Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Nghệ thuật đỉnh cao trong chuỗi chiến dịch marketing của Nike

Tác giả: Hồng Nguyễn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 27 tháng 11 năm 2021

Theo dõi timviec365 tại google new

Nike thành lập năm 1964, trải qua hơn 5 thập kỷ đây vẫn là thương hiệu được nhiều người yêu thích và săn đón. Để làm được điều đó phải kể đến đỉnh cao tài năng trong việc triển khai hàng loạt các chiến dịch marketing của Nike

1. Nike - Biểu tượng của làng thời trang thể thao 

Tính đến thời điểm hiện tại, Nike là một trong những hãng thể thao có mức độ uy tín cao và chất lượng sản phẩm tốt trên thế giới.

Tại Mỹ, Nike sở hữu 48% thị trường giày thể thao dành cho bộ môn điền kinh và “hoành tráng" hơn, bộ môn bóng rổ đã chạm mốc 96%.

Để có được chỗ đứng vững chắc trong mắt người tiêu dùng suốt nhiều thập kỷ, Nike đã phải trải qua nhiều biến cố cũng như thành - bại trong sự nghiệp của mình. 

Nhưng không thể phủ nhận rằng chiến lược marketing của Nike thực sự rất hùng hậu và đỉnh cao. “Ông trùm" sản xuất đồ thể thao đã hoàn toàn áp đảo trong câu đố phân tích và nắm bắt hành vi khách hàng.

Hãy cùng tìm hiểu xem thương hiệu này làm cách nào để tạo ra những dấu ấn ngoạn mục đó nhé.

Chiến lược nào đã giúp Nike thắng lớn như vậy?
Chiến lược nào đã giúp Nike thắng lớn như vậy?

2. Đỉnh cao chiến dịch marketing của Nike 

2.1. Chiến lược xây dựng thương hiệu cảm xúc (Emotional Branding)

Tuyệt chiêu marketing này sẽ đánh vào nhu cầu và trạng thái cảm xúc của khách hàng. Tạo cảm giác gắn kết, mong muốn được đồng hành lâu dài cùng thương hiệu.

Nike đã vận dụng rất tốt bí thuật này bằng cách kết hợp giữa việc quảng bá sản phẩm và tạo giá trị tinh thần cho khách hàng. 

2.1.1. Thông điệp quảng bá 

Cách quảng cáo của Nike đã đánh trúng tâm lý muốn được thúc đẩy và truyền động lực của người tiêu dùng. Các thông điệp được truyền tải theo hướng tích cực như “hãy tiến về phía trước”, “hãy không ngừng cố gắng" đã thành công trong việc chiếm được lòng tin và sự tin dùng của khách hàng.

Thông qua những hình ảnh, video quảng cáo của mình, Nike thường ca ngợi và cổ vũ tinh thần mọi người, thúc đẩy khát khao của mỗi người trở nên vĩ đại hơn.

2.1.2. Slogan "đỉnh của chóp" 

Như đã giới thiệu ở trên, Nike rất tập trung quan sát và đánh giá cảm xúc của khách hàng. 

Chính vì vậy Nike đã tạo ra một slogan “để đời”: Just do it. Ý tưởng này xuất phát từ câu nói của một tử tù có tên là Gary Gilmore.

Mẫu áo T-shirt in slogan nổi tiếng của Nike
Mẫu áo T-shirt in slogan nổi tiếng của Nike

Chỉ 3 từ ngắn gọn và xúc tích nhưng lại mang đến những hiệu quả không ngờ. Thông điệp “Just do it" đã thành công truyền được nguồn cảm hứng to lớn đến tất cả mọi người, vực dậy tinh thần cho những quyết định đang bị bỏ ngỏ và khuyến khích con người dám làm điều mình muốn.  

2.2. Sử dụng hình ảnh người nổi tiếng 

Thực ra đây không phải chiến dịch marketing mới mẻ nếu không muốn nói là quá đỗi phổ biến. Tuy nhiên điểm mấu chốt của vấn đề nằm ở cách “dùng người”. Người nổi tiếng trên thế giới có vô số, quan trọng phải tìm được người phù hợp với thương hiệu.

Tại sao lại chọn hợp tác với người nổi tiếng? Bởi vì khách hàng thường có xu hướng và khả năng đặt niềm tin vào những sản phẩm được celeb hoặc ngôi sao mà họ hâm mộ sử dụng. Điều này được thể hiện thông qua hình ảnh, video quảng bá thậm chí là phát ngôn, đánh giá sản phẩm của các ngôi sao, đại sứ.

Áp dụng chiến thuật này, Nike đã nhanh chóng hợp tác với người nổi tiếng đa lĩnh vực, kể cả trong giới thể thao, diễn viên, youtube-influencers. 

Một số gương mặt nổi bật có thể kể đến như: Cristiano Ronaldo, LeBron James, Lil Wayne,... Những cái tên này đã góp phần không nhỏ vào việc “tôn vinh" thương hiệu Nike trong mắt khán giả.

Đại sứ hình ảnh Cristiano Ronaldo
"Đại sứ" hình ảnh Cristiano Ronaldo

2.3. Quảng bá hình ảnh trên nhiều nền tảng xã hội 

Cùng với sự hội nhập của công nghệ trong thời đại 4.0, nếu một thương hiệu không chủ động phát triển và phủ sóng hình ảnh của mình thì khó có thể gây được tiếng vang lớn. 

Nắm bắt được điều đó, Nike đã phối hợp nhuần nhuyễn và hiệu quả trong việc quảng bá thương hiệu trên nhiều diễn đàn khác nhau. 

Đây thực sự là một bài toán marketing hóc búa chứ không đơn giản như chúng ta vẫn nghĩ. Bởi nó đòi hỏi nhà quản trị, đội ngũ lãnh đạo phải biết cách điều chỉnh và tiết chế các hoạt động sao cho phù hợp với từng kênh.

Nike rất tích cực “rải rác” tên tuổi và hoạt động mạnh trên các trang mạng xã hội để tăng tương tác với người tiêu dùng:

2.3.1. Instagram

Đây là một trong những social media được Nike tập trung phát triển và cũng mang lại nhiều thành công nhất. Tài khoản hiện tại của Nike đã chạm mốc 182 triệu người theo dõi - một con số cực kỳ ấn tượng. 

Khi bấm vào xem trang cá nhân của Nike, phải công nhận rằng hãng thời trang đã làm tốt trong việc đăng tải video, hình ảnh nghệ thuật đẹp mắt và cuốn hút. Có lẽ Nike đã tạo được ấn tượng đầu tốt cho nên việc “lấy được” 1 nút follow của khách hàng là điều không quá khó. 

Chiến dịch marketing của Nike
Chiến dịch marketing của Nike

Ngoài ra, Nike rất tích cực đăng tải hình ảnh người dùng sản phẩm của hãng cùng với cảnh quan tuyệt đẹp được chụp tự nhiên, chân thực. Chỉ với phương thức đơn giản đó, “Vua đồ thể thao” đã thuận lợi khi mang đến cho khách hàng cảm giác gần gũi với thương hiệu. 

2.3.2. Facebook

Giống với các hãng nổi tiếng khác, Nike cũng tạo dựng trang Facebook riêng cho từng dòng sản phẩm bao gồm: đánh gôn, trượt tuyết, bóng đá,... 

Ở thời điểm hiện tại, trang dành cho bóng đá với tên Nike Football đang dẫn đầu khi sở hữu lượng fan hùng hậu lên đến 42 triệu người theo dõi, sau đó mới là trang chính thức của tập đoàn với 35 triệu lượt “Like". 

Cũng tương tự như ở Instagram, phần lớn các trang con sẽ update sản phẩm liên tục thông qua các video và hình ảnh, còn fanpage chính thức thì chỉ đăng tải bài viết khoảng 1 lần/ 1 tuần thậm chí là ít hơn. 

Nike cực kỳ ưu ái khách hàng
Nike cực kỳ ưu ái khách hàng

Chiến dịch marketing của Nike thành công rực rỡ một phần vì hãng thể thao rất biết cách kết hợp các chiến lược. Song song với việc sử dụng nền tảng Facebook, Nike được “hậu thuẫn” bởi lượng lớn ngôi sao, vận động viên nổi tiếng giúp việc chia sẻ và tiếp cận nội dung được tiến gần hơn đến khách hàng. 

Ví dụ điển hình, Nike Football có những bài cập nhật hình ảnh của Cristiano Ronaldo - cầu thủ vĩ đại trong làng bóng đá, Nike Basketball đăng tải thông tin về LeBron James - vận động viên bóng rổ chuyên nghiệp ở Hoa Kỳ.

2.3.3. Youtube

Đây cũng là một trang kênh rất được Nike chú trọng. Hãng thời trang thường tập trung đẩy mạnh video quảng cáo hoặc tạo ra các series câu chuyện nhằm tăng tương tác giữa khách hàng và thương hiệu.

Một trong những series ấn tượng và viral nhất phải kể đến “Margot vs Lily" - chuỗi câu chuyện xoay quanh cuộc sống thường ngày của 2 chị em gái. 

Nike đã đẩy mạnh hình ảnh trên các nền tảng xã hội
Nike đẩy mạnh hình ảnh trên các nền tảng xã hội

Nike đã khéo léo lồng ghép vào đó hình ảnh về sản phẩm của hãng như giày, dụng cụ tập luyện,... đồng thời hướng người xem đến trang web BetterForlt - nơi chia sẻ và cải thiện hành trình rèn luyện thể thao.

Tất cả những công đoạn ấy đều được Nike tỉ mẩn trong từng khâu thực hiện, tạo ra hiệu ứng vang dội nhưng khán giả không cảm thấy bị gượng ép, được xem các video “quảng cáo nhưng không phải quảng cáo". 

Ngoài những kênh social kể trên, Nike còn xây dựng hình ảnh trên nhiều nền tảng khác như Twitter, Pinterest,... 

Chiến dịch marketing của Nike gặt hái được nhiều thành công vì luôn hiểu trúng tâm lý cũng như chăm sóc tốt khách hàng. Một trong những cách để các thương hiệu có thể nắm bắt và lưu trữ thông tin người tiêu dùng đó là sử dụng phần mềm quản lý khách hàng crm. Công cụ này sẽ là trợ thủ đắc lực trong việc giúp doanh nghiệp, tập đoàn quản lý được nguồn data lớn người dùng.

Như vậy, qua những gì mà timviec365.vn vừa chia sẻ chắc hẳn các bạn đã hiểu hơn về “bí thuật" trong chiến dịch marketing của Nike. Theo dõi trang để cập nhật nhanh hơn những tin tức thú vị nhé.

Đại sứ thương hiệu là gì

Để tạo nên sự thành công thì các hãng thời trang rất cần đến sự hậu thuẫn của những người được gọi với danh xưng mỹ miều "Đại sứ thương hiệu". Hãy cùng tìm hiểu xem đại sứ thương hiệu sẽ làm những công việc gì để giúp các nhãn hàng đột phá doanh thu sản phẩm.

Đại sứ thương hiệu là gì

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý