
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App NTD
Tác giả: Phạm Diệp
Duy tâm là gì? Đây ắt hẳn là một trong số những câu hỏi triết học khiến nhiều người “sợ hãi" vĩ không hiểu và rất khó để hiểu. Tuy nhiên bản chỉ cần hiểu sơ qua vài ý là đã nắm được cái cốt lõi của duy tâm rồi đó. Thấu hiểu được sự băn khoăn đó timviec365.vn đã tổng kết lại chi tiết về duy tâm hay chủ nghĩa duy tâm trong triết học, hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong học tập và nghiên cứu nhé!
Duy tâm là gì? Đây là một câu hỏi mang tính mơ hồ chưa có đáp án luận giải khiến người đọc dễ hiểu. Nhưng hãy hiểu rằng duy tâm hay chủ nghĩa duy tâm là trường phái triết học khẳng định rằng mọi thứ thường tồn tại bên trong tinht thần và thuộc về ý thức của con người chúng ta. Đây là một cách tiếp cận tới sự hiểu biết về sự tồn tại, chủ nghĩa duy tâm thường được đặt đối lập với chủ nghĩa duy vật. Tuy nhiên thì cả hai khái niệm này đều thuộc lớp bản thể học nhất nguyên chứ không phải nhị nguyên hay đa nguyên.
Chủ nghĩa duy tâm khách quan thừa nhận tính thứ nhất của ý thức nhưng theo họ đó là thứ tinh thần khách quan có trước và nó tồn tại độc lập với con người. Trên thực tế tinh thần khách quan này thường mang những tên gọi khác nhau như ý niệm, tinh thần tuyệt đối, lí tính thế giới,....
Chủ nghĩa duy tâm chủ quan thừa nhận tính ý thức thứ nhất của ys thức con người. Trong khi phủ nhận sự tồn tại khách quan hiện thực, thực tại. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan khẳng định mọi sự vật hiện tượng chỉ là những phức hợp của cảm giác.
Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng đặc trưng cơ bản nhất của mọi sự việc sự vật hiện tượng là sự tồn tại lệ thuộc vào chủ quan thức là một hình thức tồn tại hình thành khác của ý thức. Vậy nên về mặt nhận thức luận chủ nghĩa duy tâm cho rằng con người không thể hoặc chỉ nhận thức được cái bóng vẻ bên ngoài hào nhoáng của sự vật hiện tượng.
Theo họ thậm chí về quá trình nhận thức của cong người chẳng qua chỉ là ý thức đi tìm lại chính bản thân mình dưới hình thức khác mà thôi. Kết luận rằng về thực chất các nhà triết học duy tâm đã phủ nhận đặc tính tồn tại khách quan của vật chất. Và thực tế thế giới quan duy tâm rất gần với thế giới quan tôn giáo và đương nhiên tất yếu dẫn họ đến với thần học.
Chủ nghĩa duy tâm theo triết học cho rằng tinh thần, ý thức là cái có trước và sản sinh ra giới tự nhiên. Bằng cách nào đó chủ nghĩa duy tâm đã thừa nhận sự sáng tạo của một lực lượng siêu nhiên nào đó đối với toàn bộ thế giới. Chính vì lẽ đó nên tôn giáo thường sử dụng các học thuyết duy tâm để làm cơ sở lý luận, luận chứng cho chính những quan điểm của họ, tuy là có sự khác biệt giữa chủ nghĩa duy tâm tôn giáo và duy tâm triết học nhưng điều này không phải là khoảng cách quá lớn.
Trong thế giới quan tôn giáo, lòng tin là cơ sở chủ yếu và đóng vai trò chủ đạo đối với vận động còn đối với duy tâm triết học lại là sản phẩm của tư duy lý tính dựa trên cơ sở tri thức và năng lực mạnh mẽ của tư duy.
Về phương diện thức luận những sai lầm cố ý của sự vật hiện tượng trong chủ nghĩa duy tâm bắt nguồn từ cách xem xét phiến diện tổng quan chưa có cái nhìn cụ thể, tuyệt đối hoá, thần thánh hoá về một đặc tính nào đó trong quá trình nhận thức mang tính biện chứng con người.
Đi đôi với nhận thức luận thì chủ nghĩa duy tâm đã ra đời do chính nguồn gốc của xã hội hình thành nên. Việc mà cong người đã tách riêng biệt lao động trí óc với lao động chân tay đồng thời là địa vị của lao động trí óc đối với lao động chân tay trong xã hội cũ, đây chính là nguyên nhân cốt lõi dẫn đến sự ra đời và tạo ra quan niệm vai trò quyết định của yếu tố tinh thần.
Các giai cấp thống trị và những lực lượng xã hội phản động ủng hộ và sử dụng chủ nghĩa duy tâm để làm nền tảng lý luận về những quan điểm chính trị - xã hội của họ đối với đời sống.
Trong quá trình hình thành nên lịch sử triết học có những nhà triết học đã xem vật chất và tinh thần là hai nguyên thể tồn tại độc lập, tách rời nhau đồng thời tạo nên hai nguồn gốc của thế giới. Học thuyết học của nhà triết học nhị nguyên luận. Ngoài những quan điểm trên có nhà triết học lại cho rằng vận vật xuất hiện trong thế giới là vô số hàng nghìn những nguyên thể độc lập tạo nên, đó là đa nguyên luận trong triết học. Tuy nhiên đó chỉ là biểu hiện tính không triệt để về lập trường thế giới quan nhưng cuối cùng chúng ta lại sa vào chủ nghĩa duy tâm.
Chủ nghĩa duy tâm Phương Đông đã khái niệm tổng quát cho rằng truyền thống Ấn Độ và tông phái Phật Giáo có thể coi đó là chủ nghĩa duy tâm bởi một số tông phái Phật Giáo được gọi là các phái duy thức vì họ chú trọng vào ý thức mà không có sự hiện diện của Thượng đế hay linh hồn.
- Chủ nghĩa duy tâm Phương Tây có rất nhiều học thuyết của nhiều triết học gia có thể kể đến điển hình như sau:
Schopenhauer đã viết về Triết gia Tân Plato như sau: “ Nhờ Plotinus chủ nghĩa duy tâm đến thời điểm đó đã có mặt từ rất lâu ở Phương Đông đã lần đầu tiên xuất hiện trong triết học Phương Tây vì tư tưởng đó đã cho rằng linh hồn đã tạo nên thế giới bằng cách bước từ vĩnh cửu vào trong thời gian với lời giải thích “ Vì không có vũ trụ nào dành cho vũ trụ này ngoài linh hồn hay tâm thức” và tư tưởng duy tâm được diễn tả trong câu sau “ Ta không nên chấp nhận thời gian bên ngoài hay linh hồn tâm thức”.
Giám mục Berkeley đã quyết định rằng tri thức của ta phải được dựa trên các nhận thức của ta. Chính vì điều đó đã dẫn ông tới quyết định rằng đằng sau nhận thức của ta không có đối thượng thực “khả tri" nào rằng cái đó “có thực" là chính nhận thức. Tư tưởng đó đã được đặc tả trong khâu hiệu của Berkeley: “Tồn tại nghĩa là nhận thức hay được nhận thức" có nghĩa là một thứ gì đó chỉ tồn tại theo cách cụ thể được xem nó là tồn tại khi nó đang được nhận thức bởi một chủ thể.
Chủ nghĩa duy tâm chủ quan hay chủ nghĩa duy tâm tôn giáo đã dẫn ông đến việc ông đặt toàn bộ sức nặng của sự minh giải lên các tri giác của ta. tương tự với hình thức khác của duy tâm hay chủ nghĩa duy tâm, đó là giải thích tại sao mỗi người trong chúng ta đều có vẻ có các tri giác ít nhiều giống nhau về một đối tượng. Berkeley đã giải quyết vấn đề này bằng cách đưa Chúa trời vào can thiệp với vai trò nguyên nhận trực tiếp của mọi tri giác của ta.
Tư tưởng biện chứng cơ bản trong triết học Canto, Phichto, Sêlinh
Phép biện chứng duy tâm đã ra đời vào cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XIX phép biện chứng duy tâm trong triết học cổ điển Đức là hình thức thứ 2 của phép biện chứng.
Trong lý luận triết học nhị nguyên của Canto, tư tưởng biện chứng cơ bản chính là tư tưởng thống nhất giữa các mặt đối lập. Sự thống nhất và thâm nhập lẫn nhau của các mặt đối lập là động lực của sự vận động phát triển và đương nhiên động lực đó có trước vật chất đồng thời vận động tách rời vật chất.
Trong triết học duy tâm chủ quan của Phicto tư tưởng biện cứng cơ bản là tư tưởng cho rằng mâu thuẫn là nguồn gốc của sự phát triển. Mâu thuẫn và phát triển chỉ tồn tại trong ý thức, mâu thuẫn thể hiện sự vận động tiến bộ của tư duy trong quá trình nhận thức.
Trong triết học duy tâm khách quan của Selin tư tưởng biện chứng cơ bản là tư tưởng về mối liên hệ phổ biến về sự thống nhất và sự phát triển, tư tưởng về sự thống nhất của tự nhiên về sự đấu tranh giữa các mặt đối lập trong tự nhiên.
Phép biện chứng của Heghen về duy tâm được phát triển đến mức đỉnh cao về cả hình thức lẫn nội dung. Khác với nhiều nhà triết học khác Heghen cho rằng triết học của ông là chủ nghĩa duy tâm tuyệt đối đối lập với chủ nghĩa duy tâm chủ quan của Berkeley
Theo Heghen phép biện chứng được chia thành:tồn tại, bản chất và khái niệm
- Tồn tại là cái vỏ bên ngoài trực tiếp, nông nhất mà cong người có thể cảm giác được luôn và ngay đồng thời được cụ thể hoá trong các phạm trù chất, lượng và độ.
- Bản chất là tầng gián tiếp của thế giới, không thể nhận biết được bằng cảm giác tồn tại trong mâu thuẫn đối lập với chính mình và được thể hiện trong các phạm trù hiện tượng, bản chất, hình thức,...
- Khái niệm là sự thống nhất giữa tồn tại và bản chất, là cái vừa trực tiếp vừa gián tiếp và được thể hiện trong cái phạm trù cái phổ quát, cái đơn nhất,..
Phép biện chứng trong thời gian này là sự phát triển là sự chuyển hoá từ cái trừu tượng đến cái cụ thể, từ chất này sang chất khác được thực hiện nhờ giải quyết mâu thuẫn. Heghen coi phát triển là nguyễn lý cơ bản nhất của phép biện chứng với phạm trù trung tâm là tha hoá và khẳng định tha hoá được diễn ra ở mọi nơi cả trong tự nhiên, xã hội hay tinh thần.
Trên đây là những điều tổng quan về duy tâm là gì mà timviec365.vn tìm hiểu được để giải đáp thắc mắc của mọi người. Hi vọng qua bài viết này mọi người có thể hiểu được sơ qua hoặc bản chất về duy tâm hay duy tâm có vai trò gì đối với con người. Triết học rất khó và để học được thì không đơn giản vậy nên hãy cố gắng học từng chút ít theo ý hiểu của bản thân để đem lại kết quả cao. Để có được những bài viết nóng hổi bạn đừng quên truy cập timviec365.vn mỗi ngày nhé!
Ngày ví thần tài là gì? Tại sao mọi người coi trọng ngày này đến vậy?
Bạn thấy có một ngày người người nhà nhà đi mua vàng và nói rằng là ngày thần tài nhưng bạn chưa hiểu ngày thần tài là gì và có ý nghĩa ra sao. Qua bài viết này timviec365.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn ngày vía thần tài là gì nhé!
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục
Chia sẻ
Bình luận