
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App NTD
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Huyền
Đối với các doanh nghiệp xây dựng, hồ sơ giấy tờ là một trong những thành phần quan trọng luôn được các nhà quản lý chú trọng trong việc lưu trữ. Tuy nhiên để lưu trữ một cách hiệu quả những yếu tố quan trong này thì không phải là điều mà ai cũng nắm rõ cho mình. Vậy cách lưu trữ hồ sơ xây dựng là gì? Quy trình thực hiện và những lưu ý khi lưu trữ sẽ ra sao? Cùng tìm ngay cho mình câu trả lời thông qua những chia sẻ trong phạm vi bài viết sau của timviec365.vn nhé!
Trong hoạt động vận hành của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp ngành nghề xây dựng nói riêng, có rất nhiều những loại hồ sơ cần được lưu trữ để phục vụ quá trình làm việc. Một số hồ sơ đặc biệt quan trọng và không thể làm mất có thể kể đến như là giấy tờ, bản vẽ hoàn thành của công trình, hồ sơ thiết kế công trình, bản ký duyệt dự án thi công, báo cáo về kinh tế, chi phí, giấy tờ liên quan đến việc thẩm định, thiết kế,... Ngoài ra thì cũng có những tài liệu hồ sơ được thể hiện dưới dạng khác như ghi âm, băng đĩa để có thể lưu lại thông tin quan trọng của toàn bộ tiến trình thi công xây dựng.
Trên thực tế, dù công trình xây dựng bạn đang đảm nhận đã hoàn thành xong hay chưa thì thì những giấy tờ của toàn bộ quá trình đó đều có ý nghĩa rất quan trọng. Bạn sẽ không thể đoán trước được những tình huống phát sinh cần đến những giấy tờ cần thiết. Nếu không được lưu trữ một cách cẩn thận và đảm bảo an toàn thì rất có thể những trường hợp đó sẽ gây bất lợi cho quá trình làm việc của bạn. Vậy cách lưu trữ hồ sơ xây dựng sẽ được thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào Thông tư của Bộ Nội Vụ về việc bảo quản hồ sơ của các cơ quan tổ chức thì việc lưu trữ hồ sơ của doanh nghiệp xây dựng sẽ cần đảm bảo một số quy định về thời gian. Một số hồ sơ xây dựng có thời gian lưu trữ vĩnh viễn đó là hồ sơ văn bản chế độ/ quy định, hướng dẫn về xây dựng cơ bản của cơ quan, ngành; hồ sơ công trình xây dựng cơ bản,... Ngoài ra còn có những loại hồ sơ có thời gian lưu trữ ngắn hơn (10 năm, 15 năm,...). Khi các doanh nghiệp tìm hiểu về cách lưu trữ hồ sơ xây dựng thì nên tìm hiểu đối với từng loại hồ sơ để lưu trữ một cách phù hợp.
Đối với việc lưu trữ hồ sơ xây dựng thì việc đầu tiên các doanh nghiệp cần thực hiện đó là xây dựng một quy trình lưu trữ bài bản. Quy trình này cần tạo dựng và xác định được các yếu tố như là phương pháp lưu trữ, cách thức để cập nhật, phân loại, bảo quản tài liệu. Thông báo, phổ biến cũng như hướng dẫn quy trình lưu trữ đến nhân viên hoặc người phụ trách để họ trực tiếp thực hiện. Cuối cùng là thường xuyên theo dõi, cập nhật để bổ sung, kiểm tra những thông tin liên quan đến hồ sơ xây dựng.
Như đã nhắc đến ở trên thì có rất nhiều những loại giấy tờ hồ sơ mà các doanh nghiệp xây dựng cần lưu trữ. Trước khi thực hiện công việc này thì các doanh nghiệp cần phân loại một cách rõ ràng, cụ thể từng hồ sơ để cất giữ một cách khoa học.
Ban có thể phân chia hồ sơ xây dựng theo nhiều yếu tố và tính chất đặc trưng của hồ sơ. Một số cơ sở để phân loại có thể kể đến như là phân loại hồ sơ theo dự án, phân loại hồ sơ theo chủ đề, phân loại hồ sơ theo thời gian,...
Sau khi đã sàng lọc và sắp xếp từng loại cụ thể thì bạn cần sắp xếp chúng vào những bìa đựng phù hợp. Ghi chú một cách rõ ràng ở bên ngoài tập hồ sơ để lúc tìm kiếm dễ dàng hơn. Sắp xếp hồ sơ vào những hộp hoặc thùng có nắp đậy hoặc để lên tủ, kệ một cách hợp lý.
Với những giấy tờ thường xuyên cần đến trong quá trình hoạt động thì bạn có thể để ở phí ngoài để dễ truy xuất. Còn đối với những giấy tờ phải lưu trữ trong thời gian dài và ít khi sử dụng thì bạn nên bảo quản ở bên trong và sắp xếp chúng chung một chỗ.
Địa điểm cũng là một yếu tố quan trọng trong cách lưu trữ hồ sơ xây dựng hiệu quả. Bạn có thể lựa chọn những văn phòng riêng biệt để lưu trữ và sử dụng những tủ hồ sơ với nhiều ngăn khác nhau. Khi sắp xếp bạn cũng cần lưu ý đến phương pháp sắp xếp sao cho khoa học và hiệu quả nhất. Trong trường hợp nếu bạn không có đủ diện tích để cất giữ và lưu trữ thì bạn có thể sử dụng những công cụ khác như kệ treo tường, tủ nhỏ, kệ,... để tiết kiệm không gian.
Khi lưu trữ hồ sơ xây dựng, người thực hiện cũng cần tạo lập danh mục hồ sơ với những danh sách cụ thể để thuận lợi cho quá trình tìm kiếm sau này. Thực hiện sao lưu trên máy tính để tránh những trường hợp mất mát hồ sơ giấy tờ không đáng có.
Xem thêm: Thông tin chi tiết liên quan đến hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công
Lưu trữ hồ sơ giấy tờ là một công việc quan trọng và không thể bỏ qua đối với tất cả các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp lĩnh vực xây dựng nói riêng. Trong quá trình này, người thực hiện cần lưu ý một số vấn đề để có thể làm việc một cách hiệu quả.
Đầu tiên bạn nên thêm số thứ tự và ghi chú đầy đủ dán nhãn cho tài liệu để làm dấu hiệu trong quá trình tìm kiếm. Đối với các doanh nghiệp có số lượng dự án lớn thì còn cần có cho mình những phương pháp hủy hồ sơ xây dựng để tránh việc lưu trữ trở nên quá tải.
Việc lưu trữ thủ công này tuy quen thuộc nhưng lại phát sinh ra một số vấn đề không đáng có đó là về mức độ bảo mật và an toàn của hồ sơ. Để giải quyết được vấn đề này, các doanh nghiệp nên sử dụng các phần mềm quản lý công trình miễn phí trong quá trình lưu trữ và kiểm soát hồ sơ xây dựng.
Một cái tên mà chúng tôi muốn giới thiệu cho bạn đó chính là phần mềm Quản lý công trình 365. Đây là một sản phẩm công nghệ tiên tiến, được sản xuất riêng biệt cho ngành nghề xây dựng. Tích hợp tất cả những tính năng ưu việt, sự liên kết, đồng nhất thông tin cùng với một giao diện vô cùng thân thiện và cung cấp hoàn toàn miễn phí. Chắc chắn, phần mềm này sẽ không khiến cho người dùng thất vọng khi quyết định lựa chọn và sử dụng cho mình.
Trên đây là những chia sẻ về cách lưu trữ hồ sơ xây dựng dành cho bạn. Với những thông tin trên, chúng tôi hy vọng bạn đã tìm ra cho mình được phương pháp để lưu trữ hồ sơ xây dựng hiệu quả. Đừng quên theo dõi và ghé thăm timviec365.vn để có được những thông tin bổ ích khác nhé!
Quy trình cùng những quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng
Bạn đang muốn tìm hiểu thông tin về việc quản lý chất lượng công trình trong hoạt động xây dựng? Bỏ túi ngay cho mình những chia sẻ trong bài viết sau đây để giải đáp thắc mắc một cách thỏa đáng!
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục
Chia sẻ
Bình luận