Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Chất vải Tafta là gì và những đặc tính nổi bật của vải Tafta

Tác giả: Phạm Hà

Lần cập nhật gần nhất: ngày 14 tháng 03 năm 2023

Theo dõi timviec365 tại google new

Tafta là một loại chất liệu đặc biệt đang làm mưa làm gió trên thị trường thời trang ngày nay. Vốn là một loại vải mang vẻ đẹp của sự cứng cáp, bóng bẩy, vải Tafta sẽ đem đến cho người mặc sự sang trọng và quý phái. Hãy cùng timviec365.vn tìm hiểu chất vải Tafta là gì và những đặc điểm nổi bật của chúng ở ngay trong bài viết dưới đây!

1. Chất vải Tafta được biết đến như thế nào?

1.1. Chất vải Tafta được hiểu là gì?

Chất vải Tafta còn được biết đến với tên đầy đủ là Taffeta với nghĩa là “quả bóng xoắn”. Loại vải này ban đầu được làm từ lụa của xứ Ba Tư nhưng theo thời gian, với sự phát triển của khoa học hiện đại, chất vải này đã dần chuyển sang sợi tổng hợp với các vật liệu nổi tiếng như rayon, polyester.

Điều đáng chú ý của vải Tafta là khả năng giữ hình dáng trong mọi hoàn cảnh. Với nhiều loại vải khác, chúng thường có xu hướng mất hình dạng trong quá trình mặc nhưng với kết cấu đặc biệt của Tafta, chúng có thể tạo thành nhiều hình dạng khác nhau mà không bị biến dạng.

Sau một thời gian sử dụng, vải Tafta thường bị mòn và chúng sẽ phát ra tiếng sột soạt nghe khá vui tai. Tùy thuộc vào từng chất liệu khác nhau, vải Tafta có thể tạo ra hiệu ứng ánh kim trong quá trình người mặc di chuyển. Chính chất lượng độc đáo đã giúp vải Tafta chiếm được vị trí quan trọng trong lòng người tiêu dùng, đồng thời chúng còn biết đến với danh xưng “chất vải của hoàng gia”.

Chất vải Tafta là gì
Chất vải Tafta là gì?

1.2. Chất vải Tafta được xuất xứ từ đâu?

Chất liệu Tafta được sinh ra từ thế kỷ 12 tại thành phố Baghdad, Attabia. Trong khoảng thời gian đó, Pháp với Ý còn được biết là quê hương của chất liệu này. Đến năm 1950, vải Tafta đã dần phổ biến sang Đông Á và được sản xuất đầu tiên tại Nhật Bản.

Hiện nay, hầu hết quá trình sản xuất Tafta diễn ra ở Ấn Độ và Pakistan. Ở đất nước Ấn Độ, nhất là khu vực phía nam của Bangalore, loại vải này từng được sản xuất bằng tay cầm. Nhưng đến năm 1990, ngành công nghiệp đã dần thay thế cách thức dệt vải thủ công truyền thống khiến cho rất nhiều thợ dệt bị mất việc nhưng đồng thời, nó cũng giúp cho chất liệu có xoắn cao để vải dệt trở nên chặt chẽ.

Cho đến ngày nay, chất liệu Tafta vẫn được biết đến là loại vải sang trọng nhất mà con người từng sản sinh ra. Chất liệu này có nhiều loại khác nhau từ mềm, cứng, nhẹ cho đến trung bình, bóng hoặc mờ. Điều này sẽ giúp cho người mặc đa dạng hóa phong cách ăn mặc của bản thân mình.

Xem thêm: Vải su là vải gì? Đặc tính của vải su và ứng dụng trong may mặc

Chất vải Tafta có xuất xứ từ đâu
Chất vải Tafta có xuất xứ từ đâu?

1.3. Vải Tafta có các thành phần nào?

Giống như nhiều chất liệu khác, vải Tafta cũng được làm ra từ nguyên liệu tự nhiên hoặc nhân tạo. Vào thời kỳ đầu, chất liệu Tafta được làm từ bông và sợi tơ tằm nên có giá thành rất cao. Do vậy, chỉ những người thuộc dòng dõi quý tộc, hoàng gia hay vương tôn công tử mới có đủ tiền để sắm sửa cho bản thân loại chất liệu này.

Sau khi trải qua cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và thứ hai, vải Polyester đã được ra đời để vải Tafta có thể đến gần hơn với công chúng. Ngày nay, vải Tafta đã dần trở nên chắc chắn với nhiều màu sắc, chủng loại hơn, chúng ta có thể biết đến các loại sau:

Sợi tơ tắm: vải Tafta được tạo ra từ sợi tơ tằm. Đây là một loại sợi có nguồn gốc từ tự nhiên nên cực kỳ an toàn đối với người mặc. Những chất liệu Tafta làm từ loại sợi này có giá thành khá cao, nhưng đổi lại người mặc sẽ cảm nhận được sự dịu dàng, tinh tế, sang trọng mà chất liệu này mang lại.

Cotton: Chất liệu Tafta được dệt từ sợi cotton. Đây là một chất liệu vô cùng an toàn, giúp cho người mặc không bị dị ứng đồng thời mang lại sự thoải mái trong quá trình sử dụng. Điều thú vị là loại vải có mức giá thành khá thấp và không có khả năng hấp thụ độ ẩm.

Viscose Tafta: đây là một chất liệu có nguồn gốc từ viscose nhân tạo, giúp cho sợi vải có độ mềm và chất bóng. Tuy nhiên, chất liệu này lại khá dễ bị rách, chỉ một cứa nhỏ cũng khiến vải bị hỏng.

Acetate Tafta: chất liệu này được làm từ sợi polyester. Chúng khá phổ biến được mọi người sử dụng hàng ngày bởi chi phí thấp, dễ sử dụng.

2. Chất vải Tafta có những đặc tính nổi bật gì?

Mỗi chất liệu khác nhau đều có những đặc tính riêng biệt, vải Tafta cũng như vậy. Chúng ta có thể biết đến đặc tính thú vị sau:

Đầu tiên là vải Tafta được tạo nên từ các sợi xoắn chặt với nhau. Mặc dù vải khá mỏng nhưng nhìn qua sẽ thấy rất dày. Điều này giúp cho vải Tafta tạo thành form cứng và không bị rủ.

Thứ hai là độ bóng và khả năng bắt ánh sáng cực tốt. Điều này giúp cho chất liệu cực kỳ phù hợp làm nên những trang phục biểu diễn trên sân khấu. Khi mặc loại vải này, chúng ta sẽ trở nên nổi bật hơn và thu hút mọi ánh nhìn.

Thứ ba là khả năng phát ra âm thanh. Khi mặc chất liệu này, chúng sẽ phát những âm thanh sột soạt do cọ xát với nhau, tạo sự thích thú trong quá trình mặc.

Vải Tafta có khả năng bắt ánh sáng cực tốt
Vải Tafta có khả năng bắt ánh sáng cực tốt

3. Vải Tafta có những ưu và nhược điểm gì?

3.1. Ưu điểm của chất liệu Tafta

Khả năng chống nhăn: với kết cấu vững chắc, chất liệu sẽ không bị nhăn nhúm hay xô lệch sau một thời gian sử dụng. Điều này khiến cho người mặc giữ form, dáng chuẩn, đúng ý đồ của nhà thiết kế thời trang.

Hoa văn tinh tế: với kết hợp của nhiều thành phần nhân tạo khác, các trang phục được tạo từ chất liệu nổi bật ở đường nét hoa văn tinh xảo. Từ đó khiến rất nhiều chị em phụ nữ bị thu hút và lựa chọn.

Khả năng phản quang tốt: chất liệu Tafta có độ bóng nhẹ nhàng, vừa phải khi ánh sáng chiếu vào sẽ làm nổi bật nhiều họa tiết hoa văn bắt mắt. Trang phục sẽ trở nên lung linh huyền ảo, thu hút mọi ánh nhìn.

Vệ sinh dễ dàng: vải Tafta thường được nhà sản xuất làm nên tấm ga trải giường, quần áo, rèm cửa do khả năng dễ làm sạch của chúng. Tuy nhiên, sau khi giặt xong chất liệu này, các bạn không nên phơi chúng dưới ánh nắng có nhiệt độ cao bởi chúng rất dễ bạc màu.

Chất liệu Tafta rất phù hợp làm trang phục đám cưới
Chất liệu Tafta rất phù hợp làm trang phục đám cưới

3.2. Chất liệu Tafta có nhược điểm gì?

Không thấm hút chất ẩm: vải Tafta không có khả năng thấm hút mồ hôi nên dễ có cảm giác khó chịu, bức bí trong quá trình sử dụng.

Giặt ủi tốn nhiều thời gian: để đảm bảo chất lượng vải dài lâu, các bạn nên giặt vải bằng nước lạnh, không dùng nước nóng hay máy giặt.

Độ co giãn kém: chất liệu Tafta không có khả năng co giãn sau một thời gian sử dụng. Do vậy, khi lựa chọn chất liệu này, các bạn nên đảm bảo trang phục phù hợp với số đo cơ thể của mình.

Vải Tafta không được giặt ủi bằng nước nóng
Vải Tafta không được giặt ủi bằng nước nóng

4. Ứng dụng của chất liệu Tafta trong đời sống

Với những ưu điểm của bản thân mình, chúng được sử dụng nhiều mặt khác nhau trong đời sống như thiết kế thời trang, nội thất,… Chúng ta có thể kể đến một số tính ứng dụng nổi bật như:

Trang phục thời trang: với chất lượng tuyệt vời của bản thân mình, vải Tafta rất phù hợp để làm nên các bộ trang phục thanh lịch, được sử dụng rộng rãi trong các buổi dạ tiệc, vũ hội, đám cưới,…

Làm đồ lót: với kết cấu trang trí và mềm mại, vải Tafta có thể làm nên lớp lót cho áo khoác hay trang phục.

Sử dụng làm rèm cửa, ga trải giường: chất liệu Tafta có thể được sử dụng làm vật dụng trang trí nội thất như rèm cửa, ga trải giường. Với tính năng chống bám bụi, không có chất liệu nào phù hợp hơn vải Tafta.

Vải Tafta được ưa chuộng trong trang trí nội thất
Vải Tafta được ưa chuộng trong trang trí nội thất

Trên đây chính là toàn bộ thông tin của chất vải Tafta là gì. Với những gì mà timviec365.vn cung cấp, chắc hẳn các bạn đã hiểu biết hơn về chất vải Tafta rồi chứ! Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp nhiều thông tin thú vị ở bài viết lần sau.

Vải lụa Hàn là gì và hướng dẫn cách bảo quản vải lụa Hàn

Vải lụa Hàn là một trong những chất liệu mềm mại được rất nhiều bạn trẻ săn lùng trong khoảng thời gian gần đây. Các bạn sẽ tìm hiểu sự nổi bật của chất liệu này ở ngay trong bài viết dưới đây!

Vải lụa Hàn là gì

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý