Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Nhân viên ISO là gì? Những điều cần biết về nhân viên ISO

Tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết

Tạo CV online

1. Nhân viên ISO là gì? 

nhân viên iso là gì
Nhân viên ISO trong doanh nghiệp

ISO là một bộ tiêu chuẩn chất lượng mà các doanh nghiệp hiện nay đều cố gắng xây dựng và áp dụng. Và để đảm bảo bộ tiêu chuẩn này được áp dụng đúng trong quy trình tạo ra sản phẩm cần nhờ tới đội ngũ nhân viên ISO. Họ là người chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý chất lượng tại các đơn vị, khu vực văn phòng của công ty,… Để làm được điều đó nhân viên ISO phải nắm rõ các quy trình của hệ thống quản lý chất lượng (QMS) của Công ty cũng như tình hình thực hiện quy trình chất lượng tại các đơn vị. Tập hợp các thông tin liên quan đến nhu cầu xây dựng, soát xét tài liệu của các đơn vị. 

Khi nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển và có nhiều bước tiến nổi bật trong nhiều năm vừa qua nhờ chính sách tăng cường hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Và tất nhiên trước sự những cường quốc kinh tế hùng mạnh trên thế giới Việt Nam còn phải nỗ lực rất nhiều về cả trí và lực đặc biệt là phải đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế để hàng hóa Việt Nam được xuất khẩu ra thế giới nhiều hơn. Đương nhiên khi thẩm định kiểm tra chất lượng thì cũng có những giới hạn chất lượng chấp nhận được. Sản phẩm được lưu thông trong thị trường phải có giấy chứng nhận hợp quy.

Hiện nay hầu hết doanh nghiệp Việt Nam xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Giải thích một chút về tiêu chuẩn ISO là một cách gọi ngắn gọn hơn của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế - International Organization for Standardization trong đó có 150 quốc gia thành viên và Việt Nam là thành viên thứ 77 của tổ chức này. Vậy tại sao Việt Nam lại tham gia tổ chức này và tại sao các doanh nghiệp phải có chứng nhận ISO 9001:2015? Đó là để:

- Đáp ứng yêu cầu của khách hàng: Khách hàng dành niềm tin rất lớn cho bộ tiêu chuẩn chất lượng này và họ thường có tâm lý chỉ hợp tác với doanh nghiệp/ nhà cung cấp nào có chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001. 

- Tăng doanh thu và hoạt động kinh doanh từ những khách hàng mới: Khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận ISO, họ tìm mọi cách truyền thông, quảng cáo để khách hàng biết mình đã có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO…Từ đó mở ra nhiều thị trường mới, khách hàng mới mà trước đây doanh nghiệp chưa thể tiếp cận được. 

- Tăng uy tín công ty cũng chất lượng của sản phẩm: Chưa nói tới chất lượng thực của sản phẩm, một doanh nghiệp có chất nhận ISO 9001:2015 giúp họ tạo được lòng tin với khách hàng. Xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 với thiết kế tốt phù hợp với định hướng sản xuất, phát triển của công ty sẽ đưa công ty tiến xa hơn trên con đường Chất lượng 

- Nâng cao sự hài lòng của khách hàng với sản phẩm của Công ty: Tức là sản phẩm mà công ty sản xuất ra đáp ứng được những gì mà khách hàng mong đợi. Tuy nhiên trong lâu dài, một công ty có tên tuổi và vị thế trên thị trường chắc chắn sẽ không chỉ sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu hiện tại mà phải đáp ứng nhiều yêu cầu ngụ ý cần tới bộ phận nghiên cứu và phân tích giải mã. Hay nếu tốt hơn còn tạo ra được cả sản phẩm với công dụng mới có khả năng kích thích được nhu cầu sử dụng của nhiều khách hàng. 

- Cải thiện hiệu quả, giảm sự lãng phí từ đó tiết kiệm chi phí: Chất lượng sản phẩm kém chính là nguyên nhân chính dẫn lãng phí. Lãng phí ở đây là toàn bộ tài sản của công ty như thời gian, nhân lực, tiền, sự hao mòn của trang thiết bị máy móc,… Nhưng khi áp dụng các yêu cầu của bộ tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm tăng lên, hàng hóa đẩy đi nhanh chóng, tạo doanh thu tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. 

Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích quan trọng, hỗ trợ trực tiếp trong quá trình phát triển kinh của doanh nghiệp. Vì vậy nhân viên ISO là một nhân tố quan trọng giúp doanh nghiệp quản lý và thực thi các yêu cầu trong bộ tiêu chuẩn ISO. Vậy công việc chung của họ mỗi ngày là gì? 

Xem thêm: Điều bạn nên biết khi hỏi về total quality management là gì

2. Công việc của nhân viên ISO là gì?

công việc nhân viên iso là gì
Nhân viên ISO sẽ đảm nhận công việc khác nhau theo yêu cầu của doanh nghiệp

Tùy vào lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất mà nhân viên ISO sẽ đảm nhận công việc khác nhau theo yêu cầu của doanh nghiệp nhưng mục tiêu hướng đến vẫn là để triển khai việc ứng dụng hệ thống tài liệu ISO nhằm nâng cao tính hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động của Công ty. Ngoài ra còn một số công việc khác nữa như là:

- Đề xuất với Ban lãnh đạo trong hoạt động xây dựng hệ thống quản lý chất lượng của Công ty như đánh giá nội bộ, cải tiến hệ thống, các hành động khắc phục, phòng ngừa rủi ro chất lượng. 

- Thiết lập quy trình, quy chế liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng của Công ty đồng thời liên tục cập nhật, cải tiến những quy trình đó sao cho phù hợp với bộ tiêu chuẩn chất lượng mà Công ty được cấp. 

- Nhận các báo cáo không phù hợp của hệ thống, theo dõi tính hiệu quả của các hoạt động khắc phục hoặc hoạt động phòng ngừa. 

- Báo cáo việc ban hành, thực hiện hệ thống quản lý chất lượng đến ban lãnh đạo để xem xét và làm cơ sở để cải tiến chất lượng. 

- Hỗ trợ các phòng ban chỉnh sửa tài liệu ISO để có tài liệu chuẩn áp dụng trong quy trình sản xuất. 

- Thiết lập, duy trì, cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO mà công ty được cấp đồng thời giám sát, vận hành theo hệ thống tiêu chuẩn trên nhà máy 

- Làm báo cáo tuần, tháng, năm hoặc bất cứ lúc nào theo yêu cầu của người quản lý 

- Làm công việc khác theo yêu cầu của cán bộ quản lý. 

Nhân viên ISO và nhân viên KCS khác nhau như thế nào. Nhân viên KCS là người giám sát đầu vào, sản phẩm hàng hóa được lưu trữ,... và báo cho người giám sát. 

Xem ngay: Thông tin việc làm nhân viên IOS mới nhất, cập nhật liên tục thường xuyên

3. Vai trò của nhân viên ISO trong công tác quản lý chất lượng với doanh nghiệp 

vai trò của nhân viên iso là gì
Vai trò của nhân viên ISO rất quan trọng trong doanh nghiệp 

Không thể phủ nhận vai trò của nhân viên ISO trong doanh nghiệp. Việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong doanh nghiệp càng cần thiết bao nhiêu thì vai trò của nhân viên ISO càng quan trọng bấy nhiêu. Cụ thể họ giúp doanh nghiệp:

- Thực hiện các công việc theo kế hoạch đã được lên sẵn từ trước theo sự phân công của Ban chỉ đạo chất lượng 

- Đảm bảo việc thực hiện soạn thảo đúng tiến độ, chất lượng yêu cầu 

- Đảm bảo áp dụng các yêu cầu trong bộ tiêu chuẩn ISO ngay trong đơn vị mình phụ trách đúng tiến độ, đúng chất lượng 

- Theo dõi hoạt động làm việc của công nhân để từ đó thực hiện quyền kiến nghị lên Đại diện lãnh đạo về các hoạt động cải tiến trang máy móc, thiết bị đảm bảo phục vụ quá trình sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng đồng thời đề xuất thưởng phạt đối với các đơn vị thuộc phạm vi mình phụ trách. 

Riêng đối với thành viên có vị trí lãnh đạo như trưởng phòng, ngoài vai trò kể trên họ còn có vai trò lập kế hoạch triển khai ISO tại đơn vị mình. Và định kỳ hàng tuần báo cáo kết quả thực hiện lên Ban chỉ đạo chất lượng.

Xem thêm: SGS là gì? Những bí ẩn từ những chữ cái trong cụm từ SGS là gì

4. Học chuyên viên ISO để mở rộng cơ hội việc làm trong tương lai 

học nhân viên iso là gì
Nhân viên ISO đang có triển vọng nghề nghiệp rất lớn 

Nhân viên ISO trong quá trình làm việc phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức qua công việc thực tế hoặc có thể tham gia các khóa học về chất lượng. Điều này lại càng cần thiết để mở rộng cơ hội tìm việc làm nhanh trong tương lai tại các doanh nghiệp có quy mô lớn, môi trường làm việc chuyên nghiệp hơn nữa là để có mức lương cao phục vụ nhu cầu sống cho con người. Nếu bạn là sinh viên mới ra trường chuyên ngành quản trị chất lượng, công nghệ,… muốn chắc chắn khả năng trúng tuyển bạn nên trải qua lớp đào tạo chuyên nghiệp ISO. Các nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ không bỏ qua một nhân viên có kiến thức chuyên môn sâu về ISO giúp ứng viên vượt qua vòng phỏng vấn một cách thuyết phục. 

Công việc chính của nhân viên ISO là quản lý chất lượng với vai trò quan trọng góp phần giúp công ty cải thiện được hệ thống quản lý chất lượng. Từ đó, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng nhưng vẫn đảm bảo đúng tiêu chuẩn chất lượng ISO. Học thêm kiến thức ISO không chỉ phục vụ bạn làm công việc của một nhân viên ISO mà ISO còn bao phủ ở rất nhiều lĩnh vực khác nữa mà bạn có thể áp dụng để trở thành một ông chủ, bà chủ nhỏ quản lý 1 tiệm cà phê, quan ăn đảm bảo chất lượng về vệ sinh an toàn thực phẩm,… Đó chính là một lợi thế công việc dành cho người lao động khi có kiến thức vững chắc về ISO. 

Trở lại với vị trí nhân viên ISO, việc bạn chăm chỉ không ngừng cố gắng nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn sẽ là bước đệm “êm ái” để nhảy vụt thành công và thăng tiến. Công việc là một trong những mục tiêu sống của con người và bất cứ ai cũng đều mong muốn có sự nghiệp thành công từ sự thăng tiến lên vị trí cấp cao. Làm việc không có chí tiến thủ, chấp nhận  mức lương “nhỏ giọt” ở vị trí nhân viên thì chắc chắn rằng sau một thời gian nữa khi xã hội phát triển, nhu cầu con người tăng lên, tiêu chuẩn chất lượng cũng thay đổi thì bạn cũng sẽ nhanh chóng bị đào thảo khi năng lực không còn đáp ứng được nhu cầu phát triển của công ty. 

Tìm hiểu nhân viên ISO là gì không phải chỉ chăm chăm vào khái niệm và công việc của họ mà còn để hiểu hơn về vai trò của họ trong doanh nghiệp. Nếu vắng bóng của bộ phận này ban lãnh đạo sẽ là những người vất vả khi một mình phải đảm nhận nhiều công việc và chắc chắn sẽ bị phân tâm gây ảnh hưởng tới quá trình phát triển của công ty. Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đây công việc nhân viên ISO sẽ trở thành sự lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với đam mê của nhiều người lao động. Đừng quên ghé Timviec365.vn để cập nhật thông tin tuyển dụng nhân viên ISO mỗi ngày tại đây nhé. 

Tìm việc làm nhanh

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý