Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Vải lụa Hàn là gì và hướng dẫn cách bảo quản vải lụa Hàn

Tác giả: Phạm Hà

Lần cập nhật gần nhất: ngày 11 tháng 03 năm 2023

Theo dõi timviec365 tại google new

Khi nhắc đến vải lụa, chúng ta thường nghĩ ngay đến cảm giác mát dịu, sự mềm mại khi chạm vào bề mặt vải. Điều này đã được thể hiện nổi bật hơn ở vải lụa Hàn. Đây là một chất liệu đang được nhiều bạn trẻ săn lùng và ưa chuộng hiện nay. Vậy chất liệu vải lụa Hàn là gì? Chúng có những ưu và nhược điểm gì mà được ưa chuộng đến vậy? Các bạn hãy xem tiếp nội dung của timviec365.vn ngay bên dưới để hiểu về vải lụa Hàn nhé!

1. Hiểu cơ bản về vải lụa Hàn

1.1. Chất liệu vải lụa Hàn là gì?

Vải lụa Hàn còn được biết đến là vải lụa Hàn Châu. Đây là một loại chất liệu thường được sử dụng để may các bộ áo dài quý phái. Chất liệu này đem đến cho người mặc sự thoải mái, dễ chịu, đồng thời nó còn giúp tôn lên dáng vẻ của người phụ nữ. Điều này đã được thể hiện rõ nét hơn trong các trang phục áo dài truyền thông thướt tha, duyên dáng của Việt Nam.

Vải lụa Hàn có cấu trúc tương tự như vải lụa Việt Nam nhưng chỉ khác là được tạo ra bởi những thợ dệt điêu luyện đến từ Hàn Quốc. Khi sờ vào bề mặt vải, chúng ta sẽ có cảm giác mềm mịn, mát lạnh vô cùng, rất thích hợp với các nước có khí nhiệt đới.

Do mang những vẻ đẹp của giới thượng lưu nên loại vải này tương đối đắt tiền. Chất vải này thường được sử dụng để mặc trong dịp lễ đặc biệt, dạ tiệc, dạ hội,… Ngoài ra, vải lụa Hàn còn rất bền, có khả năng giữ màu rất tốt. Điều này đã góp phần giúp vải lụa Hàn trở thành một trong những vật liệu được ưa chuộng nhất hiện nay.

Vải lụa Hàn mang sự mềm mải, duyên dáng
Vải lụa Hàn mang lại sự mềm mải, duyên dáng

1.2. Xuất xứ của vải lụa Hàn

Vải lụa có nguồn gốc từ Trung Hoa sau đó đã được các thương nhân đem sang buôn bán và sản xuất tại Hàn Quốc. Giờ đây, dệt lụa đã trở thành một nghề truyền thống của xứ sở Kim Chi.

Để tạo nên vải lụa hàn, người thợ đã phải nuôi tằm, đợi đến ngày tằm nhả tơ. Sau đó, họ sẽ kéo tằm để làm nên những cuộn vải cao cấp rồi tiến hành nhuộm để tạo nên trang phục cho người dùng. Một quy trình chuẩn để tạo nên thước vải lụa bao gồm các công đoạn như nuôi tằm, nhả tơ, ươm tơ, dệt lụa và cuối cùng là nhuộm màu.

Xem thêm: Vải tuytsi là vải gì? Tính chất và ứng dụng của loại vải tuytsi

2. Vải lụa Hàn có những ưu và nhược điểm gì?

2.1. Ưu điểm của vải lụa Hàn

Mát mẻ, mềm mịn: Đây chính là đặc điểm đầu tiên mà bất kỳ ai cũng cảm nhận được khi cầm vải lụa Hàn. Sự mềm mịn, trơn tru lượt qua các đầu ngón tay, một cảm giác rất mát đi qua xúc giác khiến các bạn chỉ muốn sử dụng nó tức thì.

Bóng mượt trên từng sợi vải: bên cạnh sự mềm mịn, sự bóng mượt của chất liệu này cũng vượt trội hơn hẳn so với các loại vải khác. Điều khiến chúng ta cảm giác quý phái, sang trọng khi mặc nó.

Đúng form: vải lụa hàn có kết cấu rất bền chặt, điều này khiến vải rất đứng dáng, vào đúng form người mặc. Chính yếu tố này đã giúp vải hàn có thể may nhiều loại trang phục khác nhau, đặc biệt là áo dài truyền thống.

Thông thoáng: vải lụa hàn cực kỳ thông thoáng, điều này giúp cho quá trình sản sinh nhiệt độ của con người diễn ra nhanh hơn. Vải lụa có thể mặc ấm áp mùa thu, mát mẻ mùa hè.

Vải lụa Hàn giúp tôn lên dáng người phụ nữ
Vải lụa Hàn giúp tôn lên dáng người phụ nữ

2.2. Nhược điểm của vải lụa hàn

Mặc dù mang trong mình nhiều đặc điểm nổi bật nhưng vải lụa hàn cũng có những nhược điểm nhất định. Vải lụa hàn có tính co giãn cực kỳ tốt nên sau một thời gian sử dụng, vải lụa sẽ xuất hiện tình trạng bị giãn quá mức.

Do chất liệu này được làm vải lụa việc bảo quản cũng trở nên cầu kỳ hơn so với các loại vải khác. Nếu chúng ta không biết cách bảo quản, vải lụa rất nhanh hỏng. Trong quá trình giặt, chúng ta không nên ngâm nước quá lâu bởi sẽ ảnh hưởng đến độ bền của vải lụa hàn.

Vải lụa Hàn dễ bị giãn sau một thời gian sử dụng
Vải lụa Hàn dễ bị giãn sau một thời gian sử dụng

3. Hướng dẫn cách bảo quản và giặt vải lụa Hàn

3.1. Hướng dẫn cách bảo quản chất liệu lụa Hàn

Do vải được làm 100% từ sợi tơ tằm nên việc bảo quản cũng trở nên cầu kỳ hơn bình thường. Trong quá trình phơi, chúng ta cần tránh ánh nắng trực tiếp bởi vải lụa sẽ rất nhanh giòn và bạc màu nếu chịu tác động nhiệt độ cao từ ánh nắng. Trong quá trình ủi là cũng vậy, các bạn cần chú ý chỉ nên sử dụng ở nhiệt độ vừa phải. Nếu ở nhiệt độ cao, vải lụa rất dễ bị cháy khét.

Khi bắt đầu cất trang phục, bạn cần để trong túi riêng. Nếu không sử dụng thường xuyên, các bạn nên để những trang phục trong một túi giấy sạch. Việc làm này vừa giúp hạn chế bụi bám vừa giúp vải lụa hàn luôn được mềm mại.

Không nên ủi ở nhiệt độ quá cao
Không nên ủi ở nhiệt độ quá cao

3.2. Cách thức giặt vải lụa đúng cách

3.2.1. Cách giặt khô

Giặt khô chính là cách thức mà bất kỳ chuyên gia thời trang nào cũng khuyên bạn nên áp dụng. Giặt khô không chỉ giúp cho vải lụa hàn trở sạch mà còn vẫn giữ được độ bóng và bền màu.

3.2.2. Cách thức giặt tay

Đối với vải lụa hàn, các bạn chỉ nên giặt trang phục bằng tay để tránh bị biến dạng khi thực hiện làm sạch bằng máy. Các bạn cần chú ý khi giặt trang phục bằng vải lụa hàn, chỉ nên sử dụng xà phòng nhẹ hoặc dầu gội. Không được sử dụng những các loại hóa chất có tính tẩy rửa mạnh bởi chúng sẽ làm yếu đi kết cấu của sợi tơ. Điều này sẽ làm vải mau rách, nhanh hỏng. Trong quá trình giặt, cần hạn chế sử dụng các động tác như xoắn văn bởi chúng sẽ tạo ra vết nhăn trên vải.

Không vò vài lụa Hàn quá mạnh
Không vò vài lụa Hàn quá mạnh

4. Vải lụa Hàn được dùng để làm gì?

4.1. Dùng để may áo dài

Áo dài là một trang phục truyền thống của Việt Nam nên khi may cần lựa chọn kỹ lưỡng nguyên liệu cho phù hợp. Chỉ những chất vải như vải lụa Hàn vừa có tính mềm mại, vừa phải đứng dáng mới sử dụng để tạo nên nét duyên dáng của người phụ nữ.

Dù vậy, áo dài cũng có một bất tiện bởi chúng tạo sự khó khăn trong việc di chuyển. Các động tác cũng trở nên khó khăn hơn mức bình thường. Điều này đã khiến cho rất nhiều nhà thiết kế phải cẩn trọng khi lựa chọn loại vải. Bởi nếu chất liệu bị quá cứng sẽ khiến người mặc cảm thấy khó chịu, khó khăn trong việc di chuyển. Do đó, vải lụa hàn đã trở thành nguyên liệu cao cấp trong việc thiết kế.

Sử dụng để may tà áo dài
Sử dụng để may tà áo dài

4.2. Sử dụng để may bộ đồ bộ

Bên cạnh việc may áo dài, vải lụa hàn còn được dùng để may bộ đồ bộ. Điều nghe có vẻ lạ bởi đồ bộ thường khiến chúng ta nhớ đến các bộ quần áo được may hàng loạt với chất liệu có chi phí, giá cả bình dân phù hợp với tất cả mọi người.

Tuy nhiên, để nâng cao đời sống một cách tối ưu, đồng thời cũng giúp cho người mặc cảm thấy thoải mái, dễ chịu sau một ngày làm việc căng thẳng, rất nhiều nhà sản xuất đã làm nên những bộ trang phục có chất liệu bằng vải lụa Hàn. Dù không quá nổi bật trong khâu thiết kế nhưng các trang phục từ chất liệu này cho chúng ta cảm giác thoải mái, dễ chịu, đáng yêu khi mặc ở nhà.

4.3. Sử dụng để may váy, làm đầm

Một trong những ứng dụng phổ biến nữa của vải lụa Hàn là dùng để may váy, làm đầm. Trong thực tế, đã rất nhiều nhà sản xuất sử dụng nó để làm nên các bộ đầm có thiết kế một cách khéo léo, tinh tế trong từng phong cách. Phong cách nhẹ nhàng, thanh lịch chính là cảm nhận đầu tiên của bất kỳ ai khi chứng kiến váy đầm làm từ chất liệu này. Đây được xem là bộ trang phục cực kỳ phù hợp để đi dự lễ hội, buổi tiệc hay ngày lễ trọng đại.

Như vậy, timviec365.vn đã giúp chúng ta hiểu được vải lụa hàn là gì. Có thể thấy, vải lụa Hàn là một chất liệu tuyệt hảo mà bất kỳ cũng ai tận hưởng nó một lần trong đời. Các bạn nên mua nó nhé, chất liệu này không đắt lắm đâu.

Vải su là vải gì? Đặc tính của vải su và ứng dụng trong may mặc

Vải su là một loại chất liệu cực kỳ thịnh hành trong ngành thời trang. Nhưng các bạn đã thực sự biết rõ về chất liệu này? Hãy xem ngay dưới đây bạn nhé!

Vải su là vải gì

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý