ĐĐGgk + 3 * ĐĐGck) / (Số ĐĐGtx + 5)
Cụ thể:
- ĐTBmhk là điểm trung bình môn trong học kỳ của học sinh.
- TĐĐGtx là tổng điểm đánh giá, kiểm tra thường xuyên.
- ĐĐGgk là điểm đánh giá, kiểm tra giữa học kỳ, tính theo hệ số 2.
- ĐĐGck là điểm đánh giá, kiểm tra vào cuối kỳ, tính theo hệ số 3.
- ĐĐGtx là điểm đánh giá và kiểm tra thường xuyên, tính theo hệ số 1.
Dựa theo điểm trung bình cả năm và học kỳ của học sinh sẽ chia thành 5 loại học lực khác nhau là: Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém.
Để được xếp loại giỏi, học sinh cấp 2 cần đáp ứng tiêu chuẩn sau:
- Tổng điểm trung bình các môn học phải từ 8,0 trở lên, và điểm trung bình của 1 trong 3 môn bắt buộc phải từ 8,0 trở lên, cụ thể là Toán, Ngữ Văn hoặc Ngoại ngữ.
- Các điểm trung bình môn học không được có môn nào dưới 6,5.
- Các môn học đánh giá bằng việc nhận xét xếp loại Đạt (Đ).
Để xếp loại học lực Khá, học sinh THCS cần đáp ứng tiêu chuẩn như sau:
- Tổng điểm trung bình các môn học cần từ 6,5 trở lên và 1 trong 3 môn bắt buộc có điểm trung bình từ 6,5 trở lên là Toán, Ngữ Văn hoặc Ngoại ngữ.
- Các môn học không có môn nào có điểm trung bình thấp hơn 5,0.
- Các môn học đều được đánh giá bằng nhận xét thì cần đạt loại Đ.
Cách đánh giá xếp loại học sinh THCS ở mức Trung bình sẽ theo tiêu chuẩn sau:
- Tổng điểm trung bình các môn học cần lớn hơn 5,0 và một điểm trung bình của 1 trong 3 môn bắt buộc từ 5,0 trở lên là Toán, Ngữ Văn hoặc Ngoại ngữ.
- Các môn học không có môn nào có điểm trung bình thấp hơn 3,5.
- Các môn học đều được đánh giá bằng nhận xét thì cần đạt loại Đ.
Đối với xếp loại học sinh yếu, nếu tổng điểm trung bình các môn học lớn hơn 3,5 và không có môn nào có điểm trung bình thấp hơn 2,0 thì xếp loại vào học sinh Yếu.
Đối với học sinh xếp loại Kém sẽ thuộc các trường hợp còn lại. Nghĩa là, tổng điểm trung bình các môn học thấp hơn 3,5 và điểm trung bình các môn đều thấp hơn 3,5 thì xếp loại học sinh Kém.
Nếu điểm trung bình cả năm hoặc điểm trung bình học kỳ của học sinh đạt được mức học sinh Khá hoặc Giỏi, tuy nhiên nếu học sinh có 1 môn học thấp hơn mức xếp loại theo quy định và học lực bị xét xuống thấp hơn thì cần điều chỉnh như sau:
- Nếu điểm trung bình cả năm hoặc điểm trung bình học kỳ của học sinh đạt ở loại G, tuy nhiên có một môn học bất kỳ mà bị xuống loại Trung bình thì học sinh này sẽ được xếp loại ở mức Khá.
- Nếu điểm trung bình cả năm hoặc điểm trung bình học kỳ của học sinh đạt ở loại G, tuy nhiên kết quả của một môn học bị xét ở loại Yếu thì học sinh này sẽ bị xếp ở mức Trung bình.
- Nếu điểm trung bình cả năm hoặc điểm trung bình học kỳ của học sinh đạt ở loại Khá, tuy vậy có một môn học bất kỳ bị xét ở loại Yếu thì học sinh sẽ được xét ở mức Trung bình.
- Nếu điểm trung bình cả năm hoặc điểm trung bình học kỳ của học sinh đạt ở loại Khá, nhưng một môn học nào đó có kết quả đạt ở mức Kém thì học sinh đó sẽ xếp loại ở mức Yếu.
Bên cạnh học lực, hạnh kiểm cũng là căn cứ để đánh giá xếp loại học sinh THCS.
Dựa theo biểu hiện về hành vi, thái độ và đạo đức của học sinh trong việc ứng xử với thầy cô giáo, công nhân viên, cán bộ trong nhà trường, bạn bè, gia đình và toàn xã hội để đánh giá hạnh kiểm của học sinh. Song song với đó, các ý chí phấn đấu vươn lên trong học tập, rèn luyện thân thể, tích cực tham gia hoạt động tập thể của trường, của lớp, giữ gìn và bảo vệ môi trường cũng là tiêu chí đánh giá hạnh kiểm của học sinh.
Đồng thời, đánh giá hạnh kiểm sẽ dựa vào biểu hiện, hành vi của học sinh đó với môn học Giáo dục công dân trong nhà trường theo cấp THCS để làm tiêu chi đánh giá.
Sau mỗi học kỳ và cả năm học, học sinh sẽ được đánh giá hạnh kiểm dựa trên 4 loại là Tốt (T), Khá (K), Trung bình (Tb) và Yếu (Y). Hạnh kiểm của học sinh cũng được đánh giá chủ yếu dựa vào học kỳ 2 và sự tiến bộ trong hành vi, biểu hiện và thái độ học tập của học sinh.
Để nhận được hạnh kiểm loại Tốt, học sinh cần đáp ứng được các tiêu chuẩn như:
- Nội quy nhà trường luôn thực hiện một cách nghiêm túc, các quy định trong luật pháp, an toàn giao thông, trật tự an toàn trong xã hội luôn được đảm bảo. Học sinh cần tích cực tham gia phòng chống, đấu tranh các hành động tiêu cực, nói không với tệ nạn xã hội.
- Luôn kính già, yêu trẻ, tôn trọng giáo viên và người lớn tuổi, giúp đỡ và thương yêu các em nhỏ, có ý thức trong quá trình xây dựng lớp, trường thêm đoán kết, được các bạn yêu mến.
- Chăm chỉ rèn luyện các phẩm chất đạo đức, xã hội, sống giản dị, lành mạnh, khiêm tốn và chăm chỉ giúp đỡ gia đình việc nhà.
- Các nhiệm vụ trong học tập cần được hoàn thành đầy đủ, có ý thức vươn lên trong học tập, luôn trung thực trong học tập, đời sống.
- Tích cực và chăm chỉ rèn luyện thể dục thể thao, bảo vệ, giữ gìn vệ sinh lớp học, trường học, môi trường.
- Các hoạt động giáo dục, hoạt động do trường học tổ chức cần tham gia đầy đủ, tích cực tham gia Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
- Thái độ và hành vi thực hiện luôn đúng đắn trong quá trình rèn luyện lối sống, đạo đức theo môn Giáo dục công dân.
Nếu học sinh thực hiện được đầy đủ các quy định của xếp loại hạnh kiểm Giỏi nhưng vẫn còn tồn tại một số thiếu sót và chưa thể đạt đến hạnh kiểm loại Tốt thì sẽ xếp hạnh kiểm ở mức Khá. Hoặc học sinh đó có nhiều thiếu sót trong học tập và thái độ nhưng đã sửa chữa kịp thời sau khi nhận được góp ý của bạn bè, thầy cô giáo thì sẽ xếp loại ở mức này.
Khi thực hiện các quy định của hạnh kiểm Tốt, học sinh còn tồn tại một số khuyết điểm nhưng vẫn chưa đến mức nghiêm trọng. Và khi được nhắc nhở, học sinh này đã tiến tiếp thu và tiến bộ, tuy nhiên còn tiếp thu khá chậm.
Khi học sinh chưa đạt tiêu chuẩn xếp hoặc học sinh đó có 1 trong các khuyết điểm dưới đây thì sẽ xếp loại hạnh kiểm Yếu:
- Sai phạm nhiều lần hoặc nghiêm trọng với các quy định của hạnh kiểm Tốt, được nhắc nhở và giáo dục nhưng chưa sửa chữa.
- Vô lễ hoặc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của giáo viên, nhân viên trong nhà trường hoặc xâm phạm thân thể của những người này; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn bè hoặc người khác.
- Thực hiện hành vi gian lận trong thi và kiểm tra.
- Đánh nhau, gây rối và khiến trật tự, trị an trong nhà trường, xã hội bị ảnh hưởng; gây thiệt hại tài sản của người khác, tài sản công hoặc vi phạm an toàn giao thông.
Khi đánh giá học sinh khuyết tật, chủ yếu theo nguyên tắc khuyến khích, động viên sự tiến bộ, nỗ lực của học sinh đó.
Học sinh khuyết tật nếu có đủ điều kiện, khả năng đáp ứng các yêu cầu về chương trình học của cấp THCS thì được xếp loại, đánh giá đúng với quy định như các học sinh thông thường. Tuy nhiên, học sinh khuyết tật được giảm nhẹ các yêu cầu về kết quả học tập hơn.
Trong trường hợp học sinh khuyết tật không thể đáp ứng được những yêu cầu của chương trình theo cấp THCS thì sẽ đánh giá theo sự tiến bộ và nỗ lực của em học sinh đó, không thực hiện xếp loại học sinh này.
Để đánh giá xếp loại học sinh nhanh và dễ dàng nhất, bạn nên sử dụng phần mềm quản lý trường học 365. Đây là phần mềm quản lý trường học tốt nhất, tuy mới ra mắt nhưng được người dùng đánh giá rất cao vì khả năng quản lý học sinh, giáo viên vô cùng hiệu quả.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được những thông tin cần thiết về cách đánh giá xếp loại học sinh THCS. Để đánh giá xếp loại học lực, hạnh kiểm của các em học sinh một cách tốt nhất, giáo viên cần thực hiện theo dõi và đánh giá dựa trên kết quả học tập và sự nỗ lực của em học sinh đó. Mục đích của việc đánh giá kết quả giúp học sinh điều chỉnh các hoạt động học tập và rèn luyện kịp thời, cũng như giáo viên dễ dàng điều chỉnh hoạt động giảng dạy.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy là một điều vô cùng cần thiết và quan trọng. Cùng khám phá vai trò và và những ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy hiện nay qua bài viết dưới đây nhé!
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục
Chia sẻ
Bình luận