Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Converse: Lịch sử thăng trầm của hãng giày cho giới trẻ

Tác giả: Hoàng Thúy Nga

Lần cập nhật gần nhất: ngày 26 tháng 05 năm 2021

Theo dõi timviec365 tại google new

Nếu được hỏi rằng mẫu giày nào sở hữu thiết kế đặc biệt nhất, mang tính biểu tượng nhất của thời trang thế giới, không ngại ngần gì tôi sẽ lựa chọn Converse. Lịch sử tồn tại và phát triển hơn một thế kỷ đã chứng minh được sức sống bền lâu của hãng, đồng thời khẳng định lại chỗ đứng của Converse trong ngành thời trang thể thao đường phố. Thiết kế đơn giản nhưng “bụi” của Converse được đông đảo vận động viên cho đến những nghệ sĩ yêu thích vô cùng yêu thích. Điều gì đằng sau sự hấp dẫn khó cưỡng của Converse? Hãy cùng Timviec365.vn tìm hiểu trong bài viết này nhé.

1. Những năm đầu tiên phát triển

1.1. Mẫu giày bóng rổ đầu tiên

Tất cả những con người đam mê Converse hãy nhớ đến tên người đàn ông này: Marquis Mills Converse, người đã sáng lập nên công ty Giày Cao su Converse. Thời ấy, công ty của ông chuyên sản xuất những loại ủng to chống nước cho người dân lao động, tuy nhiên những loại ủng đó chỉ được sử dụng nhiều vào mùa mưa nồm nên doanh số cũng không được cao, sản xuất cũng chỉ tập trung theo mùa. Sớm nhận ra rằng nhân công cần được bảo tồn trong thời gian dài, nên vào đầu thế kỷ 20, công ty đã đổi hướng sản xuất sang thời trang thể thao (sportswear). Trong khoảng thời gian đó, công nghệ xử lý cao su cũng đã được áp dụng, điều này sớm hiện thực hóa ý tưởng của Mills về một chiếc giày thể thao có đế cao su nhẹ, chống trượt. Và thế là tiền nhân của đôi giày Converse All-Star đã ra đời với cái tên “Non-Skid”.

Mẫu giày Converse đầu tiên.
Mẫu giày Converse đầu tiên.

1.2. Sự cải tổ mang tên Chuck Taylor

Nhờ sự khan hiếm về lựa chọn, mà “Non-Skid” được nhiều vận động viên yêu thích vào nửa đầu thập niên 1910, dù mẫu mã có hơi thô kệch và màu sắc không được hút mắt cho lắm. Cho tới năm 1920, thiết kế được đổi tên thành “All-Star” như một cách nhấn mạnh rằng đây là mẫu giày “vô địch”, số một trong lòng những vận động viên thời bấy giờ. Cùng lúc đó, xuất hiện một vận động viên bóng rổ tên Charles ‘Chuck’ Taylor. Mọi chuyện bắt đầu khi Taylor tìm tới trụ sở của Converse để than phiền về thiết kế giày đã làm đau chân mình. 

Công ty Giày Cao su Converse
Công ty Giày Cao su Converse

Duyên số như thế nào mà đã lôi cuốn Taylor trở thành nhân viên bán hàng kiêm “đại sứ thương hiệu” của hãng, bởi lẽ anh thực sự tin tưởng rằng mẫu giày Converse sẽ thực sự tiến xa hơn rất nhiều nếu có được những nâng cấp hợp lý. Taylor nhanh chóng bắt tay vào những việc cần làm, có thể nói anh rất đam mê mẫu giày này khi trở thành người chơi kiêm vận động viên cho đội bóng rổ All-Stars của hãng, đi xuyên nước Mỹ quảng cáo cho Converse trong trường học và những trạm xá. Bằng cái duyên marketing của mình, Taylor đã giúp Converse có được những ấn tượng đầu tiên trong giới bóng rổ khi xuyên suốt sự kiện Olympics năm 1936, đội tuyển bóng rổ Mỹ đều đeo Converse. Bên cạnh đó, mẫu All-Star cũng được bên Quân đội Mỹ trọng dụng trong lúc diễn tập cho Chiến tranh thế giới thứ 2 khi đã có hơn hàng triệu người đàn ông đã từng đeo mẫu giày vải cổ cao này. Để công nhận những thành quả của Taylor trong việc phổ biến Converse nói chung và mẫu All Star nói riêng, hãng đã đưa luôn tên của vận động viên tài năng này lên logo đính ở phía mắt cá đôi giày, thế là mẫu giày kinh điển Converse “Chuck Taylor” All Star được ra đời!

2. Mẫu giày đi cùng năm tháng

2.1. Phiên bản đen - trắng kinh điển

Nhờ sự thay đổi diện mạo của All Star trở thành “Chuck Taylor” All Star, Converse bắt đầu nghiên cứu những phối màu mà có thể được sử dụng rộng rãi hơn phiên bản nâu đen làm từ da thuộc. Từ năm 1936, công ty đã thử nghiệm bằng mẫu giày phối màu trắng - đỏ - xanh dương cho những vận động viên tham gia Thế vận hội Olympics và đã nhận được rất nhiều phản ứng tích cực. Đây có thể nói là mẫu giày mang tính cổ động và yêu nước cao khi lần đầu tiên có một phối màu được sáng tạo dựa trên quốc kỳ Mỹ (cũng có màu chủ đạo là trắng, đỏ và xanh). Khi Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ, Chuck Taylor có tham gia vào Không quân Hoa Kỳ, và thế là mẫu giày All Star trắng đã trở thành mẫu giày chính thức được sử dụng rộng rãi trong quân đội thời điểm đó.

Converse được các vận động viên yêu thích.
Converse được các vận động viên yêu thích.

Sau khi chiến tranh kết thúc, Converse cho ra đời phiên bản phối màu kinh điển thân đen - đế trắng vào năm 1949. Đây được nhanh chóng đánh giá là “bắt mắt” hơn hẳn so với phiên bản đen tuyền hoặc nâu tuyền được ra mắt trước đó. “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, cùng lúc đó thì Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia (NBA) cũng ra đời, đánh dấu sự chuyển mình của bóng rổ trở thành một môn thể thao chuyên nghiệp thực sự. Thế là đôi giày Converse “Chuck Taylor” All Star được đeo bởi đông đảo giới bóng rổ chuyên nghiệp lẫn học sinh sinh viên. Để một lần nữa khẳng định vị trí đứng đầu của mình, Converse cho ra mắt phiên bản cổ thấp (low-top) vào năm 1957, được đặc biệt săn đón vì sự tiện lợi hơn so với tiền thân cổ cao của mình vốn dành cho các vận động viên. Nhờ sự ra mắt này mà Converse chiếm tới 80% thị phần sản xuất giày ở nước Mỹ. Nhờ công sức không ngừng nghỉ của Chuck Taylor mà ông được mệnh danh là “Sứ giả Bóng rổ”, và năm 1968 tên ông được vang danh ở Đại lộ Danh vọng môn Bóng rổ. Đáng tiếc là chỉ một năm sau, ông qua đời.

2.2. Những nỗ lực và thất bại

Sự ra đi của Chuck Taylor cũng đánh dấu khoảnh khắc bị “tiếm ngôi” của Converse khi có nhiều đối thủ cạnh tranh mới xuất hiện như Nike, Adidas, Onitsuka hay Fila. Họ bắt đầu lấy đi thị phần của Converse và làm lung lay tầm ảnh hưởng của Converse. Những đối thủ này khá đáng gờm khi liên tục cho ra mắt những mẫu giày nhiều màu sắc, chất liệu đa dạng cùng với phát triển công nghệ cao cùng lúc (Nike với công nghệ đệm air mềm nhẹ). Converse đã cố gắng đáp trả bằng cách ra mắt những thiết kế mới như One Star, nâng cấp bộ đệm giày với phần cổ thấp da lộn nhưng cũng không khiến cho hiện trạng vận động viên chọn mẫu giày khác thay thế Converse. 

Mẫu giày One Star
Mẫu giày One Star

Từ những năm 70 trở đi, những đôi giày thể thao (hay còn được gọi là sneakers) trở nên phổ biến đến nỗi những thế hệ lớn hơn cũng yêu thích nó vô cùng, đa phần là do thiết kế đa dạng cùng với sự thoải mái khi sử dụng. Các vận động viên khác hiện đã có những lựa chọn tốt hơn Converse, và mẫu “Chuck Taylor” All Star từng nổi tiếng với giới chuyên nghiệp nay đã trở thành biểu tượng của một nền văn hóa mới. Converse nhanh chóng được thế hệ trẻ săn lùng bởi lẽ những nghệ sĩ rock yêu thích của họ đã đeo nó, và vì một lý do nữa - giá thành của Converse cực kỳ phải chăng so với những thương hiệu như Nike hay Onitsuka. Converse lúc đó được mua vì “thời trang” chứ không phải để mục đích chính là thể thao nữa. Bắt được xu thế này, hãng bắt đầu sản xuất mẫu All Star với nhiều màu sắc khác nhau, kiểu dáng khác nhau, họa tiết bắt mắt khác nhau. Dù có thế, nhưng Converse ‘Chuck Taylor’ All Star vẫn được coi là một trong những đôi giày bóng rổ xuất sắc nhất mọi thời đại.

3. Phá sản và tái định hình thương hiệu

3.1. Phá sản

Vào giai đoạn 80-90, Converse rơi vào khủng hoảng. Quản lý và giám đốc của hãng thay đổi liên tục, dẫn tới sự không liên kết và rời rạc trong khâu sản xuất và lên ý tưởng. Những thay đổi này dẫn tới những chiến dịch và những dòng sản phẩm không còn phù hợp với thị hiếu người dùng thời bấy giờ, doanh thu bán lẻ giảm mạnh. Điều này dẫn đến hệ quả là Converse dần mất nhiều thị phần của mình trong ngành. Đến năm 2001, Converse đệ đơn phá sản, tưởng như chấm dứt hoàn toàn một biểu tượng từng gây sốt trong suốt một thế kỷ. 

Công ty Converse ngày nay
Công ty Converse ngày nay

3.2. Tái định hình thương hiệu

Sau khi đệ đơn phá sản vào năm 2001, Converse nhanh chóng được ông lớn Nike mua lại, đóng cửa toàn bộ nhà máy sản xuất ở Bắc Mỹ và chuyển về châu Á để tiết kiệm nguồn nhân công. Được thừa hưởng về phần công nghệ của Nike, Converse đã cho ra mắt những mẫu giày mới nhanh chóng được săn lùng trở lại như Chuck Taylor II với đế công nghệ Lunarlon hay Converse 70’ có đế dày, vải chắc chắn hơn hẳn thay vì có những thay đổi nào quá khác biệt về mặt mẫu mã. Điều duy nhất khiến cho người hâm mộ thất vọng đó chính là giá thành của Converse đã tăng lên khá cao ở mức trung bình thay vì là lựa chọn bình dân như cũ. 

Mẫu giày Chuck Taylor 2
Mẫu giày Chuck Taylor 2

Trên đây là những thông tin về Converse: Lịch sử thăng trầm của hãng giày cho giới trẻ, cảm ơn bạn đã đón đọc.

Fila: Thương hiệu thất truyền được hồi sinh bởi người Hàn

Nếu bạn có quan tâm tới hãng thời trang Fila, thì đừng bỏ qua bài viết này nhé:

Fila: Thương hiệu thất truyền được hồi sinh bởi người Hàn

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý