Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Hiểu Electrical Engineering là gì để nắm bắt cơ hội việc làm hấp dẫn

Tác giả: Lại Trang

Lần cập nhật gần nhất: ngày 01 tháng 06 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Tính đến cuối thế kỷ XIX, kỷ nguyên ánh sáng và những thành tựu về điện lẫn khái niệm electrical engineering là gì vẫn còn dừng lại trên những bản tài liệu và những công trình nghiên cứu trên những trường đại học về kỹ thuật hàng đầu thế giới. Sức mạnh ngành khoa học mang tên electrical engineering chỉ thực sự xuất hiện và trở một trong những ngành có vai trò quan trọng bậc nhất với đời sống con người trong năm 1882 khi mạng lưới cung cấp điện năng cho thế giới mạng lưới điện đầu tiên dòng điện 110V cho 59 khách hàng ở hạ Manhattan.

Nối gót cha đẻ của điện, hàng loạt những phát minh liên quan đến điện ra đời như tuốc bị hơi nước hay dòng điện xoay chiều đã mở ra kỷ nguyên ánh sáng cho nhân loại và sự phát triển mạnh mẽ của ngành electrical Engineering trên toàn cầu. Nhưng bạn đã hiểu Electrical Engineering là gì? Vai trò của Electrical Engineering trong đời sống ra sao? Cơ hội việc làm của ngành này hiện nay như thế nào? Hãy cùng timviec365.vn tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé.

1. Bạn đã định nghĩa chính xác Electrical Engineering là gì? 

Electrical engineering là gì
Bạn đã định nghĩa chính xác Electrical Engineering là gì? 

Trong khối ngành kỹ thuật đang có tốc độ phát triển mạnh và lựa chọn bởi nhiều thí sinh nhất hiện nay bởi cơ hội việc làm hấp dẫn, ngoài các ngành khoa học về máy tính, sinh học, một cái tên không thể không nhắc đến chính là công nghệ về điện, dịch ra tiếng Anh với tên thông dụng “ Electrical Engineering”. Khái niệm Electrical Engineering là gì được hiểu là kỹ thuật bao gồm các khâu liên quan đến sản xuất, phát triển, nghiên cứu, thiết kế, thi công và quản lý những hệ thống liên quan đến điện từ mạng lưới đơn giản đến phức tạp phục vụ mọi hoạt động của đời sống. Là người anh em trong gia đình điện, nhưng Electrical  Engineering khác với Electronic Engineering, bởi yếu tố điện tử. 

Điện là nhân tố tất yếu của đời sống tiêu dùng và sản xuất, các thiết bị điện ngày càng có xu hướng bùng nổ và đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống. Bạn có thể sống một ngày không có cơm ăn, những doanh nghiệp sẽ chỉ cần khoảng 10 phút để bị thiệt hại hàng triệu đô la chỉ khi sự kết nối của điện bị gián đoạn. Sự mở rộng của những cơ sở sản xuất, nhu cầu ngày càng cao của con người về thắp sáng, truy cập các thiết bị công nghệ, trang trí hiện đại hóa cuộc sống đã mở rộng những ngành, lĩnh vực liên quan đến điện theo cấp số nhân. Đây chính là nguyên nhân lớn nhất đưa khái niệm Electrical Engineering là gì trở nên phổ biến. Ngày nay, Electrical engineering được đào tạo tại hầu hết các trường đại học chuyên về kỹ thuật và được lựa chọn bởi nhiều thí sinh là tín đồ công nghệ để viết tiếp giấc mơ kỹ sư điện tín đồ công nghệ.

Xem thêm: Điện lạnh là gì?

2. Cơ hội việc làm của ngành Electrical Engineering hiện nay thế nào?

 Cơ hội việc làm của ngành Electrical Engineering hiện nay thế nào?
Cơ hội việc làm của ngành Electrical Engineering hiện nay thế nào?

Sự bùng nổ của nền kinh tế, nhu cầu ngày càng cao của con người là cơ hội vàng trên chặng đường chinh phục một cơ hội việc làm tốt của dân ngành kỹ thuật trong đó, bao gồm những kỹ sư điện. Trước bối cảnh nhiều ngành lâm vào tình trạng nhân lực dư thừa, thì nhu cầu về kỹ thuật điện để đáp ứng được nhân lực cho sự phát triển chưa bao giờ là đủ.

Theo thống kế của US news năm 2024, những đứa con đẻ được sinh ra trong ngành Electrical Engineering - những kỹ sư điện có mức lương xếp vị trí thứ 8 trong danh sách 10 công việc có mức lương khởi điểm cao nhất với con số lên tới hơn 54.000 USD/năm. 

Trong khi đó, tại thị trường Úc, Nghề kỹ sư điện có mức tăng trưởng cao nhất qua các năm chiếm đến 47% so với mức trung bình chung của các ngành là gần 8% và có mức thu nhập khoảng 1.841AUD/tuần. 

Ở Việt Nam, số lượng nhân lực có thể đáp ứng cho ngành điện của doanh nghiệp trong nước mới đạt đến con số là 58, 87%. Theo khảo sát từ nhiều mức lương của nhiều trang web tuyển dụng thời điểm 2024 - 2024, mức lương cho kỹ sư điện dao động từ 10 -12 triệu đồng/tháng. Với những ứng viên đã có kinh nghiệm và ngoại ngữ có thể tham gia chương trình trao đổi kỹ sư tại Nhật Bản tiêu biểu như Nhật Bản với mức lương khởi điểm lên 18 - 28 man Nhật ( Khoảng 36 -52 triệu đồng/tháng).

Đây chính là những tiềm năng lớn để những kỹ sư kỹ sư ngành Electrical Engineering có thể tìm được công việc như ý với mức lương hấp dẫn. 

 Xem thêm: Kỹ thuật điện tử truyền thông là gì?

3. Những vị trí công việc của kỹ sư theo ngành Electrical Engineering

 Những vị trí công việc của kỹ sư theo ngành Electrical Engineering
Những vị trí công việc của kỹ sư theo ngành Electrical Engineering

Nhắc đến mô tả của công việc của một kỹ sư điện đơn thuần, người ta sẽ nghĩ ngay đến việc sửa hay lắp đặt các hệ thống điện dân dụng trong công nghiệp, song trên thực tế, trong ngành Electrical Engineering, bạn phải đảm bảo vai trò của một kỹ sư đa di năng khi phải đảm bảo những kiến thức điện ở nhiều lĩnh vực khac nhau như năng lượng, điện tử học, hệ thống điều khiển hay viễn thông. Không phải ngẫu nhiên mà chúng tôi đã nhấn mạnh rằng, đây là nghề thực sự xứng đang theo đuổi bởi các bạn nam có niềm đam mê với kỹ thuật. Thực tế, khi tốt nghiệp chuyên ngành Electrical Engineering, bạn sẽ đảm nhiệm rất nhiều vị trí công việc từ sửa chữa các thiết bị, vận hành thiết bị điện đến điều hành hệ thống điện trong doanh nghiệp lẫn các hộ dân xung quanh, các hộ sản xuất nhỏ. Những công việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ cao, đôi khi làm làm việc với cường độ cao và nguy hiểm. Do đó, nếu không có đam mê với kỹ thuật và sức “chịu đựng”, cần cù hay chỉ ưa ngồi mát điều hòa làm các công việc văn phòng nhẹ nhàng thì nguy cơ bỏ nghề cũng khá cao. Sau đây, sẽ làm một số công việc mà timviec365.vn đã thống kê về ngành điện công nghiệp đang có triển vọng phát triển nhất giúp bạn trả lời cho câu hỏi ngành kỹ điện làm những công việc gì nhé?

Xem thêm: Điện dân dụng là gì?

3.1. Chuyên viên kỹ thuật,  tại các khu công nghiệp điện lực, nhà máy

Xã hội phát triển mạnh mẽ các các công trình sản xuất, hầu như chưa có một ngành nào nằm ngoài “tính kiểm soát” của ngành điện kỹ thuật.

Nếu vừa tốt nghiệp các trường chuyên kỹ thuật, với những kiến thức của mình, bạn hoàn toàn có thể tự kiếm một công việc về điện tại các nhà máy, xí nghiệp, trước hết đó sẽ là các nhân viên, chuyên viên kỹ thuật chịu trách nhiệm cho sự vận hành và bảo trì hệ thống chiếu sáng, phân phối điện năng bởi máy móc như máy phát điện, các dây chuyền tự động hóa trong sản xuất.

Bên cạnh đó, sẽ đảm bảo sự an toàn điện tại các vùng sản xuất bởi công tác đi kiểm tra các hệ thống điện này thường xuyên, sửa chữa các thiết bị hỏng hóc, có nguy cơ thay mới để tránh sự chập cháy. Là một chuyên viên của ngành Electrical Engineering, chỉ kỹ năng và kiến thực chuyên môn chưa đủ, tất cả các công việc liên quan đến điện là đều yêu cầu sự tỉ mỉ, cẩn thận. Với đặc thù là ngành nguy hiểm nghiêm trọng khi có bất kỳ một sự cố liên nào cũng có thể ảnh hưởng tính mạng.

Xem thêm: ATS là gì?

3.2. Tư vấn thiết kế, vận hành các mạng lưới điện tại khu dân cư, doanh nghiệp như Công ty bưu chính viễn thông hay tổng cục điện, doanh nghiệp kỹ thuật

Là chuyên gia trong ngành điện các cử nhân Electrical Engineering, bao gồm cả công việc là bắt tay vào sửa chữa, kiểm tra hệ thống điện, kỹ sư điện sẽ làm các công việc khác liên quan đến tư vấn, thiết kế và vận hành các thiết bị trong công nghiệp lẫn mạng lưới điện trong khu dân cư. Bạn biết đây, ngày càng nhiều các tòa nhà chọc trời ra đời phục vụ nhiều mục đích từ ăn ở như chung cư hay các trung tâm thương mại...Bên cạnh hệ thống chiếu sáng, các công trình này yêu cầu cao ở nhu cầu trang trí bởi đèn, banner, biển hiệu quảng cáo, hệ thống âm thanh, các thiết bị dân dụng: như điều hòa, bình nóng lạnh...Sự tích hợp quá nhiều yếu tố trong những địa điểm cao khi lắp đặt là vấn đề khó khăn. Các chuyên gia điện sẽ được chủ công trình mời đến tư vấn, hợp tác với dân xây dựng công trình về việc lắp đặt an toàn và thẩm mỹ, phù hợp với thiết kế và nội thất của từng phòng trước khi tiến hành thi công. 

3.3. Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng về điện

Hầu hết chúng ta đều nghĩ đã theo học Electrical Engineering thì bắt buộc phải trở thành những kỹ sư, tuy nhiên, trước khi học thêm lên kỹ sư, bạn phải hoàn thành chương trình cử nhân tại các trường đại học trước đã.

Bên cạnh tính thực hành cao của ngành, với tri thức có sẵn, nếu không muốn chạy theo những công việc bên ngoài đi trực tiếp vận hành máy móc hay hỗ trợ hoạt động của các thiết bị điện tại khu dân cư và các khu công nghiệp áp lực và có tính “dấn thân”, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn công việc ổn định hơn đó là trở thành giảng viên tại các trường đại học,cao đẳng, thậm chí là các trường giáo dục thường xuyên trên địa bàn để tích thêm thời gian nếu muốn nghiên cứu sâu về chuyên môn và phát triển khả năng đứng lớp và truyền đạt của bạn. Tuy là một ngành không quá mới, nhưng sức hút của ngành điện là không hề giảm, cùng với đó là nhiều máy móc lấy công nghệ từ nước ngoài hay chuyển giao công nghệ từ nước ngoài...chúng ta cần những chuyên gia kiểm nghiệm đề độ khả thi của những máy móc khi phát triển trong điều kiện tại Việt Nam thế nào hay phát triển các ứng dụng mới để phục vụ đời sống và sản xuất. Để có thể trở thành giảng viên, bạn cần năng lực chuyên môn giỏi, kỹ năng sư phạm sau khi tốt nghiệp văn bằng thạc sỹ trở lên.

Xem thêm: Điện công nghiệp và điện dân dụng là gì?

4. Các kỹ năng cần thiết nhất cho những người theo học kỹ thuật điện?

Kỹ thuật điện
Các kỹ năng cần thiết nhất cho những người theo học kỹ thuật điện?


Đặc thù riêng của ngành kỹ thuật nếu theo học và đam mê của nó là những trải nghiệm mới, sự dấn thân trong những điều kiện thực tế và dĩ nhiên, cử nhân khối ngành electrical Engineering không ngoại lệ. Dù bạn là chuyên viên kỹ thuật hay nhân viên thiết kế hệ thống điện, việc rời khỏi văn phòng để chỉ đạo nhân viên, thực tập sinh hay bắt tay vào sửa chữa, lắp đặt khi các hệ thống điện ngoài trời gặp sự cố là không tránh khỏi. Khi làm việc tại các công nghệ có hệ thống điện phức tạp hay những khu dân cư cần đặt an toàn điện lên hàng dồng thì bạn cần một số kỹ năng “đinh” sau đây:

Sức khỏe: Đây là nhân tố quan trọng với tất các vị trí, có sức khỏe tốt mới có thể làm việc tốt, đó đã trở chân lý muôn đời. Tuy nhiên, với những kỹ sư cần ở họ sức khỏe về cả thể chất nhiều hơn vì đặc thù là làm việc trong môi trường phức tạp vất vả từ ngoài trời đến văn phòng. Ngoài yếu tố về điều kiện làm việc, nghề điện thường xuyên tiếp xúc với các sự cố bất ngờ có thể ảnh hưởng lớn đến tính mạng của nhiều người khác...do đó bên cạnh  việc đảm bảo yêu cầu tốt về sức khỏe, không chấp nhận mọi khuyết tật, được training về đảm bảo an toàn cho bản thân và người xung quanh trong quá trình sửa chữa, lắp đặt điện là vô cùng quan trọng. 

Sự hợp tác và khả năng làm việc nhóm: Không giống như một số công việc văn phòng hay hành chính nhà nước, dân ngành Electrical Engineering yêu cầu kỹ năng phối hợp làm việc nhóm cực kỳ cao. Ngoài việc tự tìm hiểu, sửa chữa các thiết bị, công trình cơ bản...đối với các dự án phức tạp, hầu hết các nhiệm vụ của các kỹ sư điện đều đòi hỏi sự hợp tác cùng đồng nghiệp để giải quyết một cách suôn sẻ. Sự phối hợp nhịp nhàng giúp nâng cao hiệu quả làm việc hơn đặc biệt với những vị trí, công việc có tính chuyên môn hóa : Lắp đặt, thiết kế mạng lưới hay dân xây dựng…

Tính tỉ mỉ, cẩn thận: Người ta vẫn nói dân điện là đối tượng thường xuyên tiếp xúc với tử thần. Điều này đúng không chỉ đối với người thường xuyên làm việc trong môi trường sửa chữa, lắp đặt ngoài trời mà còn đối với dân công sở, chuyên nghiên cứu. Vì chỉ một sai sót nhỏ nhất của một cá nhân có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người xung quanh. Chuyên môn là quan trọng, song những phẩm chất có thể bảo vệ an toàn cho mình và mọi người và nâng cao hiệu quả làm việc như tính tỉ mỉ và cẩn thận cần được ghim vào đầu kỹ từ khi bạn mới có ý định đăng ký theo học Electrical Engineering.

Việc làm kỹ sư thiết kế điện

5. Theo học ngành Electrical Engineering ở địa chỉ nào uy tín?

Các trường đào tạo electrical engineering
Theo học ngành Electrical Engineering ở địa chỉ nào uy tín?

Nếu có đam mê với kỹ thuật điện, thực tế không cần phải đến các trường cao đẳng hay đại học để được đào tạo vì hiện tại, nhiều trung tâm dạy nghề đã chọn ngành điện để đào tạo để ứng những nhu cầu ngày càng cao của đời sống. Tuy nhiên, nếu muốn có một trường học tập chuyên nghiệp và sẵn sàng cho những vị trí cao hơn, lương tốt hơn hay liên quan đến nghiên cứu hoặc tham gia các chương trình kỹ sư điện ngoài nước như Nhật Bản hay Úc...thì tấm bằng kỹ sư tại các trường đại học khối kỹ thuật tại Việt Nam rất quan trọng. Ngành Engineering được đào tạo tại hầu hết các trường đại học và cao đẳng với sự xét tuyển dựa trên 3 tổ hợp môn chủ yếu: Khối A1, A00 hay D07.

Tại Miền Bắc, bạn có thể theo học, Đại học Bách Khoa Hà Nội, đại học Điện lực, đại học công nghiệp, học viện Bưu chính viễn thông...là những trường tốp đầu đào tạo Electrical Engineering.

Nếu muốn theo học ở miền Trung, một số địa chỉ uy tín cho lựa chọn kỹ sư điện hay chuyên gia về điện thuộc các trường đại học Bách khoa Đà Nẵng, Đại học Nha Trang, Đại học sư phạm kỹ thuật Vinh…

Tại Miền Nam, Đại học công nghệ TP. Hồ Chí Minh ( Hutech), Đại học Công nghệ Đồng Nai, Đại học kỹ thuật Thơ là những lựa chọn lý tưởng cho xuất hiện ngay khi thuật ngữ Electrical Engineering nảy ra trong đầu bạn.

Những thông tin xoay quanh Electrical Engineering là gì và  cơ hội việc làm tương lai của đứa con đẻ ngành kỹ thuật điện của timviec365.vn trên đây hi vọng hữu ích cho bạn. Mong bạn sẽ sớm tìm được một công việc mơ ước. Trân trọng.

Xem thêm: TBA là gì?

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;