Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Doanh nhân Inamori Kazuo và phép màu hồi sinh Japan Airlines

Tác giả: Lại Trang

Lần cập nhật gần nhất: ngày 26 tháng 07 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Nhắc đến Inamori Kazuo, người ta vẫn nhắc cha đẻ của hãng công nghệ đình đám Kyocera, đồng thời là một nhà văn hóa kiệt xuất của xứ sở hoa Anh Đào. Trở thành biểu tượng trong kinh doanh bởi triết lý “ngược đời” và tư tưởng làm người mẫu mực, Inamori Kazuo chính là biểu tượng cho giới kinh doanh khu vực Á Đông, khi một mình một tay vực lại Japan Airlines sống dậy bên bờ vực của phá sản. Vậy thực chất, Inamori Kazuo là ai? và sự nghiệp kinh doanh của ông như thế nào? Chúng ta hãy cùng khám phá kỹ hơn trong bài viết dưới đây của timviec365.vn nhé. 

1. Tiểu sử, gia đình của doanh nhân Inamori Kazuo 

Inamori Kazuo sinh ngày 30 tháng 1 năm 1932 tại tỉnh Kagoshima, Nhật Bản được biết đến là một doanh nhân, nhà văn hóa lừng danh của Nhật Bản. Lớn lên theo học trường Đại học Kagoshima của tỉnh, sau khi tốt nghiệp đại học khoảng 4 năm, Inamori đã quyết định thành lập Công ty TNHH gốm sức Kyoto, tiền thân của Kyocera - một trong những tập đoàn công nghệ chuyên sản xuất và cung ứng đa dạng các mặt hàng từ thiết bị văn phòng đến điện thoại di động. Đây cũng là đế chế công nghệ bành trường và có quy mô toàn cầu. 

Tiểu sử, gia đình của Inamori Kazuo có gì đặc biệt?
Tiểu sử, gia đình của Inamori Kazuo có gì đặc biệt?

Ngoài vai trò là người sáng lập Kyocera "khổng lồ", Inamori Kazuo còn là người sáng lập tập đoàn viễn thông hàng đầu KDDI ở đất nước mặt trời mọc, và từng đảm nhiệm chức vụ CEO của Japan Airlines khi ông đã 77 tuổi. Ông trở thành một tên tuổi nổi tiếng trên toàn cầu khi "một mình, một ngựa" giúp hãng hàng không Nhật Bản Japan Airlines thoát khỏi nguy cơ phá sản sau hơn 400 ngày. 

Bên cạnh tư cách là nhà kinh doanh tài giỏi của Nhật Bản, một nhà văn hóa kiệt xuất với lối sống và tư tưởng mẫu mực, Inamori Kazuo còn là một nhà sư. Ông tôn sùng đạo Phật với Pháp danh Đại Hòa. Trong đời sống đến công việc, Inamori Kazuo chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi những triết lý Phật Giáo. Ông hoàng của ngành kinh doanh Nhật bản quan niệm rằng, “bí quyết đưa công ty phát triển là hãy làm cho nhân viên hạnh phúc”. Inamori cũng là tấm gương sáng luôn luôn cống hiến hết mình để mang lại những giá trị về vật chất và tinh thần cho xã hội. Biểu hiện rõ nhất điều chính là sự kiện cựu CEO Kyocera đã bỏ tiền túi riêng để thành lập ra Quỹ Inamori có hình thức hoạt động tương tự giải Nobel. Mục đích của quỹ này là trao tặng phần thưởng mang tên Kyoto Prize cho những cá nhân, tổ chức có cống hiến to lớn cho sự phát triển của ngành công nghệ cao, nghệ thuật và triết học tại Nhật Bản. 

2. Inamori Kazuo - Từ tuổi thơ cơ cực bị bủa vây bởi hàng loạt thất bại 

Là nhà kinh doanh đại tài đại tài đến vị Phật sống của nhiều thế hệ doanh nhân Á Đông, thế nhưng hiếm người biết rằng, xuất xứ của Inamori Kazuo không phải là con nhà nòi hay có một bước đệm tốt từ gia đình có điều kiện. Ông được sinh trong một gia đình nghèo có 7 anh chị em. Mọi thành quả ngọt ngào hiện tại chính là công sức, sự nỗ lực không ngừng để vượt qua những khó khăn và bươn chải của chính Inamori.

Inamori Kazuo -  Từ tuổi thơ cơ cực bị bủa vây bởi hàng loạt thất bại
Inamori Kazuo -  Từ tuổi thơ cơ cực bị bủa vây bởi hàng loạt thất bại

 Đã rất nhiều lần gặp gỡ công chứng, vị “huyền thoại” kinh doanh đã kể về tuổi thơ đầy trắc trở, gian nan của mình. Ông nói rằng, gần như cả tuổi thơ đến thuở thiếu thời, may mắn chưa lần nào mỉm cười với ông. 

Sự kiện đáng nhớ đầu đời đến với Inamori xảy đến khi ông bị trượt kỳ thi vào cấp 2. Tiếp theo là bị nhiễm bệnh lao phổi - thời điểm căn bệnh này đang là bệnh nan y tại Nhật Bản. Nhiều tài liệu tự truyện của Inamori có nói rằng. Khi ấy, gia đình của ông rất nghèo, bố mẹ và các thành viên khác đều hết lòng chăm sóc người chú bị bệnh lao phổi. Riêng ông cứ mỗi lần chạy qua phòng chú lại bịt mũi và xa lánh chú. 

Thế nhưng, không may thay, chính ông mới là người duy nhất trong gia đình mình bị mắc bệnh. Dù tuổi còn rất nhỏ, rong Inamori không thể chịu nổi sự trêu chọc, đả kích của bạn bè với những câu nói xúc phạm như “gia đình lao phổi”. Nếu không có sự hỗ trợ đắc lực về tinh thần của cuốn sách được hàng xóm tặng và sự tiến bộ dần dần của Y khoa Nhật Bản những năm sau đó để chữa khỏi bệnh cho ông, chắc chắn một điều rằng, tâm trạng chán chường, tuyệt vọng trên giường bệnh là thứ giết chết tâm hồn của Inamori còn đáng sợ hơn cả bệnh nan y. 

Sau một thời gian dài chữa trị, cuối cùng bạo bệnh cũng qua, Inamori cũng được quay lại trường học. Thế nhưng, một lần nữa, chặng đường học tập và sự nghiệp như mơ ước của ông tiếp tục lệch hướng. Lần này trở lại, Inamori quyết định theo đuổi trường hạng quốc gia, thế nhưng cơn ác mộng trượt lại đến. Không bỏ cuộc, ông chọn một trường trong tỉnh lẻ là Đại học Kagoshima để theo đuổi ngành kỹ thuật. Thế nhưng sau khi tốt nghiệp đại học, Inamori cũng chẳng thể nào xin được việc làm. Tâm trí ông lại rơi luẩn quẩn với lo lắng về kế sinh nhau.

Inamori Kazuo -  Từ tuổi thơ cơ cực bị bủa vây bởi hàng loạt thất bại
Inamori Kazuo -  Từ tuổi thơ cơ cực bị bủa vây bởi hàng loạt thất bại

 Mãi một thời gian sau, nhờ sự quen biết với một giáo sư đại học, tình cờ ông mới được giới thiệu vào một công ty sứ cao áp tại Kyoto. Thế nhưng phải trải qua một quá trình làm việc tại đây, Inamori Kazuo mới nhất nhận ra sự thất bát của công ty. 

Ông cùng những nhân viên khác thường bị trả lương chậm, những người lãnh đạo thường xuyên mâu thuẫn với nhau. Đến thời điểm cùng cực nhất, tâm trí Inamori mới nhận thức được rằng, bỏ việc, chán nản không phải là cách hay. Ông bắt đầu dồn tâm sức vào nghiên cứu để vực lại công ty. 

Và tại công ty cũ nát này, lần đầu tiên may mắn đã mỉm cười. Inamori đã phát triển thành công loại vật liệu gốm công nghệ cao mới tại Nhật Bản, thúc đẩy sự đi lên của công ty này. Nhờ vậy mà ông được trọng dụng và có được một chút tiếng tăm. Đây cũng chính là bước đệm quan trọng sau này để ông sáng lập ra đế chế riêng của mình.

3. Sự nghiệp thành đạt của huyền thoại kinh doanh Nhật Bản 

Sau vài năm gắn bó với công ty sứ tại Kyoto và những thành tựu nho nhỏ được gặt hái được nhờ sự cố gắng không ngừng của bản thân, ông quyết định dứt áo ra đi và thành lập nên công ty của riêng mình. 

Vào năm 1959, Công ty TNHH gốm sứ Kyoto tiền thân của Tập đoàn Tập đoàn Kyocera. Chỉ với 8 nhân viên ngày đầu mới thành lập, trong vòng 1 thập kỷ dưới sự điều hành của Kazuo, công ty chuyên về sản xuất, phân phối các mặt hàng gốm sứ kỹ thuật nhỏ lẻ, thiết bị ngành ảnh, thiết bị in...đã chính thức lên sàn chứng khoán Nhật Bản và nằm trong tốp 500 toàn cầu. Biểu biểu của bạn, tốc độ phát triển nhanh chóng tương tự như con đẻ Kazuo, chính là kết quả của một loạt các sự kiện thống trị và sáp nhập. 

 Sự nghiệp thành đạt của huyền thoại kinh doanh Nhật Bản
 Sự nghiệp thành đạt của huyền thoại kinh doanh Nhật Bản 

Không phải hãng nào khác, chính công ty sứ tại Kyoto là kẻ đứng đầu thực hiện nhiều thương vụ sáp nhập và mua lại rất nhiều công ty từ nước ngoài như mảng chuyển sản xuất máy ảnh và phụ kiện của hãng thiết bị quang học Carl Zeiss nổi tiếng của Đức,  nhánh sản xuất điện thoại di động từ hãng Qualcomm của Hoa Kỳ, thôn tính Công ty công nghiệp Mita, một nhà sản xuất máy photocopy tại Osaka, Công ty thiết bị điện Sanyo….

 Công ty sở hữu số lượng chi nhánh khủng trên lãnh thổ Nhật Bản nói riêng và trên toàn thế giới nói chung với tổng số nhân viên lên đến trên 66.000 người.

 Nhưng không chỉ dừng lại ở mặt hàng gốm sứ và các thiết bị...đến năm 1984, khi Nhật Bản đi vào guồng tư nhân hóa viễn thông. Ông đã đi vào thành lập thêm một công ty trong lĩnh vực này với tham vọng triển tăng số lượng các cuộc gọi đường dài bằng chi phí thấp. Đến năm 1987, trong bối cảnh bùng nổ của ngành viễn thông, Kazuo thành lập thêm 8 công ty trong lĩnh vực này và bắt đầu đi vào gây dựng hệ thống viễn thông phủ sóng trên cả nước. Vào năm 2024, ông chủ đứng đầu quyết định sáp nhập cả 3 công ty là KDD, DDI và IDO thành đế chế mang tên thành KDDI. Hiện nay, KDDI đã vươn ra trường quốc tế và nằm trong top 500 những đơn vị đứng đầu thế giới. 

Hiện nay, đây cũng là hãng viễn thông lớn thứ 2 của Nhật Bản, chỉ đứng sau NTT Docomo với mức giá trị vượt đến 64 Tỷ USD. Cũng trong năm 2024, sau thương vụ sáp nhập đình đám trên, Inamori lui về vị trí hậu trường làm chủ tịch danh dự và một năm sau đó trở thành cố vấn của tập đoàn này. Trong suốt thời gian dẫn dắt và trở thành cố vấn cấp cao của hai tập đoàn công nghệ này. 

Với sự lên hương của những đứa con đẻ, Inamori trở thành biểu tượng của làng kinh doanh Nhật Bản và được tôn sùng bởi rất nhiều tín đồ của kinh doanh trong và ngoài nước.

4. Vực dậy ngành hàng không Nhật Bản ngoạn mục trước bờ vực phá sản

Bên cạnh vai trò là ông chủ kinh doanh, danh tiếng của Inamori Kazuo còn được biết đến bởi đông đảo công chúng qua “chiến tích” vực lại hãng hàng không Nhật Bản Japan Airlines trên bờ vực phá sản. 

Vực dậy ngành hàng không Nhật Bản ngoạn mục trước bờ vực phá sản
Vực dậy ngành hàng không Nhật Bản ngoạn mục trước bờ vực phá sản

Chuyện kể vào những năm cuối thập niên 2024!

Cuối thập niên 80 của thế kỷ XX tại Nhật Bản, khi ấy hãng hàng không Japan Airlines đang dẫn đầu thế giới bởi bộ sưu tập máy bay boeing 747 lớn nhất ngành công nghiệp hàng không. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là quá vãng huy hoàng trước khi nhà nước Nhật Bản quyết định tư nhân hóa để thoát khỏi cái bóng bảo hộ của chính phủ. Thực tế thiếu bản năng sinh tồn của Japan Airlines đã buộc hãng này phải trả giá cực đắt. 

Đến năm 2024, hơn 100 máy bay phải nằm đất và hơn 50 đường bay thua lỗ đã buộc lãnh đạo hãng bay này đệ đơn ngừng hoạt động. Theo đánh giá của giới chuyên gia, vụ phá sản này,chính là một bước lùi lớn nhất của kinh tế Nhật Bản ngoài ngành tài chính. 

Lý do lớn nhất gây ra cú “ngã ngựa” này chính do sự chi tiêu phung phí vào các dự án bất động sản như Essex House, một khách sạn ở Manhattan  (New York, Mỹ) vào giữa thập niên 1980 với giá 190 triệu USD, cộng thêm 100 triệu USD để cải tạo hay hàng loạt những thương vụ làm ăn thua lỗ vì chiến tranh, dịch bệnh đầu thập niên 2024, đồng thời phải cạnh tranh gay gắt với thương hiệu hàng không nội địa nổi tiếng là All Nippon Airways - làm cho doanh số liên tục sụt giảm. Mặc dù đã cố gắng bấu víu vào lượng khách đi nội địa bằng việc mua lại hãng hàng không lớn thứ ba của Nhật Bản, Japan Air System (JAS - Hệ thống Hàng không Nhật Bản)...Tuy nhiên, quyết định này không giúp cho JAL thoát khỏi viễn cảnh đen tối về sự quản lý thiếu hiệu quả. Đến ngày 19/1/2024, khoản nợ khổng lồ lên đến trên 3000 tỷ Yên đã kéo sụp sự tồn tài của hãng hàng không quy mô của Nhật Bản. 

Cú lội ngược dòng của Japan Aillines
Cú lội ngược dòng của Japan Aillines 

Đây cũng đồng thời là vụ phá sản khủng nhất xảy ra tại xứ sở phù tang từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Sau khi lãnh đạo JAL đệ đơn phá sản, chính phủ Nhật Bản đại diện bởi tổ chức Tập đoàn Sáng kiến Doanh nghiệp Nhật Bản -ETIC) đã nghĩ ra cách cậy nhờ đến cựu CEO của Kyocera - Inamori Kazuo, khi đó đã lên núi chuyên tâm vào công việc tu tập với pháp danh Đại Hòa. Dù chưa từng có kinh nghiệm, với khả năng quản lý tài ba của mình, Inamori Kazuo đã thực sự tạo ra phép màu. 

Sau khi đồng ý “đứng mũi chịu sào” với tư cách là CEO của Japan Airlines không lương, bởi ông nhận định đây là công việc giúp chính phủ và tạo ra giá trị cho xã hội, Kazuo đã bắt tay vào công việc điều hành bằng việc cắt giảm mạnh đến trên 15.000 nhân viên chiếm đến ⅓ nhân lực của công lực. Không những vậy, để vực dậy JAL, Inamori cũng chủ trương cắt giảm đến 30% lương của công nhân viên, đồng thời nhận số tiền khủng trên 900 triệu Yên để bù lỗ. Cùng với đó là nhiều triết lý và phương án quản lý từng được áp dụng tại Kyocera được vận dụng. 

Nổi bật nhất có thể kể đến như: Tăng phúc lợi của nhân viên và ứng dụng hệ thống quản lý Amoeba bằng việc chia công ty thành nhiều đơn vị nhỏ để quản lý. Khi thu được những lợi nhuận ban đầu, công ty đã đầu tư triệt để vào hạng mục máy bay tiết kiệm nhiên liệu hơn như dòng 787 đồng thời mở rộng số lượng khách hàng khi xây dựng các đường bay đến tận Bắc Mỹ, Trung Đông và cả châu Phi. 

Một người bạn lâu năm của Inamori là Mokurai Bukkokuji cũng là một nhà sư đã nhận định về con người ông rằng “Ông là người có trái tim nhân hậu, nhưng cũng biết điều khiển mọi thứ theo cách riêng của mình và có thể đưa ra những quyết định hết sức cứng rắn. Ông là một nhà lãnh đạo quyết đoán”.

Thành quả của Japan Airlines sau sự giúp đỡ của Inamori Kazuo
Thành quả của Japan Airlines sau sự giúp đỡ của Inamori Kazuo

Với sự quản lý đúng đắn của Inamori Kazuo, trong năm tài chính 2024 - 2024, Japan Airlines từ một “lão tướng ngã ngựa” vụt sáng vượt qua khủng hoảng, đặc biệt là trở thành hãng hàng không có lợi nhuận cao nhất trên thế giới với khoảng 186, 6 tỷ yên. Trong đó, những thành viên khác của công ty còn tính rằng mức mong muốn lợi nhuận mơ ước của ty là chỉ khoảng 60 tỷ yên. Bằng chứng khác cho thấy sự thịnh trị của Japan Airlines đó là đợt IPO vào cuối tháng 9/2024. Trong đợt chào sàn chứng khoán Tokyo lần đầu vào năm 2024 đã giúp công ty thu về số tiền trên 663 tỷ Yên. Đây cũng là thương hiệu đạt hiệu quả IPO cao nhất thế giới chỉ xếp Facebook của tỷ phú Mark Zuckerberg. 

Sau khi hoàn thành sứ mệnh là người đứng mũi chịu sào của Japan Airlines một cách xuất sắc khi vực dậy hãng hàng không này sau cơn khủng hoảng, vào năm 2024 rời khỏi vị trí chủ tịch hội đồng quản trị của công viên và chỉ giữa chức cố vấn danh dự đến năm 2024. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin thú vị nhất về huyền thoại kinh doanh Nhật Bản Inamori Kazuo, người đàn ông sáng lập ra hãng công nghệ Kyocera và vực lại hãng Japan Airlines qua cơn khủng hoảng. Mong rằng, những thông tin này sẽ thực sự hữu ích với tất cả các bạn.

Doanh nhân Mark Zuckerberg

Bên cạnh Inamori Kazuo, các bạn cũng có thể khám phá thêm doanh nhân đình đám khám trên thế giới là Mark Zuckerberg trong bài viết dưới đây nhé

Doanh nhân Mark Zuckerberg

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;