Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Đại sứ thương hiệu là gì? Quy trình chọn Đại sứ thương hiệu

Tác giả: Lại Trang

Lần cập nhật gần nhất: ngày 19 tháng 06 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Ngay tại thời điểm mà sự chiếm sóng của quảng cáo, các chiến dịch PR, marketing thương hiệu chưa hiện diện thì đại sứ thương hiệu - đã là xuất hiện trên mọi diễn đàn từ báo giấy đến truyền hình, các biển Billboard hay Poster đặt tại những vị trí đắc địa để thu hút khách hàng. Trong Marketing "đại sứ thương hiệu” nằm trong chuỗi những chiến lược quan trọng mang tên Influencer, để ám chỉ hoạt động dùng người nổi tiếng được biết đến bởi đông đảo công chúng nhằm hút sự chú ý. Vậy đại sứ thương hiệu là gì? Tầm ảnh hưởng của đại sứ thương hiệu đến sự phát triển của doanh nghiệp như thế nào và đâu là cách để “chọn mặt gửi vàng” hiệu quả nhất. Chúng ta hãy cùng theo dõi ngay trong nội dung dưới đây nhé. 

1. Đại sứ thương hiệu là gì?

Dù không phải là người của giới showbiz hay là tín đồ của các chương trình giải trí hoặc các ngôi sao nổi tiếng, nhưng hẳn rằng vai trò là người ngoài cuộc của bạn cũng không thể phớt lờ độ phủ sóng rộng lớn của các chiến dịch phát triển thương hiệu mà giới doanh nghiệp đang chạy đua.

Bạn đã hiểu đại sứ thương hiệu là gì chưa?
Bạn đã hiểu đại sứ thương hiệu là gì chưa?

 Lọt tốp những chiến dịch xa xỉ nhật và thường áp dụng bởi những ông chủ nhiều tiền và có độ phủ sóng, đại sứ thương hiệu tiếp tục khuynh đảo cộng đồng quảng cáo Marketing cả Việt Nam và thế giới. Có thể, bởi cái tên của nó khá cầu kỳ nên việc định hình khái niệm cụ thể của nó cũng khá khó khăn cho những người không phải dân quảng cáo hay truyền thông, báo chí. Thực ra, đại sứ thương hiệu trong tiếng Anh là Brand Ambassador, là gương mặt đại diện cho những nhãn hàng. Họ là người đồng hành với thương hiệu trong một giai đoạn nhất định hoặc trong một chiến dịch quảng cáo dài hạn. Đại sứ thương hiệu là nhân tố quan trọng nhất góp phần tạo nên tiếng vang cho những nhãn hàng khi tiếp cận khách hàng dựa trên những người của công chúng để hút khách và tạo ra trào lưu, trend sử dụng sản phẩm trên quy mô rộng lớn. Điểm nhìn của những marketer chính là những ngôi sao đình đám hội tụ đủ những tiêu chí phù hợp với thương hiệu để mang sản phẩm đến gần hơn với công chúng, làm họ yêu mến và mua sản phẩm.

Đại sứ thương hiệu là gì theo ý nghĩ của bạn?
Đại sứ thương hiệu là gì theo ý nghĩ của bạn?

Các doanh nghiệp sẽ bán được hàng dựa trên cảm quan sự tin cậy bởi thần tượng và phần trạng thái tâm lý tích cực về người nổi tiếng để rồi bị thúc giục, mời gọi mua sản phẩm. Đó chính là đại sứ thương hiệu. Trong lịch sử, hầu hết các nhãn hiệu có tiếng bây giờ là những chủ thể đầu tiên đặt nền móng cho xu hướng tiếp thị quảng cáo bằng đại sứ thương hiệu. Bạn không xa lạ gì với hình ảnh cô nàng “Nàng rắn” Taylor Swift diện bộ đầm đỏ ngồi bên vài 3 ly Coke có in rõ logo của Coca Cola? Sky sẽ chẳng thể nào thôi thổn thức khi anh chàng Sơn Tùng MTP sành điệu hết nấc với Bitis Hunter đến điện thoại thông minh Oppo? rồi Noo Phước Thịnh, Đông Nhi gắn liền với những sản phẩm điện thoại Samsung. Tất cả họ chính là đại sứ thương hiệu của những nhãn hàng này. Những nổi tiếng có đời tư sạch sẽ, không scandal thường được mời làm đại sứ thương hiệu. 

Đại sứ thương hiệu cũng chính là căn nguyên của nhiều hợp đồng quảng cáo tiền tỉ của sao hạng A nhờ sở hữu một lượng người hâm mộ, đồng thời là lượng khách hàng đông đúc. Đại sứ thương hiệu tác động mạnh mẽ đến quyết định mua hàng của người dùng. Tầm ảnh hưởng của ngôi sao họ lựa chọn lớn bao nhiêu sẽ tỉ lệ thuận với tốc độ và hiệu quả bán hàng của sản phẩm. Tuy nhiên, một đặc điểm nổi bật của Đại sứ thương hiệu sẽ đồng hành song song với hình ảnh của người nổi tiếng đó. 

Do vậy, một khi hình ảnh những người này bị “xuống cấp” trong mắt công chúng vì những scandal từ ngoài vào, doanh nghiệp, thương hiệu cũng sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng. Do vậy, để hạn chế nhất mức thấp nhất những điều không đáng có này. Đại sứ thương hiệu được doanh nghiệp ưu tiên những gương mặt sạch, có lượng Fan cao. Ngược lại, ở phía người nổi tiếng có quyền cân nhắc xem là nhãn hiệu, sản phẩm nào thực sự phù hợp với họ. Vậy hiệu quả và tầm ảnh hưởng của đại sứ thương hiệu như thế nào? 

Xem thêm: Các quan điểm quản trị marketing, ưu nhược điểm của từng quan điểm

 2. Tầm ảnh hưởng của đại sứ thương hiệu trong chiến dịch tiếp thị, quảng cáo?

Tầm ảnh hưởng của đại sứ thương hiệu
Tầm ảnh hưởng của đại sứ thương hiệu

Mặc dù được xếp vào tốp những loại hình quảng cáo, tiếp thị tốn kém nhất so với Micro - Influencer hay chạy mạng xã hội, song hiệu ứng được ghi lại của đại sứ thương hiệu có thể cán mốc 27 lần so với chi phí mà doanh nghiệp đó bỏ ra trước đó. Điều này thể hiện rõ nhất trong báo cáo thống kê doanh thu trước và sau thời điểm doanh nghiệp triển khai chiến lược này. Theo các chuyên gia Marketing, đại sứ thương hiệu đủ sức để tạo nên trend, làn sóng mua sắm rầm rộ của một thương hiệu và hồi sinh doanh số cho những thương hiệu cũ bị tụt hạng và doanh thu vì những sai lầm trong chiến lược kinh doanh hay sự bão hòa của thị trường. Ví dụ, bạn dễ thấy nhất chính là độ nổi như cồn của Bitis Hunter sau khi anh chàng Sơn Tùng MTP  đã đồng ý nhận lời làm đại sứ thương hiệu và “trót” đi mẫu giầy mới nhất của hãng trong MV mới mang tên “Lạc trôi”. Soobin Hoàng Sơn cũng mang lại cho hãng giày này độ phủ sóng khủng và được được lớp trẻ yêu thích dù là hàng nội bên cạnh những nhãn hàng quốc tế đình đám như Nike, Adidas hay Convert. 

Vai trò của đại sứ thương hiệu
Vai trò của đại sứ thương hiệu

Một ví dụ khác về sự thành công trong công cuộc vực dậy doanh thu trong xu hướng bão hòa của thị trường thuộc về Nike - Thương hiệu giày Mỹ nổi danh khắp thế giới. Chứng kiến sự bánh trướng của Nike hiện nay, những Fan giày nói chung khó có thể hình dung rằng, ông chủ lớn này bị đánh mất vị trí tốp đầu với doanh thu chưa đến 1 tỷ USD vào đầu những năm 80 của thế kỷ 20. Trong thời điểm đó, lãnh đạo tập đoàn này quyết định mời Michael Jordan làm đại sứ thương hiệu cho Nike với sản phẩm Nike ‘s Air Jordan sneaker. Và thời điểm 1885 của Nike không chỉ là cú lội ngược dòng thành công khi doanh số thu về tăng gấp 900 lần, từ 1 triệu USD đến 900 triệu USD thời điểm đó. Đây cũng là mốc quan trọng của Nike về doanh thu trong lịch sử và đưa nhãn hiệu này về vị trí đầu bảng tốp những hãng bán chạy nhất thời đại. Thậm chí đến nay, dù đã hơn 35 trôi qua, nhưng sản phẩm Nike‘s Air gắn liền với hình ảnh cựu cầu thủ nổi tiếng vẫn còn được yêu thích. Đó chính là tầm ảnh hưởng rộng lớn của những chiến lược Đại sứ thương hiệu. 

Việc làm đại sứ thương hiệu

3. Thành công với đại sứ thương hiệu, bí mật của doanh nghiệp là gì? 

Chúng ta vẫn nhìn vào những minh họa điển hình của Nike để khẳng định chung về tính tất yếu của mọi chiến lược đại sứ thương hiệu. Nhưng không hẳn như vậy. Một chiến lược quảng cáo thành công đòi hỏi sự phối hợp, hợp tác trên nhiều mặt, phòng ban, chứ không chỉ riêng bộ phận quảng cáo hay Marketing và nguồn ngân sách chi cho quảng cáo của doanh nghiệp của doanh nghiệp. Nhưng nhìn chung Đại sứ thương hiệu quả được thu hút bằng 3 thành tố quan trọng nhất: Độ hấp dẫn, độ hấp dẫn, độ phù hợp và độ tin cậy.

3.1. Độ tin cậy

Thành công với đại sứ thương hiệu, bí mật của họ là gì?
Thành công với đại sứ thương hiệu, bí mật của họ là gì? 

Lý do lớn nhất để những thương hiệu đình đám quyết định một khoản tiền khổng lồ để phục vụ những chiến lược đình đám chính là “ nhờ” người của công chúng tác động lên người hâm mộ, người tiêu dùng của họ...để tin và sử dụng những sản phẩm mà họ tin tưởng. Với một người nổi tiếng thì tiếng nói của họ có trọng lượng hơn rất nhiều so với một người bình thường. Một khi họ sai phạm trong lời nói, thì sự nghiệp, tiếng tăm của họ cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Họ, công chúng, người tiêu dùng biết rõ điều này. Do vậy, đại sứ thương hiệu tạo ra độ tin cậy nhất định. 

3.2. Độ hấp dẫn

Phần lớn những ngôi sao hạng A là những diễn viên, người mẫu, ca sĩ được chọn làm đại sứ thương hiệu. Nó tạo ra sự nhàm chán cho một sản phẩm đơn điệu là một sản phẩm hàng tiêu dùng như dầu gội hay kem chải răng. Hơn nữa, tạo ra sức hút trong lĩnh vực mà họ hoạt động, những ca sĩ, diễn viên này còn biết cách gây ấn tượng thu hút với Fan, người tiêu dùng...theo cách của riêng họ. Nó tạo nên sự hấp dẫn mỗi lần xuất hiện khi quảng cáo công chiếu hay làm công chúng của họ thấy quen thuộc khi xuất hiện cùng sản phẩm họ đã chọn. 

3.3. Độ phù hợp

so sánh mức độ phù hợp với đại sứ thương hiệu
So sánh mức độ phù hợp với đại sứ thương hiệu

Tuy mang lại tác dụng cực lớn, song tuy nhiên, không phải một chiến lược đại sứ thương hiệu này cũng thành công mỹ mãn. Một doanh nghiệp không chỉ căn cứ vào độ hấp dẫn và độ tin cậy để chọn gương mặt thương hiệu của mình mà. Bởi lẽ, người dùng còn đánh giá chất lượng của nó dựa trên độ phù hợp của sản phẩm với hình ảnh đại sứ thương hiệu dựa trên mối tương quan về lối suy nghĩ, phát ngôn, phong cách thời trang và thái độ của người tiêu dùng với hình tượng về ca sĩ đó như thế nào. 

Việc làm Marketing - PR tại Hà Nội

4. Bí quyết “chọn mặt gửi vàng” - Bạn đã biết cách?

Bên cạnh độ hấp dẫn về độ HOT của những ngôi sao, độ phù hợp của họ với những sản phẩm thì doanh nghiệp, nhãn hàng trước khi chọn đại sứ thương hiệu cần nằm lòng những nguyên tắc sau đây:

4.1. Cá tính của thương hiệu

Bí quyết “chọn mặt gửi vàng”
Bí quyết “chọn mặt gửi vàng”

Thương hiệu nào cũng có cá tính khác biệt. Nhưng để tìm thấy một gương mặt vàng đó thật sự có những cá tính phản ánh đúng cá tính, bản chất của thương hiệu thì thực sự khó khăn. Tân Hiệp Phát đã thành công khi chọn đúng chương trình running man và chàng sinh viên Vũ Xuân Tiến khi “chọn hình ảnh đại diện cho thương hiệu của mình”. Sự tươi trẻ, mạnh mẽ, ý chí, nỗ lực hết mình… những điều mà chàng sinh viên kia cũng như running man thể hiện rất chuẩn xác cá tính của sản phẩm Number one Active. 

4.2. Giá trị cốt lõi của thương hiệu

Bên cạnh cá tính của sản phẩm thì giá trị cốt lõi của doanh nghiệp ảnh hưởng to lớn đến quá trình lựa chọn hình ảnh đại điện. Thường thì hầu hết các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp đều thể hiện qua slogan. Ví dụ như Nike, để có thể phản ánh đầy đủ được bản chất cứ thách thức để vượt qua thách thức để vượt qua mọi giới hạn và khẳng định chính mình. Với khẩu hiệu này, Nike chọn những nhân vật có khả năng nâng tầm thương hiệu của họ lên bởi những nhân vật siêu phàm của giới thể thao như Michael Jordan, Roger Federer hay Cristiano Ronaldo...Và họ đã thành công. 

Xem thêm: Customer journey là gì? Quy trình tạo ra một customer journey map

4.3. Cá tính của thị trường mục tiêu

 Cá tính của thị trường mục tiêu
 Cá tính của thị trường mục tiêu

Cá tính của thị trường mục tiêu thực chất là quan tâm đến cách cảm nhận của người dùng về sản phẩm như thế nào. Đối với một sản phẩm khi triển khai chương trình quảng cáo, người những tiện ích, dịch vụ mà sản phẩm mang lại mà còn thấy ở đó một phong cách, tinh thần hợp với google của mình. Nó giống như việc những thương hiệu quảng cáo xương khớp bằng hình ảnh những ngôi sao trung niên, quảng cáo kẹo cao su...cho giới trẻ bởi phong cách trẻ trung, vui nhộn của những diễn viên, ca ...Chính đặc thù này làm nên sức hút và họ cảm nhận được một mối liên hệ giữa gu, sở thích, phong cách của họ với đại sứ thương hiệu.  Từ đó, có cảm tình hơn với sản phẩm. 

4.4. Xây dựng quá trình lựa chọn thương hiệu chuẩn chỉnh

Mỗi thương hiệu có một quá trình lựa chọn thương hiệu riêng và có cách để lựa chọn đại sứ thương hiệu thực sự phù hợp với sản phẩm của mình. Tuy nhiên, dù quy trình sơ lược hơn hay phức tạp hơn thì bạn bắt buộc phải trải qua quy trình bài bản. Hãy nghĩ quá trình lựa chọn những đại sứ thương hiệu như một cuộc thi tìm kiếm tài năng. Thương hiệu của bạn phải căn cứ, cân nhắc nhiều thành tố để khoanh vùng những người có tiềm năng và sau đó lọc dần danh sách những người này. Biện pháp để gạn lọc là đánh giá cụ thể bằng cách đi trả lời các câu hỏi: người hâm mộ, người dùng của họ có nhiều không? Có nhu cầu sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp bạn không? Phạm vi tác động đến bởi đại sứ thương hiệu này có rộng không? Quan điểm, phong cách, phát ngôn của đại sứ thương hiệu tương lai có thực sự phù hợp với nhãn hàng của bạn không và độ uy tín của họ thế nào. 

Xây dựng quá trình lựa chọn thương hiệu chuẩn chỉnh
Xây dựng quá trình lựa chọn thương hiệu chuẩn chỉnh

Tất cả những bước này đều phải được tiến hành thật kỹ. Bởi lẽ, việc nhằm vào những ngôi sao hạng A, thần tượng của giới giải trí đôi khi cũng là con dao 2 lưỡi. Sai lầm đau đớn này đã xảy ra với Pepsico Việt Nam khi quyết định chọn Văn Quyến - Huyền thoại nhưng cũng là vết nhơ của làng bóng Việt làm đại sứ thương hiệu vào những năm 2024. Chỉ sau đó, pepsi đã lĩnh những hậu quả vô cùng tai hại vì bị tẩy chay bởi người dùng vì Văn Quyến dính và cá độ. 

Có thể nói, quá trình xây dựng và lựa chọn đại sứ thương hiệu thực sự quan trọng, phải thực hiện từng bước một cách bài bản. Chỉ một sai sót rất nhỏ cũng dễ dàng phá hủy thương hiệu của doanh nghiệp đó trong tích tắc. 

Mong rằng, những thông tin trên đây của Lại Trang xoay quanh chủ đề “Đại sứ thương hiệu là gì” sẽ thật sự hữu ích với tất cả các bạn. Chúc các bạn triển khai thành công chiến lược tiếp thị, quảng cáo cho doanh nghiệp của mình nhé!

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;