Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Ngày vía thần tài nghĩa là gì thế? Ngày này đặc biệt gì trong năm

Tác giả: Thảo Ngọc

Lần cập nhật gần nhất: ngày 12 tháng 08 năm 2022

Theo dõi timviec365 tại google new

Ngày nay không ai là không biết tới ngày vía thần tài bởi cứ vào ngày này đi dọc các con đường lớn nhỏ cứ thấy hàng vàng nào mở là đông đúc, tấp nập người xếp hàng từ sáng sớm cho tới chiều tối vẫn đông. Vậy bạn đã hiểu ngày vía thần tài nghĩa là gì chưa? Chắc hẳn nhiều người đã biết đến ngày này nhưng vẫn chưa rõ nguồn gốc sâu xa của ngày này và tại sao ngày này người ta lại thi nhau đi mua vàng như thế đúng không? Vậy thì sau đây mời các bạn tìm hiểu bài viết để được giải đáp rõ những câu hỏi trên.

1. Giải nghĩa khái niệm về ngày vía thần tài

Ngày vía thần tài là một trong những ngày lễ quan trọng trong văn hóa truyền thống của người dân Việt nam và Trung Quốc.

Giải nghĩa khái niệm về ngày vía thần tài
Giải nghĩa khái niệm về ngày vía thần tài

Ngày này diễn ra vào 10 tháng 1 Âm lịch hằng năm, và ngày đặc biệt quan trọng cần nhớ của các nhà, các địa điểm kinh doanh buôn bán đặc biệt là những nơi bán vàng thì đông không kể nổi.

Người xưa quan niệm mua vàng ngày vía thần tài sẽ đem lại may mắn, giàu có, tiền tài cho gia chủ và cả gia đình thế nên hàng năm cứ vào ngày này người ta đi mua vàng rất nhiều.

Sau đây hãy cùng tìm hiểu một chút về lý do gì ó ngày vía thần tài và sự xuất hiện của ông Thần tài trên đời như thế nào bên dưới nhé.

2. Ý nghĩa sâu xa của ngày vía thần tài

Mỗi đất nước lại có quan niệm và sự tích về ngày vía thần tài khác nhau theo văn hóa và phong tục tập quán của mối đất nước, mối quốc gia và từng vùng đất.

Để hiểu rõ nguồn gốc về ngày vía thần tài mới các bạn cùng tìm hiểu câu chuyện về ông thần tài tại Việt Nam và Trung Quốc như thế nào liền.

Ý nghĩa sâu xa của ngày vía thần tài
Ý nghĩa sâu xa của ngày vía thần tài

2.1. Truyện về ông thần tài tại Việt nam.

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, ghi: "Thần Tài là một vị thần trong tín ngưỡng Việt Nam và một số nước phương Đông. Theo truyền thuyết, Thần Tài chính là Triệu Công Minh, người đời nhà Tần. Ông lánh đời đi tu tại núi Chung Nam. Về sau đắc đạo, ông được phong làm Chính Nhất Huyền Đàn Nguyên Soái, coi việc đuổi trừ ôn dịch, cứu bệnh trừ tà.

Truyện về ông thần tài tại Việt nam.
Truyện về ông thần tài tại Việt nam.

Hơn nữa, ai bị oan ức đến cầu cứu ông thì được giúp đỡ. Người buôn bán thì cúng cầu ông để được phát đạt may mắn. Người ta thường vẽ ông hình một người mặt đen, râu rậm, tay cầm roi, cưỡi cọp đen. Dân gian còn gọi ông là Tài Bạch Tinh Quân hay Triệu Công Nguyên Soái. Người đời vẽ ông trên một cái đĩa làm bằng kim loại trên bàn thờ để thờ cúng. Bởi họ cho rằng thờ ông Thần Tài trong nhà hoặc nơi kinh doanh, buôn bán của mình sẽ được ông phù hộ cho việc làm ăn được thuận lợi và kiếm được nhiều tiền.

2.2. Truyện ông thần tài theo truyền thuyết của Trung Quốc

Ở trung Quốc nhiều người truyền tai nhau về câu chuyện Thần tài như sau:

Thần Tài vốn là vị thần cai canh giữ tiền ở trên trời. Do một lần say rượu, ông lỡ chân ngã xuống trần đầu va vào đá nằm mê mệt không biết gì và tỉnh dậy bị mất trí nhớ. Người dân trần gian thấy một người ăn mặc giống như diễn tuồng  thì tưởng là người đó bị điên nên đã lột hết sạch quần áo, mũ nón của Thần Tài đem bán cho một cửa hàng quần áo gần đó. Khi tỉnh dậy, ông không có quần áo trên người và không nhớ mình là ai. Và thế là Thần tài phải sống lang thang, đi ăn xin để qua ngày. 

Một hôm, Thần tài đến ăn xin tại một nhà buôn bán vịt gà, heo quay ế ẩm. Khi nhìn thấy Thần Tài đến ăn xin, ông chủ hàng đó thấy vậy thì rủ lòng thương mời vào ăn.

Nhưng khi thần tài vào ăn bỗng khách kéo vào tấp nập. Thấy thế, ông chủ quán vịt quay đã giữ thần tài ở lại để việc giúp đỡ việc kinh doanh của mình được thuận lợi hơn. Từ đó, các quán ở xung quanh đông khách nay vắng hoe, khách bỗng dưng chuyển hết qua quán bên này ăn.

Một thời gian sau, ông chủ hàng vịt thấy Thần tài không làm gì, chỉ suốt ngày ăn lắm lại không tắm rửa nên sợ khách thấy sẽ bỏ đi.

Thế rồi, ông đuổi thần Tài đi, không ngờ rằng sau đó quán lại vắng khách như cũ. Mọi người thấy vậy nên ai cũng giành mời cho bằng được ông ấy đến hàng quán mình ăn để khách đến đông, vì lý do đó nên mới ra đời câu "Thần Tài gõ cửa".

Thần tài sau đó được người dân quanh đó dẫn đi mua quần áo mới vô tình nhìn thấy được bộ quần áo cũ đã mất của mình, ông đã nhớ lại hết tất cả chuyện trước đây và bay về trời. Hôm đó đúng ngày mùng 10 tháng 1 (Âm lịch). Có người nhìn thấy cảnh tượng ấy, thấy lạ biết rằng đó là người trời nên  tôn thờ từ đó.

Kể từ đó ngày vía thần tài ra đời và luôn được mọi người nhớ tới và làm lễ đặc biệt trong năm nhất là với những gia đình, địa điểm kinh doanh buôn bán.

Đây cũng là ngày để người ta bày tỏ sự biết ơn đến thần tài vì thời gian vừa qua đã phù hộ cho họ buôn may bán đắt, công việc làm ăn thuận buồm, xuôi gió.

Và đồng thời cầu mong thần tài sẽ tiếp tục phù hộ mình làm ăn thuận lợi những năm tiếp theo.

Hiện nay, việc thờ cúng Thần tài diễn ra hầu như quanh năm với các gia đình kinh doanh, riêng ngày mùng 10 tháng 1( âm lịch) là ngày lễ đặc biệt, đầy đủ nhất.

Vậy bạn đã biết những giờ nào đẹp hay không tốt vào ngày vía thần tài chưa? Nếu chưa cùng tìm hiểu bên dưới nhé.

Truyện ông thần tài theo truyền thuyết của Trung Quốc
Truyện ông thần tài theo truyền thuyết của Trung Quốc

3. Những giờ cần lưu ý trong ngày vía thần tài

Ở Việt nam ta ngoài quan tâm ngày đẹp còn cần lưu ý những giờ đẹp hay xấu và đặc biệt ngày vía thần tài cũng cần ghi nhớ kỹ những khung giờ xấu hoặc khung giờ tốt.

3.1. Giờ đẹp 

Những khung giờ đẹp luôn được mọi người lưu tâm để ý bởi người ta cho rằng giờ đẹp làm việc gì cũng tốt, cũng thuận lợi cho cả ngày và đạt được những điều mình mong muốn. Và ngày vía thần tài nếu ở trong những gia đình kinh doanh, buôn bán cần ghi nhớ kỹ những khung giờ sau:

Giờ tốt nhất là 7 giờ - 9 giờ hoặc từ 11 giờ-13 giờ.

Giờ đẹp để mua vàng và cúng bái
Giờ đẹp để mua vàng và cúng bái

Cụ thể hơn Theo lịch Lý Thuần Phong giờ đẹp ngày Thần Tài là:

Từ 7 giờ đến 9 giờ : Làm lễ cúng xin vào giờ này giúp việc mở của hàng mới, ký hợp đồng, đầu tư sẽ thuận buồm xuôi gió, gặp nhiều may mắn. Nếu gia đình đó làm ăn trong sạch, hành sự đúng lễ nghĩa thì gặp nhiều phú quý hơn nữa.

Từ 11 giờ đến 13 giờ : Được xem là giờ vạn sự thuận lợi, cho dù là công việc, học tập đến làm ăn kinh doanh gì đều gặp may mắn.

Ngoài ra, có thể chọn giờ từ 15 giờ đến 17 giờ để làm lễ thì cầu xin cũng dễ thành hiện thực.

các khung giờ khác cũng tốt trong ngày vía thần tài có thể kể tới: tý(23-01h), thân(15-17h).

3.2. Giờ xấu

Ngày vía thần tài không chỉ cần nhớ những ngày tốt mà ngày xấu cũng nên nhớ để tránh làm mọi việc vào lúc ấy và tránh được những điều xấu xảy đến. Cụ thể các giờ xấu như sau:

13h-15h (Tân Mùi) và 01-03h (Ất Sửu): Cầu tài thì không có lợi, hoặc hay bị trái ý.

17h-19h (Quý Dậu) từ 05h-07h (Đinh Mão): Mưu sự khó thành, cầu lộc, cầu tài mờ mịt.

21h-23h (Ất Hợi) từ 09h-11h (Kỷ Tỵ): Dễ gặp thị phi. Nếu cầu tiền bạc tốt nhất nên hoãn lại.

Thế nên những khung giờ trên nhất định bạn phải ghi nhớ để cúng bái hoặc không và khiến cho ngày lễ thần tài nhà mình diễn ra tốt đẹp, thần tài đến và sẽ mang nhiều lộc lá cho công việc kinh doanh, làm ăn của cả gia đình.

4. Giải mã bí mật mua vàng ngày vía thần tài

Ở trên bạn đã hiểu ngày vía thần tài là ngày gì, mang ý nghĩa gì rồi phải không? vậy bạn có biết tại sao vào ngày vía thần tài nhiều người kinh doanh. buôn bán lại thi nhau đi mua vàng về nhà như vậy không? Sau đây hãy cùng tìm hiểu một chút lý do của việc này nhé.

Giải mã bí mật mua vàng ngày vía thần tài
Giải mã bí mật mua vàng ngày vía thần tài

Theo quan niệm dân gian chọn mua vàng vào ngày vía thần tài để cầu mong may mắn, thuận lợi trong việc làm ăn trong năm mới. Không nhất thiết quan tâm về số lượng vàng bạn mua nhiều hay ít mà bạn chỉ cần mua để lấy may cả năm cho mình và gia đình mà thôi.

Bởi theo quan niệm xưa vàng tượng trưng cho phúc lộc phú quý, tích vàng cũng là một cách để giữ tiền an toàn. Thế nên. nếu mua vàng vào ngày vía thần tài thì gia đình và bạn sẽ gặp nhiều may mắn, làm ăn phát đạt cả năm đó.

Xã hội càng ngày càng tân tiến và hiện đại, vàng bây giờ đã được chế tác cho ra đời bằng nhiều hình dáng khác nhau được trạm trổ một cách đẹp mắt chứ không chỉ loại miếng hoặc cây như trước đây, mà thay vào đó người ta vào ngày này có thể mua những loại vàng theo nhiều kiểu dáng bắt mắt để cất cho riêng mình hoặc làm quà tặng cho sếp, người thân, bạn bè.

5. Ngày vía thân tài thường cúng gì lên bàn thờ

Với phong tục của người Việt nam, trong ngày cúng Thần Tài  mọi người đều chuẩn bị: một lọ hoa, một con tôm, một con cá lóc nướng, một con cua, một miếng thịt lợn quay, một bộ tiền vàng mã, một đĩa quả, rượu.Với ý nghĩa tưởng nhớ đến Thần Tài và cầu mong ông sẽ phù hộ cho gia đình mình gặp nhiều may mắn, phát Tài, phát Lộc suốt cả một năm.

Ngày vía thân tài thường cúng gì lên bàn thờ
Ngày vía thân tài thường cúng gì lên bàn thờ

Bài viết trên đã giải đáp giúp bạn ngày vía thần tài nghĩa là gì rồi phải không? Và bên cạnh đó còn giúp bạn hiểu sâu xa về ngày lễ quan trọng này như thế nào, lý do gì người ta mua vàng vào ngày này nhiều. Bạn còn câu hỏi gì thắc mắc về ngày vía thần tài nữa không? Nếu có mời bạn bình luận xuống dưới timviec365.vn sẽ giải đáp giúp bạn ngay.

Bát trân là gì?

Bạn có biết bát trân là gì không? Nếu chưa biết mời bạn đọc bài viết trong đường dẫn dưới để biết thêm thông tin về chủ đề này nhé.

Bát trân là gì?

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý