Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Fila - Sự trở lại ngoạn mục của thương hiệu thời trang thất truyền

Tác giả: Hoàng Thúy Nga

Lần cập nhật gần nhất: ngày 27 tháng 07 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Đối với thế hệ Gen Z, không ai là không biết tới hãng thời trang Fila, nổi danh với logo biểu tượng hình chữ F xanh đỏ và đôi giày cá mập Disruptor II đầy cá tính từng càn quét mạng xã hội mấy năm gần đây. Tuy nhiên đối với nhiều người, Fila như một “chú ngựa ô” bí ẩn trong ngành thời trang khi ai cũng nghe danh hãng, nhưng chỉ có thiểu số thực sự quan tâm về nguồn gốc, về câu chuyện của hãng, hay về lý do vì sao 15 năm trước đây Fila “biến mất dạng” trên thị trường. Ít ai biết rằng, Fila từng là “siêu sao” trong lòng công chúng yêu thời trang những năm 90, là nhà bán lẻ giày bóng rổ lớn thứ hai thế giới chỉ sau Nike? Vậy điều gì đã thực sự xảy ra với Fila, và vì sao Fila có thể quay trở lại ngoạn mục đến như thế? Hãy cùng Timviec365.vn tìm ra câu trả lời nhé.

1. Khởi nguồn sáng tạo của hãng Fila

1.1. Những ngày đầu sáng lập

Hãy cùng leo lên cỗ máy thời gian, để quay trở lại thập niên 1910 nơi dãy núi Alps phía Bắc nước Ý xa xôi. Tọa lạc ở đó có một thị trấn nhỏ tên Biella, xuất hiện hai người anh em họ Fila (the Fila brothers) tài năng và hoài bão. Họ đã gây dựng nên thương hiệu lấy chính tên mình, sản xuất nên những sản phẩm đồ lót và đồ len dạ chất lượng cao với số lượng ít. Với vốn liếng từ nhà máy dệt vải cùng tay nghề khéo léo, họ bắt đầu mơ lớn hơn. Họ muốn được dấn thân vào giới thời trang cao cấp Ý. Thế là họ bắt đầu gom nhặt cảm hứng thiết kế từ những vận động viên, từ phong cách nhã nhặn của người dân eo biển Địa Trung Hải đầy nắng gió. Vào năm 1923, hai anh em Fila ký hợp đồng mở rộng với nhà máy Maglificio Biellese, bước đầu chuẩn bị hành trang tới thị trường Ý.

Thương hiệu Fila nổi tiếng từ Ý
Thương hiệu Fila nổi tiếng từ Ý

1.2. Đổi hướng sang thời trang thể thao 

Thị trường thời trang Ý lúc đó khá sôi động, dường như có sự liên kết thần kỳ giữa đời sống đô thị vốn diễn ra nhanh chóng ở đó với những thiết kế thời trang thời thượng. Ngược lại với sự phát triển ấy, phân khúc thời trang thể thao lại không được chú trọng nhiều khi công chúng có rất ít sự lựa chọn. Nhanh chóng nắm thời cơ, hai anh em nhanh chóng mở rộng sản xuất với Fratelli Fila, nhà máy chuyên sản xuất thời trang và dụng cụ thể thao thời đó nhằm thay đổi định hướng và branding mới. Mọi chuyện thay đổi thế cực khi sang thập niên 70 đã xuất hiện sự cạnh tranh nảy lửa giữa những ông lớn thời trang thể thao như Adidas, Nike, Lacoste, Polo đã thôi thúc Fila cần nhanh chóng tìm ra được phân khúc của mình. 

Ban đầu, Fila có ý định xây dựng nhận diện thương hiệu bằng thời trang dành cho các môn thể thao như quần vợt, golf và trượt tuyết. Kể từ năm 1975, Fila đã có đại sứ thương hiệu đầu tiên của mình - có thể nói là khá sớm so với những đối thủ cùng thời, đó là vận động viên quần vợt nổi tiếng nhất thế giới thời điểm đó: Bjorn Borg. Hợp đồng được kéo dài tới hơn 15 năm, khỏi phải nói Fila đã “hốt bạc” như thế nào trong phân khúc thời trang quần vợt của mình. 

Fila đổi hướng sang thời trang thể thao
Fila đổi hướng sang thời trang thể thao

Trong những năm đó, Fila được nhận diện là một thương hiệu cao cấp (luxury) chuyên buôn bán thời trang quần vợt ở tầm giá cao. Mọi chuyện thay đổi khi Fila được công ty mẹ Gemina mua lại vào năm 1988, dẫn đến một sự “cải tổ” gần như toàn bộ thương hiệu. Mong muốn được hướng tới đối tượng công chúng rộng rãi hơn, dù vẫn chưa chắc chắn về con đường sắp tới nhưng Fila vẫn dấn thân đón nhận thử thách dù phải bán lố những sản phẩm tồn kho ở những thị trường khác. Đây hóa ra lại là quyết định sáng suốt nhất mà Fila từng quyết định.

2. Biểu tượng thời trang thập niên 90s và sự thất truyền

2.1. Đổi hướng từ cao cấp sang bình dân

Từ những năm 1988, những sản phẩm của Fila đã được nhiều anh em trong giới bóng rổ, hiphop yêu thích. Ngược đời rằng hãng lại không hề để ý tới điều này mà cứ “đâm lao thì phóng theo lao” và chuẩn bị để làm quen với đối tượng khách hàng mục tiêu mới. May mắn thay, họ đã thành công. Vậy là trong vòng 15 năm ngắn ngủi, Fila đã thay đổi hoàn toàn nhận thức thương hiệu từ một “thương hiệu thời trang cao cấp thượng lưu Ý” thành “thương hiệu thời trang bình dân Mỹ” (do ảnh hưởng công ty mẹ). Chính vì thế hầu hết thế hệ ngày nay đều gán ghép “Fila” với thập niên 90 và hình tượng thể thao đường phố. Nhiều người còn lầm tưởng đây là công ty thời trang Mỹ.

Fila thành công trong những năm 90
Fila thành công trong những năm 90

Fila nhanh chóng nhận ra insight bạc tỷ của mình: đầu tư vào giày (footwear) cho những vận động viên bóng rổ, thời đó chưa có quá nhiều sự lựa chọn ngoài đôi Converse và Nike nổi tiếng. Họ dốc sức đầu tư vào sản xuất và thiết kế giày, khiến phân nửa sản phẩm họ bán ra chỉ toàn là footwear. Lợi nhuận của Fila lên như diều gặp gió, tăng lên gấp 15 lần trong nửa đầu thập niên 90. Fila trở thành nhà bán lẻ giày thể thao lớn thứ hai toàn thế giới, chỉ đứng sau gã khổng lồ Nike. Càng may mắn hơn khi vào năm 1994, Fila ký được hợp đồng độc quyền với vận động viên bóng rổ Grant Hill, người đã thắng giải Tân binh xuất sắc một năm sau đó. Nhận diện thương hiệu của Fila ngày càng được mở rộng trên phạm vi toàn cầu, bùng nổ hơn nữa khi Fila cho ra mắt phiên bản thế hệ nâng cấp của thiết kế nổi tiếng Grant Hill 2. Thừa thắng xông lên, Fila đi ký hợp đồng với nhiều ngôi sao các môn thể thao khác, đồng thời mở rộng phân khúc thời trang nữ do một xưởng ở Pháp chịu trách nhiệm. Thay vì tập trung vào những gì đang kiếm lời lớn cho họ: văn hóa bóng rổ, giày bóng rổ và hiphop, họ lại đi tập trung vào những thị trường mới đầy rủi ro. Và từ đây, Fila bắt đầu gặp vấn đề.

2.2. Thất bại của Fila và sự “biến mất” trên thị trường trong suốt 15 năm

Sai lầm lớn nhất của Fila đó là quá tự tin vào bản thân mình. Không giống Nike chỉ tập trung duy nhất vào bóng rổ trong thời gian dài, Fila dốc sức đầu tư vào những thị trường như bóng chày, bóng đá, xe đua…. nhưng đều gặp thất bại ê chề. Vào năm 1998, lượng bán lẻ giảm tới 50% - có thể nói là cơn ác mộng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Đen đủi hơn, ngôi sao Grant Hill sớm gặp chấn thương khá nặng, khiến nhận diện thương hiệu cuối năm 99 đầu 2000s giảm sút đáng kể. Vậy là điều gì đến cũng phải đến: họ bắt đầu đóng cửa hàng, sa thải bớt nhân viên, và quay trở lại phân khúc thời trang quần vợt như ban đầu. Mọi thứ quay trở lại số 0 tròn trĩnh.

Fila biến mất trên thị trường
Fila biến mất trên thị trường

Có thể nói thất bại của Fila chính là điển hình rõ ràng cho việc: không phải cứ đa dạng là sẽ phát triển tốt. Chính vì không biết đẩy mạnh phân khúc giày bóng rổ của mình mà Fila gặp thất bại cay đắng, nhường chỗ cho những thương hiệu khác dẫn trước. Nhìn lại thập niên 90s, đây được các chuyên gia đánh giá là “thời kỳ vàng” của thời trang thể thao đường phố, khi bộ ba Nike - Michael Jordan - NBA tỏa sáng trên ngai vàng của mình vì đã đi theo con đường an toàn nhất đó là tập trung vào chuyên môn giày bóng rổ của mình. Sau những năm 2000s, có nhận định rằng Fila đã “tiêu đời” và “không thể cứu vãn” khi bán lẻ giảm từ 1.4 tỷ đô vào năm 1997 xuống thành 790 triệu đô trong năm 2024. Trong khi đó ông lớn Nike đã thu về tới 10.6 tỷ đô, Adidas xếp ngay sau với 5 tỷ đô trong tay. Tình hình khó khăn như thế, liệu còn hy vọng nào cho Fila không?

3. Sự hồi sinh thần kỳ nhờ người Hàn Quốc

3.1. Lần chuyển nhượng thứ 2

Doanh số Fila hàng năm kể từ thập niên 2024 xuống dốc trầm trọng, có tài liệu cho thấy đã giảm tới 91% doanh số kể từ cùng kỳ 1997. Tình hình gần như không thể cứu vãn. Fila gần như biến mất khỏi thị trường, cửa hàng ở Ý còn bị sang nhượng cho một công ty bảo hiểm để cầm cự trước những hợp đồng chưa được thanh toán từ những vận động viên nổi tiếng. 

Mọi chuyện được sang một trang mới khi vào năm 2024, Fila được thu mua lại bởi chính trụ sở Fila Hàn Quốc (vốn có quyền hoạt động độc lập) với cái giá hời không tưởng: chỉ 400 triệu đô. Số tiền ấy có thể là lớn nhưng nếu so sánh với giá trị những thương hiệu đương thời (giá trị của Nike là 11 tỷ đô) thì chỉ là con số quá nhỏ. Tham gia vào thị trường chứng khoán vào năm 2024, Fila Hàn Quốc đã làm nên những kỳ tích không ai có thể tưởng tượng được: giá trị thương hiệu tăng lên 2.7 tỷ đô, doanh số tăng 205% trong giai đoạn 2024-2024, trung bình 10 triệu đôi giày bán ra/tháng, giá trị cổ phiếu tăng 136%. Điều gì đã thực sự xảy ra?

Fila Hàn Quốc sở hữu Fila quốc tế.
Fila Hàn Quốc sở hữu Fila quốc tế.

Đây là một trường hợp hiếm hoi “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” mà số ít thương hiệu thực sự có thể nắm bắt được, đó là sự thịnh hành của phân khúc athleisure và sự quay trở lại của phong cách thời trang thập niên 90.

3.2. Phong cách xưa thổi hồn mới vào thương hiệu

Giống như đã nói ở trên, nhắc tới Fila là nhắc đến thập niên 90 và phong cách đường phố bụi bặm. Nhờ sự phổ biến của những người nổi tiếng Gen Y với thể loại athleisure (phân khúc lai giữa thời trang thể thao nhưng cũng được mặc trong nhiều dịp khác), nhấn mạnh sự thoải mái và trẻ trung trong môi trường đô thị, Fila đã sớm tìm được con đường mới của mình và chờ thời cơ.

Nửa đầu tới giữa thập niên 2024 chào đón xu hướng thế hệ mới với phong cách bụi bặm, nổi loạn của những thiếu niên năm 90 với áo nỉ bông cũ, quần bò thùng thình và giày thể thao đế dày (còn được gọi là dad shoes) như một dấu hiệu cho Fila Hàn Quốc vùng lên mạnh mẽ. Tiên phong từ phương Tây có những Kendall Jenner hay Rihanna, CEO mới của công ty Yoon Yoon-soo đã có quyết định táo bạo: nâng cấp phiên bản giày Fila Disruptor 1996 - sản phẩm làm nên tên tuổi của hãng để đưa lại vào thị trường. 

Đại sứ thương hiệu Fila Hàn Quốc BTS
Đại sứ thương hiệu Fila Hàn Quốc BTS

Năm 2024, Fila giới thiệu mẫu giày Disruptor 2 - một thiết kế dad shoes kinh điển gây chấn động giới thời trang đường phố lúc bấy giờ, lập kỷ lục bán 10 triệu đôi một tháng, chưa kể tới sự ảnh hưởng từ những nghệ sĩ hàng đầu Hàn Quốc như IU, BTS, Suzy… lần lượt đeo Fila Disruptor 2. Không chỉ được lòng doanh số, Fila cũng dần gây dựng danh tiếng ở những sàn diễn quốc tế khi hợp tác thành công với Fendi, đồng thời được sải bước trên các tuần lễ thời trang từ năm 2024. Fila trở thành thương hiệu thời trang lớn nhất xứ sở Kim Chi. Tận dụng thời cơ, Fila đã trở thành cổ đông chính cho công ty chuyên sản xuất và phân phối dụng cụ golf Acushnet Holdings, chủ sở hữu thương hiệu Titleist. Tới 61% doanh thu của Fila tới từ hợp đồng béo bở đó. Thế là Fila vừa được lòng công chúng trẻ, vừa có thể phát triển phân khúc thời trang cao cấp - linh hồn của mình. Năm 2024 chứng kiến mức tăng trưởng kỷ lục của hãng khi doanh số tăng lên 1,5 nghìn tỷ won và tiếp tục gia tăng trong những năm sắp tới.

Burberry - Biểu tượng thời trang xứ sở Sương Mù

Nếu bạn có hứng thú về thời trang, thì bạn có thể tham khảo những thông tin về Burberry - Biểu tượng thời trang xứ sở Sương Mù này nhé!

Burberry - Biểu tượng thời trang xứ sở Sương Mù

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;