Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Thời điểm vàng để xây dựng chiến dịch truyền thông nội bộ

Tác giả: Nguyễn Thơm

Lần cập nhật gần nhất: ngày 04 tháng 11 năm 2021

Theo dõi timviec365 tại google new

Truyền thông nội bộ là hoạt động vô cùng cần thiết trong mỗi doanh nghiệp, nó giúp cho hoạt động bên trong của doanh nghiệp được ổn định và phát triển cả về tình thần cũng như năng suất lao động. Vậy đâu là thời điểm vàng để thực hiện các chiến dịch truyền thông nội bộ? Xem ngay thông tin!

1. Dấu hiệu công ty nên bắt đầu xây dựng chiến dịch truyền thông nội bộ

1.1. Các sự kiện nội bộ không hỗ trợ cho mục tiêu doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp hiện nay chưa hiểu rõ được vai trò cũng như mục tiêu của truyền thông nội bộ, họ nhầm tưởng việc truyền thông nội bộ với việc liên tiếp tổ chức các sự kiện dày đặc trong doanh nghiệp. Mặc dù bỏ ra một số tiền rất lớn, thời gian và công sức của nhiều người nhưng lại không mang lại hiệu quả cao, tệ hơn nữa là làm giảm sút năng suất hoạt động công việc của công ty. 

Các sự kiện không hỗ trợ cho mục tiêu chung
Các sự kiện không hỗ trợ cho mục tiêu chung

Do đó, các sự kiện tổ chức trong doanh nghiệp cần phải có mục tiêu rõ ràng, các mục tiêu này phải thống nhất với định hướng của doanh nghiệp, các hoạt động trong sự kiện đều phải hướng tới mục tiêu chung đã đề ra. 

1.2. Các nội dung truyền thông không được các nhân viên đón nhân

Kênh truyền thông chính của doanh nghiệp là gì? Ví dụ như là fanpage Facebook. Những video, bài viết truyền thông trên đó có được các nhân viên trong công ty quan tâm hay không? Điều này thể hiện rất rõ thông qua các lượt tương tác like, comment hay share. Nếu số lượng quá ít so với toàn thể nhân viên trong công ty thì chắc chắn các hoạt động truyền thông của doanh nghiệp đang có vấn đề, những người lao động không thấy được lợi ích hay giá trị từ những nội dung mà doanh nghiệp đăng tải.

Nội dung truyền thông không được nhân viên quan tâm
Nội dung truyền thông không được nhân viên quan tâm

Ngay cả tới nhân viên trong công ty còn không hề quan tâm thì tới khách hàng, họ là những người ngoài. Khi thấy những thông tin đó, liệu họ có dành thời gian để quan tâm hay không? Chính vì thế mà doanh nghiệp cần phải xem xét lại các hoạt động truyền thông nội bộ của mình để củng cố lại tình hình doanh nghiệp. 

Doanh nghiệp cần đặt mình vào vị trí của nhân viên để xem xét xem đâu là kênh truyền thông họ quan tâm và dễ tiếp cận nhất, đâu là nội dung thu hút và họ quan tâm nhiều nhất trong quá trình làm việc cũng như cuộc sống hàng ngày. 

1.3. Chương trình truyền thông nội bộ không xác định được mức độ hiệu quả

Nhiều doanh nghiệp trong quá trình truyền thông nội bộ thường chỉ nghĩ đến việc thực hiện cho xong. Sau khi thực hiện, họ không đánh giá lại hiệu quả của các hoạt động này. Việc đánh giá hoạt động truyền thông giúp cho các doanh nghiệp có thể nhìn nhận lại vấn đề, mình đã làm được gì, những gì chưa làm được hoặc chưa làm hài lòng được các nhân viên trong công ty. 

Không đo lường mức độ hiệu quả của truyền thông
Không đo lường mức độ hiệu quả của truyền thông

Từ đó, họ sẽ có những điều chỉnh phù hợp cho các năm tiếp theo, phát huy những điều được nhân viên đánh giá cao và chỉnh sửa, khắc phục những điểm hạn chế. Doanh nghiệp có thể hoàn thiện mình nhiều hơn thông qua quá trình đánh giá hiệu quả truyền thông nội bộ.

1.4. Đội ngũ truyền thông nội bộ làm việc quá tải

Nếu đội ngũ làm truyền thông nội bộ luôn trong tình trạng quá tải, công việc quá nhiều nhưng không mang lại hiệu quả cao thì doanh nghiệp nên xem xét lại về cách thức hoạt động của mình, giảm khối lượng công việc thông qua các cách truyền thông nội bộ tối giản hơn, tiếp cận được nhiều hơn và tiết kiệm hơn. 

Các chiến dịch truyền thông nội bộ như một “liều thuốc” kích thích tinh thần làm việc, sự gắn bó cho  các nhân viên trong doanh nghiệp. Nhưng cái gì quá thì cũng không tốt, cần điều chỉnh hoạt động truyền thông nội bộ hợp lý hơn. 

Đội ngũ truyền thông nội bộ làm việc quá tải
Đội ngũ truyền thông nội bộ làm việc quá tải

Như vậy, nếu gặp 1 trong 4 trường hợp như trên, thì lúc này chính là thời điểm vàng để doanh nghiệp có thể cải thiện và xây dựng chiến dịch truyền thông nội bộ của mình để mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. 

2. Các căn cứ để xây dựng một chiến dịch truyền thông hiệu quả

2.1. Bối cảnh doanh nghiệp

Người làm truyền thông (người lãnh đạo) cần xem xét bối cảnh trong doanh nghiệp như tình trạng tài chính doanh nghiệp, định hướng của doanh nghiệp như thế nào, xu hướng thịnh hành trên thị trường (các đối thủ cạnh tranh, các đối tác hoặc bất kỳ doanh nghiệp nào khác) để có thể có được chiến dịch hiệu quả. 

Bối cảnh tài chính doanh nghiệp
Bối cảnh tài chính doanh nghiệp

Ví dụ như tình hình tài chính doanh nghiệp lúc này không đủ để thực hiện một chiến dịch truyền thông quy mô lớn thì có thể điều chỉnh cắt giảm các hoạt động trong chiến dịch để vừa đủ mang lại hiệu quả, vừa giúp cho doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí trong thời điểm kinh tế khó khăn. Hoặc doanh nghiệp cũng có thể học tập thêm tại các doanh nghiệp có hoạt động truyền thông hiệu quả, họ đã làm gì để được thành công như vậy? Và sau đó áp dụng cho doanh nghiệp cho hoạt động của mình, là áp dụng chứ không sao chép. 

2.2. Hiện trạng truyền thông nội bộ

Để nắm bắt được hiện trạng truyền thông nội bộ, doanh nghiệp có thể thực hiện quan sát các nhân viên, đặc biệt là bộ phận truyền thông, làm bảng khảo sát hoặc đánh giá lại hoạt động truyền thông của mình trong những lần gần nhất. Từ đó, rút ra những bài học cho mình trong lần truyền thông lần này. 

Một khi đã hiểu được tình trạng của bản thân thì chắc chắn sẽ tìm được cách giải quyết cho tình trạng này. Doanh nghiệp cần tận dụng những nguồn lực sẵn có, phát huy thế mạnh và hạn chế những điểm chưa được khắc phục để hoàn thiện hơn về hoạt động truyền thông nội bộ của mình. 

2.3. Yếu tố con người

Đây chắc chắn sẽ là yếu tố quan trọng nhất để làm nên một chiến dịch truyền thông hiệu quả. Chiến dịch truyền thông nội bộ là dành cho nhân viên nên những gì chúng ta thực hiện cũng phải hướng đến nhân viên. Từ đó mà chúng ta cũng có thể thu được sự đón đợi nồng nhiệt từ họ. 

Yếu tố con người làm nên thành công một chiến dịch truyền thông nội bộ
Yếu tố con người làm nên thành công một chiến dịch truyền thông nội bộ

Doanh nghiệp cần trả lời được các câu hỏi: nhân viên đang nghĩ gì, họ cảm nhận được gì từ sự thay đổi từ doanh nghiệp, họ quan tâm tới những gì, họ mong muốn doanh nghiệp làm gì hay cải thiện điều gì. 

Ví dụ: Dịch Covid khiến cho tình hình tài chính của doanh nghiệp sụt giảm, doanh nghiệp cho nhân viên làm việc tại nhà và giảm % lương của nhân viên. Các nhân viên rất xôn xao và không có được lời giải thích từ ban lãnh đạo, chỉ nhận được thông báo về việc cắt giảm. Điều này khiến cho họ vô cùng thất vọng và khó chịu, không còn năng lượng cũng như sự cống hiến. Trong trường hợp này, doanh nghiệp cần nhanh chóng đưa ra những truyền thông cụ thể. Vì sao phải cắt giảm, cắt giảm như thế nào, bày tỏ sự mong muốn, kêu gọi sự đồng cảm về những khó khăn trong doanh nghiệp. 

Trên đây là toàn bộ nội dung về chiến dịch truyền thông nội bộ. Mong rằng qua bài viết này, các bạn đã hiểu hơn về chiến dịch truyền thông nội bộ cũng như việc xây dựng một chiến dịch truyền thông nội bộ hiệu quả.

Học hỏi được những gì từ văn hóa doanh nghiệp của Google

Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các thông tin về văn hóa doanh nghiệp Google. Đây sẽ là những điều đáng học hỏi cho các doanh nghiệp trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp và truyền thông nội bộ. 

Văn hóa doanh nghiệp của Google

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý