Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Tìm hiểu chứng nhận ISO là gì? Nguyên tắc, vai trò

Tác giả: Phạm Thu Phương

Lần cập nhật gần nhất: ngày 22 tháng 10 năm 2022

Theo dõi timviec365 tại google new

Hầu hết mọi người đã nghe nói về “ISO” thường xuyên được đặt trên các sản phẩm đúng không nào? Vậy có biết ISO là gì không và tại sao mọi người lại thường mua những sản phẩm khi có chứng nhận ISO được in trên bao bì. Với những thắc mắc của các bạn, tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về ISO trong bài viết về chứng nhận ISO là gì ngay sau đây.

1. Khái quát về tổ chức ISO và chứng nhận ISO

1.1. Tổ chức ISO là gì?

ISO là gì? Đây là một thuật ngữ mà chưa chắc mọi người đã biết đến nó nhưng mà chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều nghe, nhìn thấy ISO xuất hiện trên rất nhiều sản phẩm có mặt trên thị trường. Ngoài ra nó còn xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác nữa mà bạn có thể không để ý tới. 

ISO là một tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế tên tiếng anh là International Organization for Standardization được thành lập 23/2/1947 và có trụ sở ở Thuỵ Sĩ. Tổ chức này sẽ thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế trên phạm vi toàn cầu các tiêu chuẩn về thương mại và công nghiệp.

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế hiện nay đã có hơn 160 quốc gia trên thế giới tham gia vào tổ chức và một trong số đó có Việt Nam. Và cho ra hơn 23 nghìn các tiêu chuẩn quốc tế đủ các lĩnh vực kinh doanh liên quan bao gồm sức khỏe và an toàn, an ninh thông tin, quản lý năng lượng, quản lý môi trường, hàng không vũ trụ và quốc phòng, thiết bị y tế,... Các tiêu chuẩn được đưa ra có thể được áp dụng cho bất kỳ doanh nghiệp nào bất kể quy mô, lĩnh vực hoặc bối cảnh.

Tổ chức ISO là gì
Tổ chức ISO là gì?

1.2. Chứng nhận ISO là gì?

Những gì chúng ta nhìn thấy ký hiệu ISO trên các sản phẩm hay bất kỳ đâu thì chứng tỏ sản phẩm đó đã được cấp chứng nhận ISO. 

Các doanh nghiệp sử dụng chứng chỉ ISO để cung cấp cho khách hàng tiềm năng bằng chứng về sự tuân thủ và giành được sự tin tưởng của họ. Tuy nhiên, trước đó, doanh nghiệp cần phải đạt được chứng nhận. Điều quan trọng cần lưu ý ở đây là ISO không thể tự chứng nhận cho các tổ chức hay các doanh nghiệp. ISO phát triển các tiêu chuẩn, nhưng quá trình chứng nhận được thực hiện bởi các tổ chức chứng nhận bên ngoài và ISO không thể chứng nhận trực tiếp cho một công ty hoặc tổ chức.

Mặc dù tổ chức tiêu chuẩn quốc tế không cấp các chứng chỉ ISO nhưng họ đã đưa ra một bộ hướng dẫn và tiêu chuẩn mà các tổ chức chứng nhận bên ngoài có thể dùng tài liệu tham khảo để giúp đo lường đầy đủ sự phù hợp và chất lượng trong quá trình chứng nhận.

Chi phí chứng nhận ISO khác nhau dựa trên nhiều yếu tố, chẳng hạn như quy mô tổ chức của bạn, lĩnh vực công nghiệp, doanh thu hàng năm, số lượng nhân viên,....

Chứng nhận ISO là gì
Chứng nhận ISO là gì?

2. Nguyên tắc cốt lõi của tiêu chuẩn ISO

Bạn biết đó khi ta đưa ra bất kỳ một tiêu chuẩn nào thì cũng đều có các điều kiện, nguyên tắc dựa vào cơ sở để đưa ra tiêu chuẩn đúng không nào? Bạn là một cô gái xinh đẹp, tài năng thì tiêu chuẩn bạn trai lý tưởng của bạn là gì, tôi chắc chắn rằng bạn đều có những tiêu chuẩn riêng của mình dựa trên cơ sở những gì bạn đang sở hữu. Một ví dụ vui vui để bạn có thể hiểu để đưa ra một tiêu chuẩn ISO thì tổ chức ISO cũng phải dựa vào những nguyên tắc để có thể đánh giá và xây dựng tiêu chuẩn được đầy đủ và tốt nhất đối với những doanh nghiệp hay tổ chức sở hữu nó.

Nguyên tắc cốt lõi của tiêu chuẩn ISO
Nguyên tắc cốt lõi của tiêu chuẩn ISO

Nguyên tắc để xây dựng một tiêu chuẩn ISO hoàn chỉnh sẽ bao gồm 5 nguyên tắc chính:

Thứ nhất, đáp ứng nhu cầu. Không phải tiêu chuẩn ISO được thiết lập một cách tràn lan và không ý nghĩa gì. Tất cả hơn 23.000 tiêu chuẩn được xây dựng để đưa ra đều được sử dụng vào các mục đích khác nhau chứ không phải là thiết xong rồi để đấy. ISO chỉ phát triển các tiêu chuẩn khi có các nhu cầu của bởi một ngành lĩnh vực nào đó hay một nhóm người tiêu dùng hoặc các bên liên quan khác yêu cầu cần có một tiêu chuẩn chung. Nhưng làm thế nào để các yêu cầu được thực hiện trong khi trụ sở của ISO ở Thuỵ Sĩ, ví dụ trong khi chúng ta ở Việt Nam thì quá xa để họ có thể nắm bắt được yêu cầu của mình. Các bạn đừng lo lắng về vấn đề này, hầu hết những yêu cầu về việc thiết lập một tiêu chuẩn mới đều được liên hệ với hiệp hội thành viên ISO Việt Nam để gửi yêu cầu ISO.

Thứ hai, là lấy ý kiến chuyên gia toàn cầu. Không phải tất cả các yêu cầu đều có thể được thiết lập xây dựng một tiêu chuẩn mới. Nếu ai cũng yêu cầu một tiêu chuẩn mới để đáp ứng những nhu cầu mong muốn của doanh nghiệp hay tổ chức thì giá trị của tiêu chuẩn ISO không còn hiệu quả, không được đánh giá cao. Mọi yêu cầu đều sẽ được các chuyên gia và uỷ ban từ khắp các nước trên thế giới thượng lượng, bàn bạc về tất cả các khía cạnh của ISO trước khi đưa ra quyết định có thực hiện xây dựng một tiêu chuẩn mới.

Thứ ba, quy trình đa bên. Nếu chỉ lấy ý kiến của các chuyên gia là chưa đủ, tuy họ có những kiến thức chuyên môn sâu rộng, và những ý kiến của họ đều hướng đến chất lượng tốt và hoàn mỹ. Nhưng thực tế liệu các doanh nghiệp và tổ chức có thể đạt được hay không, khi các tiêu chuẩn được đưa ra quá cao thì khó có một doanh nghiệp tổ chức đạt được kể cả khi họ đã làm rất tốt nhưng vẫn không đủ điều kiện để nhận chứng chỉ. Ngoài các chuyên gia và uỷ ban thì sẽ có cả các hiệp hội người tiêu dùng, học giả, các tổ chức chính phủ hay các cơ quan có thẩm quyền chính phủ tham gia vào việc quyết định xây dựng tiêu chuẩn ISO mới.

Thứ tư, sự đồng thuận. Bất  kỳ một tiêu chuẩn của ISO đều được phát triển dựa trên những sự đồng thuận ý kiến của tất cả các bên tham gia vào việc quyết định xây dựng tiêu chuẩn ISO mới. Nếu có những ý kiến chưa đồng tình thì sẽ tiếp tục thương lượng đến khi tất cả các bên đều thấy chúng hợp ý thì tiêu chuẩn mới sẽ được ra đời và được sử dụng rộng rãi.

Cuối cùng, tổng hợp. Với sự đồng thuận thì chắc chắn rằng nguyên tắc cuối sẽ là hoàn thiện và tổng hợp để cho ra một tiêu chuẩn hoàn chỉnh và cung cấp trên toàn thế giới cho các doanh nghiệp, tổ chức cần đến nó.

3. Một số loại chứng nhận ISO mà bạn biết

Tiêu chuẩn ISO chung là các tiêu chuẩn ISO phổ biến nhất. Dưới đây là tóm tắt của từng tiêu chuẩn ISO chung:

Các tiêu chuẩn quản lý chất lượng giúp các tổ chức hoạt động hiệu quả hơn và giảm các lỗi sản phẩm. Ví dụ ISO 9001:2015 với bộ ISO 9000 là tiêu chuẩn quản lý chất lượng nổi tiếng nhất thế giới dành cho các công ty và tổ chức ở mọi quy mô.

Các tiêu chuẩn quản lý năng lượng nhằm cắt giảm và tối ưu hóa mức tiêu thụ năng lượng. Hệ thống tiêu chuẩn ISO 50001 thể hiện cho tiêu chuẩn quản lý năng lượng.

Các tiêu chuẩn quản lý môi trường nhằm giảm tác động đến môi trường, giảm thiểu chất thải và làm cho các quy trình bền vững hơn. Ví dụ ISO 14001:2015, tiêu chuẩn này sẽ giúp cải thiện hiệu suất môi trường.

Các tiêu chuẩn về sức khỏe và an toàn để giảm thiểu tai nạn liên quan đến nơi làm việc.

Các tiêu chuẩn quản lý năng lượng thể hiện qua bộ tiêu chuẩn ISO 22000, nó đề cập đến những gì một tổ chức nên làm để đảm bảo thực phẩm là an toàn cho tiêu dùng công cộng. Loại tiêu chuẩn ISO này bao gồm các hướng dẫn có thể áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp có lo ngại về an toàn thực phẩm, bất kể quy mô của họ.

ISO 22000 là  tiêu chuẩn quản lý năng lượng
ISO 22000 là tiêu chuẩn quản lý năng lượng 

Các tiêu chuẩn bảo mật công nghệ thông tin để bảo mật thông tin nhạy cảm và tránh xa những con mắt trái phép. Ví dụ ISO/IEC 27001:2013 với bộ cấu trúc ISO/IEC 27000 được thiết kế cho mọi quy mô tổ chức, nó bảo mật cho bất kỳ loại thông tin kỹ thuật nào. Lợi ích của tiêu chuẩn này giúp các doanh nghiệp quản lý dữ liệu cá nhân, tài chính, sở hữu trí tuệ hoặc dữ liệu khách hàng nhạy cảm có thể sử dụng các tiêu chuẩn này để đảm bảo thông tin của họ luôn được bảo vệ.

ISO 22000 là tiêu chuẩn bảo mật công nghệ thông tin
ISO 27001 là tiêu chuẩn bảo mật công nghệ thông tin

Ngoài ra còn rất nhiều loại tiêu chuẩn ISO khác mà tôi không thể liệt kê hết được trong bài viết này, bởi số lượng tiêu chuẩn ISO rất lớn có hơn 23.000 tiêu chuẩn. Trong bài viết này tôi mới chỉ liệt kê những tiêu chuẩn ISO mà mọi người thường thấy nhất trên các sản phẩm hay dịch vụ.

Hiện nay bộ tiêu chuẩn được sử dụng nhiều nhất trong các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp trên toàn thế giới là bộ tiêu chuẩn ISO 9001. ISO 9001 là một hệ thống quản lý chất lượng được quốc tế công nhận để giúp các doanh nghiệp, tổ chức đạt được tiêu chuẩn hóa và đảm bảo chất lượng. Hệ thống quản lý chất lượng giúp việc quản lý nguồn lực, quá trình và sản phẩm của mình một cách hiệu quả nhất, ngoài ra nó còn giúp các doanh nghiệp giải quyết các vấn đề về chất lượng một cách hiệu quả hơn.

ISO 9001 là một hệ thống quản lý chất lượng
ISO 9001 là một hệ thống quản lý chất lượng

Các doanh nghiệp có thể sử dụng một hệ thống quản lý kết hợp, trong đó họ kết hợp các khái niệm của nhiều tiêu chuẩn và khuôn khổ (cũng như thực hiện các phương pháp hay nhất khác), để tạo ra một giải pháp hiệu quả đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan trong tổ chức. Hơn nữa, phương pháp này cũng có thể giảm thiểu sự trùng lặp của các nỗ lực.

Chắc đến đây các bạn đã biết chứng nhận ISO là gì rồi chứ. Chứng nhận ISO sẽ giúp cải thiện và đảm bảo chất lượng, hiệu quả, tính nhất quán và an toàn của các hoạt động cũng như các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp hay tổ chức. Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết của chúng tôi và hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin bổ ích dành cho bạn.

Nhân viên ISO là gì? Những điều cần biết về nhân viên ISO

Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng chuẩn quốc tế cho sản phẩm của doanh nghiệp. Bởi vậy trong doanh nghiệp cần có một đội ngũ nhân viên hỗ trợ ban lãnh đạo quản lý chất lượng đúng theo bộ tiêu chuẩn đã được cấp chứng nhận. Đó là nhân viên ISO. Vậy cụ thể nhân viên ISO là gì? Để biết thêm chi tiết các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý