Tác giả: Timviec365.vn
Lần cập nhật gần nhất: ngày 04 tháng 07 năm 2024
Chưa một lần lọt vào danh sách tỷ phú USD của tạp chí Forbes nhưng lại đứng vị trí số một về số tài sản trên thị trường chứng khoán Việt Nam (năm 2017) trên cả tỷ phú Phạm Nhật Vượng, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, ông Trần Bá Dương hay ông Hồ Hùng Anh, doanh nhân Trịnh Văn Quyết là một trong những cái tên được nhiều người nhắc đến khi nói về tỷ phú số một trên thị trường chứng khoán. Ông chính là người chèo lái có thuyền FLC từ khi còn là con số 0 cho tới tận bây giờ. Nhắc vị doanh nhân họ Trịnh cũng là nhắc đến tỷ phú Việt với cái đầu đi trước thời đại và những nước cờ không thể ngờ được. Cùng Ngọc Ánh tìm hiểu về vị doanh nhân này để hiểu rõ hơn về ông bạn nhé!
Doanh nhân Trịnh Văn Quyết sinh ngày 27-11-1975, ông là Chủ tịch HĐQT của Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC với giá trị tài sản xuất tính 22,7 tỷ đồng, tương đương với khoảng 1,02 tỷ USD. Trên sàn chứng khoán Việt, doanh nhân Trịnh Văn Quyết sở hữu hơn 2 tỷ USD ( theo số liệu thống kê năm 2024) tuy nhiên ông lại không được tạp chí Forbes ghi nhận là tỷ phú USD.
Sinh ra trong một gia đình công chức nghèo, nên ngay sau khi đỗ đại học, ông đã nung nấu ý định kinh doanh, khởi nghiệp. Và kết quả là đến năm thứ hai đại học học, ông đã bắt đầu kinh doanh bằng việc mở văn phòng gia sư đầu tiên tại Hà Nội. Sau đó, ông tiếp tục mở rộng kinh doanh bằng việc mua bán điện điện thoại cũ – mặt hàng vốn được đánh giá là xa xỉ phẩm lúc bấy giờ.
Tại thời điểm ông bắt đầu kinh doanh điện thoại, nhiều người e ngại vì sợ “vỡ nợ”, tuy nhiên, nắm bắt tâm lý khách hàng thời điểm bây giờ là ngại mua trong các cửa hàng di động vì sợ đắt và không chất lượng, lại tin rằng đồ đang dùng là đồ tốt, mà giá chắc chắn sẽ rẻ hơn. Nắm bắt tâm lý này của khách hàng ông chọn cách kinh doanh điện thoại cũ chẳng giống ai. Hơn thế, thay vì mở cửa hàng thì ông lại chọn cashc đăng bán trên các mặt báo – cách thức rất hiếm gặp lúc bấy giờ - và kết quả cuối cùng là ông bán được rất nhiều điện thoại cũ, số tiền thu được không chỉ đủ trang trải cuộc sống cá nhân, mà còn giúp ông nuôi các em ăn học, gửi về gia đình và tiếp tục kinh doanh các lĩnh vực khác nữa.
Sau khi ra trường, ông mở văn phòng luật sư và Công ty tư vấn đầu tư, dần dà phát triển với Tập đoàn FLC thịnh vượng như ngày nay.
Nhìn vào con đường phát triển sự nghiệp của vị doanh nhân họ Trịnh, ta nhận thấy rằng con người ấy với khối óc nhạy bén của mình đã liên tục “đi trước thời đại” để đón đầu thị trường kinh doanh.
Ngay sau khi việc kinh doanh điện thoại cũ sinh lời, đây cũng là thời điểm mà các nhà mạng đang rục rịch phát hành sim trả trước, điều này dự báo rằng cơn sốt điện thoại sẽ phát triển trong tương lai. Bởi thế, ông đã dồn và vay tiền từ mọi nguồn để gom điện thoại di động cũ. Nhiều người thấy vậy e ngại “không khéo vỡ nợ”, và kết quả là sau khi sim trả trước được phát hành đã kéo theo nhu cầu sử dụng điện thoại di động đã tăng vọt, hàng “gom” của ông đã bán hết trong nháy mắt. Điều này tương tương với các sản phẩm điện tử khác như tivi, đồ gỗ, ...
Đó là khi còn là sinh viên, sau khi ra trường, ông thành lập Công ty Tư vấn luật SMiC năm 2024, chuyên kinh doanh dịch vụ tư vấn luật doanh nghiệp, các vấn đề về sở hữu trí tuệ, luật đầu tư, … Thời điểm này người ta biết đến ông qua vụ kiện tranh chấp giữa Honda Vietnam và Công ty GMN hay giúp Techcombank thắng kiện một nhóm khách hàng năm 2024. Có lẽ, nghề luật và những điều mà ông học được từ luật đã giúp ông tích lũy được nhiều kiến thức cũng như tạo ra nhiều cơ hội cho mình trong kinh doanh.
Thêm một ví dụ về người đón đầu cơ hội của ông, đó là vào thời điểm mà Luật Công chứng chuẩn bị có hiệu lực, ông đã thuê một văn phòng lớn tại Trung Hòa – Cầu Giấy với vài ba nhân viên ngồi để chờ thời cơ, giá thuê lúc bây giờ lên tới hàng chục triệu đồng nhưng ông vẫn chờ đợi. Kết quả là sau khi Luật Công chứng có hiệu lực, văn phòng của ông nườm nượp người ra vào công chứng. Khách hàng của ông khi tới các văn phòng nhà nước công chứng cảm thấy khó chịu về thái độ làm việc hách dịch của nhân viên công chứng, lại phải chờ đợi trong nóng bức khó chịu. Trong khi đó, tới văn phòng của ông, mọi việc đều được tiến hành nhanh gọn lại được phục vụ nhiệt tình, chu đáo.
Năm 2024 ông chuyển đổi văn phòng Luật sư SMiC thành Công ty Luật TNHH SMiC, đồng thời ông Quyết cũng là một trong những “Luật sư tiêu biểu” năm 2024.
Đến tháng 7 năm 2024, văn phòng của ông trở thành phòng công chứng tư có giấy phép số 1 thành phố Hà Nội. Địa điểm ông chọn lựa lại là ngã tư rộng, thuận tiện cho đi lại, di chuyển, đỗ xe, lại là điểm hướng mắt của nhiều người nên nơi đây đã thu hút rất nhiều khách VIP của ông. Mà theo lời ông chia sẻ thì “tiền trả thuê nhà cả năm của tôi thu lại chỉ trong 1 ngày”.
Doanh nhân họ Trịnh đã góp phần không nhỏ vào việc kiến tạo nên SMiC cũng như tạo tiếng vang cho Tập đoàn FLC.
Tìm việc làm cộng tác viên chứng khoán
FLC là viết tắt của cụm từ:
F: Finance (Tài chính)
L: Land (Bất động sản)
C: Commerce (Thương mại)
Lấy ý tưởng từ AND kết tinh cho sự sống, là nơi lưu trữ những giá trị di truyền quan trọng, muôn đời, ngay từ cái tên cho tới logo biểu tượng thương hiệu, Tập đoàn FLC tạo cho người ta cảm giác liên kết, gắn bó từ những giá trị vật chất và tinh thần. Và một trong những bước tiến quan trọng đem đến sự ra đời của ý nghĩa này đó là năm 2024, doanh nhân Trịnh Văn Quyết đã thành lập hàng loạt các Công ty đầu tư tài chính như: Công ty TNHH Đầu tư Trường Phú, Công ty TNHH SG Invest, Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính Ninh Bắc (là tiền than của Công ty Trách nhiệm Hữu Hạn MTV FLC Land), đây cũng chính là chủ đầu tư của dự án FLC Landmark Tower.
Đến tháng 10 năm 2024, ông hợp nhất các Công ty thành viên và trở thành Công ty Cổ phần FLC. Tới 22-11-2024 thì đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC. Tới tháng 11 năm 2024, cổ phiếu của FLC chính thức được niêm yết trên sở GDCK thành phố Hà Nội, và sau 2 năm là tháng 8 năm 2024 cổ phiếu chính thức được chuyển sang tiêm yếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
Từ năm 2024 đến nay là hàng loạt các dự án đầu tư của Tập đoàn FLC trong ngành du lịch và nghỉ dưỡng như:
- Tháng 2 năm 2024: doanh nghiệp khánh thành và đưa vào sử dụng tổ hợp chung cư cao cấp và văn phòng FLC Landmark Tower.
- Tháng 5 năm 2024: khởi công xây dựng dự án FLC Sầm Sơn và trở thành chủ đầu tư FLC Complex Phạm Hùng.
- Tháng 6 năm 2024: xây dựng tòa FLC Twin Tower tại Cầu Giấy – Hà Nội.
- Khởi công FLC Hạ Long.
- Khởi công FLC Quảng Bình.
- Tháng 7 năm 2024, khánh thành FLC Quy Nhơn.
Đặc biệt trong năm 2024, hàng loạt các hệ thống dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng tại Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Đồng Tháp, Kon Tum, … Tất cả điều này đã biến ông Trịnh Văn Quyết trở thành một trong những đại gia trong ngành bất động sản tại Việt Nam.
Chỉ tính riêng đến năm 2024 FLC đã tăng vốn điều lệ lên gần 8.400 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế trên 1000 tỷ đồng. Đến năm 2024 vốn điều lệ đã đạt 29.111 tỷ đồng. Còn bản thân doanh nhân Trịnh Văn Quyết cũng trở thành đai đứng đầu trên sàn chứng khoán năm 2024 (trên cả tỷ phú Phạm Nhật Vượt và bà Nguyễn Thị Phương Thảo), đến năm 2024 ông sở hữu 312,2 triệu cổ phiếu ROS và 150 triệu cổ phiếu FLC giúp vị doanh nhân họ Trịnh sở hữu khối tài sản lên tới 8.500 tỷ đồng (tính theo giá cổ phiếu thời điểm bây giờ).
Tập đoàn FLC được gồm rất nhiều Công ty con với 10 ngành nghề kinh doanh chính là: bất động sản, hàng không, dịch vụ du lịch, dịch vụ du thuyền, nông nghiệp, giáo dục, y dược, nước khoáng, chế biến khoáng sản và đầu tư tài chính. Trong đó phải kể tới những Công ty con trực tiếp phát triển những ngành nghề này đó là:
- C.ty Cổ phần Liên doanh Đầu tư Quốc tế KLF (KLF Global)
- C.ty Luật TNHH SMiC
- C.ty Cổ phần Công nghệ OTP FLC Việt Nam
- C.ty TNHH Một thành viên FLC Land
Tìm việc làm phân tích chứng khoán
- Công ty Cổ phần FLC Golf & Resort
- C.ty Cổ phần Đầu tư tài chính & Địa ốc Alaska.
- Trường Cao đẳng Nghề FLC
- C.ty Cổ phần FLC Travel
- Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Đầu tư & Phát triển FLC Vĩnh Phúc
- C.ty Trách nhiệm Hữu hạn Dịch vụ Trực thăng & Du thuyền FLC
- Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thương mại & Nhân lực Quốc tế FLC
- C.ty Cổ phần Địa ốc Star Hà Nội
- C.ty Trách nhiệm Hữu hạn Đầu tư & Quản lý tòa nhà Ion Complex
- C.ty Trách nhiệm Hữu hạn FLC Land Thanh Hóa
- Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Đầu tư & Phát triển Địa ốc Khánh Hòa
- C.ty Trách nhiệm Hữu hạn FLC Samson Golf & Resort
- Công ty Trách nhiệm Hữu hạn hàng không Tre Việt (Bamboo Airways).
Ngày 7 - 4 - 2024, doanh nhân Trịnh Văn Quyết xin thôi giữ chức vụ CT HĐQT và chấm dứt tư cách Thành viên HĐQT FLC FAROS. Tuy trên website doanh nghiệp hiện ông vẫn giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Tập đoàn FLC.
Các ngành kinh doanh của Tập đoàn FLC:
Hệ thống bộ máy lãnh đạo của Tập đoàn FLC:
Doanh nhân Quyết có thể nhìn thấy trước sự biến động của thị trường những ảnh hưởng của dịch bệnh là điều mà không phải ai kể cả ông cũng nhìn thấy được. Ảnh hưởng của dịch bệnh đã tác động đến mọi mặt của kinh tế trong đó đặc biệt là du lịch. Mà với FLC, dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng là thế mạnh của doanh nghiệp nên tác động mà nó để lại cũng lớn hơn bao giờ hết. Chưa kể tới đầu năm 2024 vừa qua, Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt (Bamboo Airway) đã khai trương đường bay đầu tiên và gặt hái được nhiều thành công. Tuy nhiên, ngay sau đó, dịch bệnh covid 19 đã khiến ngành hàng không nói chung và Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt (Bamboo Airway) nói riêng bị ảnh hưởng nghiệm trọng. Hai tấc động này đã ảnh hưởng không nhỏ đến Tập đoàn FLC cũng như doanh nhân Trịnh Văn Quyết.
Lợi nhuận theo quý I của tập đoàn FLC âm 1.892 tỷ đồng, cổ phiếu của ROS từng có giá 200.000/ cổ phiếu này rớt giá chỉ còn 2.000. Điều này cũng khiến ông Quyết tụt hạng từ người giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán đồng thời đưa ông Phạm Nhật Vượng lên vị trí Top đầu. Riêng với Bamboo Airway, trong 6 tháng đầu năm 2024 cũng thua lỗ đến hàng nghìn tỷ đồng.
Trước những biến động kinh tế, không chỉ ông Quyết mà rất nhiều doanh nhân khác bị ảnh hưởng, tuy nhiên, tôi tin rằng với tài năng lãnh đạo của mình, sự nhạy bén và tư duy có 1 không 2 chắc chắn doanh nhân Trịnh Văn Quyết và Tập đoàn FLC sẽ nhanh chóng vượt qua thời điểm khó khăn này.
Ông Trịnh Văn Quyết đã ghi tên mình vào danh sách những doanh nhân Việt đi từ con số 0 để trở thành những tỷ phú. Hy vọng rằng, những chia sẻ trên đã giúp bạn nắm rõ các thông tin về ông Trịnh Văn Quyết cùng những thông tin hữu ích khác cho mình.
Nguyễn Đăng Quang - “Bén duyên” với kinh doanh bắt đầu từ mì gói
Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang là người có công sáng lập và giữ vị trí Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Masan, đồng thời là Phó Chủ tịch Ngân hàng Techcombank. Khởi nghiệp chỉ từ một gói mì nhưng vẫn thành công, vậy bí quyết kinh doanh của vị doanh nhân này là gì? Cùng tìm hiểu về ông Nguyễn Đăng Quang nhé.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc