Tác giả: Hồng Nguyễn
Lần cập nhật gần nhất: ngày 09 tháng 08 năm 2024
Lĩnh vực tiếp thị trực tuyến hiện nay đang được phát triển một cách mạnh mẽ và dữ dội. Một trong những công cụ tuyệt vời góp phần mang lại sự tiện ích của lĩnh vực này chính là Dynamic Remarketing. Vậy để hiểu hơn Dynamic Remarketing là gì hãy cùng chúng tôi tham khảo thông qua bài viết dưới đây nhé.
Trước tiên chúng ta hiểu sơ qua về Remarketing. Đây là hình thức Tiếp thị lại - một hình thức quảng cáo mà đối tượng mục tiêu là những người đã từng truy cập vào website/ ứng dụng di động của bạn.
Dynamic Remarketing là bước tiến phát triển hơn, hiểu đơn giản nó như một nhánh nhỏ được hình thành và phát triển dựa trên khái niệm Remarketing của Google. Đây được xem là hình thức Tiếp thị lại “động" - hỗ trợ bạn hiển thị cho những khách hàng truy cập trước đó những quảng cáo chứa sản phẩm, dịch vụ cụ thể mà họ đã click bấm xem trên trang website của bạn.
Bạn không cần tốn thời gian cho việc chỉ định từng mẫu quảng cáo gắn banner có sẵn mà chỉ cần tạo dữ liệu từ file sau đó báo cho Google biết dữ liệu ở đâu, mẫu quảng cáo là gì, những bước tiếp theo của việc quảng cáo Google sẽ trực tiếp “lo" hết cho bạn.
Vai trò cũng như mục đích ra đời của Dynamic Remarketing là đảm bảo thông điệp của phía doanh nghiệp truyền tải tới khách hàng trở nên đúng trọng tâm và đánh trúng nhu cầu mà người dùng đang tìm hiểu. Qua đó dễ dàng trong việc thu hút khách hoàn thành đặt hàng, mua bán sản phẩm.
Hình thức quảng cáo này mang lại nhiều hiệu quả và tăng tỉ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp vì sự cá nhân hoá nội dung đến từng người dùng. Mỗi cá nhân sẽ tìm kiếm và truy cập những sản phẩm khác nhau vậy nên website sẽ hiển thị đúng toàn bộ thông tin sản phẩm đến từng người bao gồm hình ảnh, giá cả, khuyến mãi, nguồn cấp dữ liệu,...
Dynamic Remarketing hỗ trợ quảng cáo mở rộng toàn bộ sản phẩm/dịch vụ trên website thay vì đơn lẻ như trước kia. Điều này giúp việc tiếp thị và bán hàng của doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn.
Bố cục sản phẩm được kết hợp thành nhiều kiểu mẫu tạo ra hiệu suất cao trong công việc, Google Ads sẽ dự đoán quảng cáo động nào có nhiều khả năng hoạt động tốt nhất ở các vị trí, nền tảng để hiển thị.
Mục đích cuối cùng của những công đoạn này là khiến khách hàng dễ dàng tiếp cận lại với những quảng cáo, thông tin về sản phẩm để thu hút khách mua hàng.
Để lưu trữ, nắm bắt dữ liệu và thông tin khách hàng doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng các phần mềm crm như một công cụ đắc lực giúp việc tiếp thị trực tuyến trở nên thuận lợi hơn.
Vì là “quảng cáo lại", tức là toàn bộ nội dung hiển thị đều là những thông tin mà chính khách hàng click vào chứ không phải doanh nghiệp “bắt" khách phải xem, vậy nên thay vì tạo cái nhìn ác cảm do lượt quảng cáo quá nhiều thì khách sẽ cảm thấy thích thú hơn khi website hiển thị đúng và trúng nội dung mình cần.
Điều này không chỉ khiến người tiêu dùng có cái nhìn thiện cảm khi cảm thấy doanh nghiệp “hiểu" mình mà còn tăng cao cơ hội đặt mua sản phẩm của khách hàng.
Google Ads sẽ hỗ trợ và tính toán nhằm tối ưu giá thầu cho mỗi lần hiển thị nhờ vào công nghệ CPC nâng cao và trình tối ưu hóa chuyển đổi.
Ngoài ra, nguồn cung cấp dữ liệu .csv, .tsv, .xls hoặc .xlsx đơn giản nhưng vô cùng mạnh mẽ và hiệu quả. Sau đó, Google sẽ sử dụng thuật toán để đề xuất và kết hợp sản phẩm tốt nhất cho mỗi quảng cáo trên trang web của bạn dựa vào mức độ phổ biến và nội dung mà khách hàng truy cập.
Cách quảng cáo này khá phổ biến và được các "ông lớn" của các trang thương mại điện tử Shopee, Lazada, Tiki, Sendo thực hiện trong các chiến dịch quảng cáo hiển thị.
Giả sử, khi bạn truy cập vào website của những trang thương mại này và tìm kiếm, click xem một vài mẫu mã thời trang. Sau đó bạn thoát ra và truy cập hoặc lướt xem các thông tin ở trang web khác như Facebook, Instagram thì quảng cáo sẽ hiển thị lại các sản phẩm, mẫu mã thời trang mà bạn vừa tìm kiếm trước đó.
Xét trên lý thuyết thì bất cứ nền tảng nào có quản lý dữ liệu sản phẩm website và theo dõi thu thập người dùng truy cập website đó để xác định nội dung người dùng đã xem thì đều có thể quảng cáo Dynamic Remarketing.
Hiện nay, phổ biến ở Việt Nam sử dụng hình thức Tiếp thị lại động có thể kể đến: Google Adwords, Facebook Ads, Criteo Ads.
Trong phạm vi bài viết hôm nay, timviec365.vn sẽ chia sẽ đến độc giả cách cài đặt Dynamic Remarketing với Google Ads. Bạn cần chuẩn bị:
Bạn truy cập vào website của Google Merchant Center và thực hiện các thao tác sau:
Bước 1: Bấm tạo tài khoản
Bước 2: Đăng ký các thông tin doanh nghiệp theo yêu cầu của Google
Bước 3: Xác thực quyền sở hữu website. Để xác nhận chuẩn xác theo Google thì bạn cần lấy đoạn code HTML sau đó chèn vào thẻ Head của website. Lưu ý mỗi website chỉ được xác thực 1 Google Merchant Center.
Bước 4: Bấm chọn vào phần Sản phẩm - Đăng sản phẩm, có nhiều hình thức để doanh nghiệp có thể chọn để đăng bán sản phẩm như: File Google Sheet, Content API, File XML.
Truy cập vào website của Google Analytics
Bước 1: Đăng ký tài khoản
Bước 2: Chèn đoạn code và thẻ Head
Để quảng cáo Dynamic Remarketing bạn cần đồng bộ hoá dữ liệu sản phẩm trên website với Google Analytics.
Sau khi tài khoản Google Ads đã được chia sẻ từ những tài khoản Google nêu trên (mục 3.1.) thì chúng ta sẽ tiến hành thực hiện phương thức quảng cáo Dynamic Remarketing
Bước 1: Tạo chiến dịch hiển thị quảng cáo
Sau khi cài đặt xong, bạn có thể chọn mục Quảng cáo Hiển thị để hiển thị các loại quảng cáo khác nhau trên trang web và đồng thời nhắm đối tượng là người dùng đã truy cập.
Sau đó, bạn chọn Chiến dịch hiển thị chuẩn.
Bước 2: Chọn loại hiển thị
Đối với Chiến dịch hiển thị thông minh - bạn sẽ không phải nhắm mục tiêu vì Google đã làm thao tác này hộ bạn thông qua đối tượng mà bạn đặt ra
Đối với Chiến dịch hiển thị chuẩn - lựa chọn hình thức này để thực hiện phương thức Dynamic Remarketing.
Bước 3: Thêm nguồn cấp dữ liệu
Bạn cần tick vào mục Sử dụng nguồn cấp dữ liệu cho quảng cáo được cá nhân hoá ở phần Quảng cáo động.
Bước 4: Chọn mục tiêu đối tượng truy cập
Tại đây có rất nhiều đối tượng được thuật toán Google nêu ra như: khách truy cập chung, người bỏ giỏ hàng, người mua trong quá khứ, tất cả khách truy cập,... Việc của bạn là tick chọn vào những đối tượng phù hợp với mục tiêu cũng như sản phẩm mà bạn đang kinh doanh.
Hoàn thành các bước setup trên là bạn đã có thể dễ dàng khởi tạo thành công Dynamic Remarketing.
Qua bài viết này chúng tôi đã giải đáp thắc mắc của bạn về câu hỏi Dynamic Remarketing là gì cũng như các vấn liên liên quan. Nếu bạn đang là một nhà kinh doanh trẻ thì hy vọng những chia sẻ trên sẽ đem lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích để phát triển thuận lợi con đường buôn bán, tiếp thị sản phẩm.
Retargeting là gì?
Retargeting là một khái niệm khá quen thuộc trong lĩnh vực truyền thông, marketing. Cùng với sự bùng nổ của thời đại Internet, hình thức này ngày càng được ưa chuộng và sử dụng mạnh mẽ trong kinh doanh. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về Retargeting nhé.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc