Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Emotional Intelligence là gì? Điều kì diệu của xúc cảm con người

Tác giả: Nguyễn Nhung

Lần cập nhật gần nhất: ngày 20 tháng 05 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

 “Emotional Intelligence là gì” câu hỏi của rất nhiều người ngày nay. Bởi lẽ không ai có thể phủ nhận được sự kì diệu của emotional intelligence, đặc biệt là đối với đời sống tâm lý của con người. Không chỉ vậy điều này còn có tính ứng dụng vào công việc, học tập và sinh hoạt khá tốt. Vậy thì tại sao chúng ta còn không tìm hiểu về Emotional Intelligence.

Tìm kiếm việc làm

1. Emotional Intelligence là gì?

1.1. Khái niệm về emotional Intelligence

Emotional Intelligence là gì

Emotional Intelligence là một khái niệm trong ngành tâm lý học theo ngôn ngữ tiếng anh. Dịch lại nôm na bằng tiếng Việt thì chúng ta có thể hiểu đây là hiện tượng “Cảm xúc thông minh”. Emotional Intelligence thường được viết tắt dưới dạng EI ( viết tắt 2 chữ cái đầu ) và dường như là ít người biết đến nó. Tuy nhiên EI thực chất là cấp độ cao của EQ ( chỉ số cảm xúc ). Vì chỉ số cảm xúc là mức độ thể hiện cảm xúc, năng lực cũng như khả năng điều khiển và chi phối cảm xúc với các tác động khách quan bên ngoài, bao gồm cả tác động chủ động và tác động bị động.

>> Xem thêm: Tinh thần trách nhiệm là gì

1.2. Lịch sử xuất hiện của khái niệm này

Khái niệm Emotional Intelligence thực chất đã xuất hiện từ thế kỉ XX, xuất phát từ nguồn gốc sự kiện nghiên cứu của Darwin về sự biểu đạt cảm xúc của cá thể trong việc chọn lọc tự nhiên. Ngoài những định nghĩa truyền thống về trí tuệ liên quan tới yếu tố nhận thức, nhiều nhà khoa học đã chứng minh được trí tuệ ảnh hưởng bởi cả yếu tố “ngoài nhận thức” (non-cognitive) trong khoảng những năm 1900 – 1920.

Những năm sau đó, các nhà khoa học đã có những nghiên cứu vượt bậc và tìm ra được nhiều mô hình về sự thông minh đi liền với cảm xúc, sự đan xen và mối liên hệ chặt chẽ giữa IQ và EQ. Đỉnh cao nhất là năm 1985, Wayne Payne là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “Trí tuệ xúc cảm” (TTXC), hay còn gọi là Emotional Intelligence trong luận văn tiến sĩ của mình. Tuy nhiên, thuật ngữ này đã xuất hiện vào những năm trước đó dưới dạng mô hình trí tuệ xúc cảm nhưng chưa thật sự phổ biến.

Kể từ năm 1990, Peter Salovey và John D. Mayer là những người tiên phong đi đầu trong việc nghiên cứu về trí tuệ xúc cảm, hay Emotional Intelligence. Trong bài báo nghiên cứu, họ đã nêu bật được định nghĩa Emotional Intelligence có nghĩa là “khả năng kiểm soát cảm xúc, cảm giá của chính mình và người khác, từ đó phân biệt chúng và sử dụng thông tin này để dẫn dắt suy nghĩ và hành động của mình”.

2. Cấp độ của Emotional Intelligence

2.1. Nhận thức cảm xúc

Cấp độ của emotional Intelligence

Nhận thức cảm xúc là cấp độ đầu tiên của Emotional Intelligence, hay còn được gọi với cái tên khác là tiếp nhận cảm xúc. Đây là quá trình đầu tiên xảy ra trong mô hình Emotional Intelligence (TTXC).

Đây là khả năng mà đối tượng hướng tới có Emotional Intelligence phát hiện và giải mã được các cảm xúc biểu hiện trên gương mặt, hay các nhà nghiên cứu nhận thức được qua tranh ảnh, giọng nói, các giả tạo văn hóa. Cấp độ nhận thức cảm xúc với nhiều người có thể tương đối đơn giản bởi nó đơn thuần là quá trình xử lý thông tin cảm xúc hiện tại và nhận dạng được tên gọi của nó, đồng thời biến nó thành những thông tin có thể nghiên cứu được rõ ràng.

>> Xem thêm: Vocation là gì

2.2. Tư duy cảm xúc

Tư duy cảm xúc là cấp độ thứ 2 của mô hình TTXC. Cấp độ này được thăng tiến và phức tạp hơn so với cấp độ ban đầu.

Ở giai đoạn tư duy cảm xúc này, người sở hữu Emotional Intelligence không chỉ ở mức đạt được khả năng phát hiện và nhận thức được loại cảm xúc mà còn phải tư duy logic để có thể khai thác được các cảm xúc sao cho thuận tiện nhất, phù hợp nhất với các hành vi nhận thức, ví dụ như nghĩ và giải quyết vấn đề. Đây là một khía cạnh của Emotional Intelligence và có thể được tích lũy đầy đủ sao cho phù hợp với công việc kể cả khi cá nhân thay đổi tâm trạng.

2.3. Nắm bắt cảm xúc

Nắm bắt cảm xúc, hay hiểu cảm xúc là cấp độ thứ 3 trong mô hình Emotional Intelligence theo các nhà khoa học nghiên cứu.

Giai đoạn này cho phép đối tượng sở hữu EI thấu hiểu các ngôn ngữ của cảm xúc, nhận thấy rõ sự liên kết giữa các cảm xúc với nhau. Nếu hai cấp độ trước mà hầu như mỗi cấp độ đều biết về cảm xúc riêng biệt mà chưa có sự kết nối, thì ở cấp độ hiện tại, người nắm giữ Emotional Intelligence cần phải hiểu rõ mối liên hệ phức tạp giữa các cảm xúc. Một người có thể làm chủ cảm xúc của bản thân cũng đồng nghĩa với việc họ hiểu rõ giá trị bản thân là gì để biết cách phát huy những thế mạnh và áp dụng trong công việc và cuộc sống. 

Ví dụ như, bạn hiểu cảm xúc của chính mà và có thể mô tả được sự tiến hóa của chúng theo thời gian cũng như sự tác động qua lại lẫn nhau. 

>> Xem thêm: Công việc ổn định tiếng Anh là gì

2.4. Kiểm soát cảm xúc

Cấp độ cuối cùng, cũng là cấp độ phức tạp nhất và đạt được với số lượng chỉ có 10-20% dân số đạt tới được cấp độ này, đó là kiểm soát cảm xúc (hay quản lý cảm xúc).

Ở giai đoạn này, người sở hữu Emotional Intelligence phải có khả năng điều chỉnh được những xúc cảm đang diễn ra trong bản thân và thậm chí là người khác. Bạn có thể điều khiển, kiểm soát được cảm xúc một cách chủ động, theo ý muốn của bản thân. Vì vậy, mô hình Emotional Intelligence có thể nói cho phép các cá nhân khai thác các cảm xúc theo trí thông minh, bao gồm cả những cảm xúc tiêu cực lẫn tích cực, đồng thời kiểm soát và quản lý chúng để đạt được mục tiêu của chính mình đã đề ra.

Việc làm cơ khí - chế tạo

3. Lợi ích của Emotional Intelligence trong công việc

Tưởng chừng như các cảm xúc sinh ra và biến hóa trong bản thân sẽ là yếu tố giúp cho bạn làm việc tốt hơn. Nhưng không, việc nảy sinh các cảm xúc, đặc biệt là các cảm xúc tiêu cực cũng như nảy sinh quá nhiều cảm xúc mà bạn khó kiểm soát được sẽ dẫn tới những hậu quả khôn lường trong công việc cũng như trong định hướng nghề nghiệp bản thân. Vì vậy, việc trau dồi cho mình Emotional Intelligence (trí tuệ cảm xúc) sẽ mang lại vô số lợi ích không tưởng trong công việc dưới đây:

Hầu hết những nhà lãnh đạo hiện nay đều được đánh giá cao ở chỉ số EQ nhiều hơn là IQ, thậm chí nhiều người có chỉ số IQ vô cùng cao, cao hơn cả nhà bác học, song họ vẫn không thể thành công. Tại sao lại như vậy? Một nghiên cứu chỉ ra rằng, chỉ số EQ, hay nâng cấp hơn chính là EI (trí tuệ cảm xúc) cho phép cá nhân thúc đẩy được 3 yếu tố quan trọng nhất trong công việc sau:

  • Có khả năng truyền động lực cho người khác, góp phần kích thích hiệu suất làm việc tổng thể.
  • Khả năng tạo động lực cho cá nhân khiến họ sẵn sàng cống hiến nhờ sự tôn trọng, thông cảm
  • Đẩy mạnh hiệu suất tổ chức

Emotional Intelligence giúp cho các cá nhân dễ dàng thành công và đạt được những gì mình mong muốn hơn. Bởi hầu hết các công việc hiện đều làm việc trong môi trường nhiều áp lực công việc, dễ stress và dễ sinh ra các cảm xúc tiêu cực khiến cho bạn mắc phải những sai sót trong công việc dẫn đến các tình trạng như bế tắc trong công việc, thất bại trong công việc. Việc nhận thức và kiểm soát được nó sẽ giúp bạn duy trì được công việc hiệu quả và không để chúng ảnh hưởng tới công việc.

Một lợi thế của Emotional Intelligence chính là giúp bạn vượt xa và sử dụng điểm yếu của người khác tạo thuận lợi cho bản thân. Hầu hết mọi cá nhân đều có nhược điểm là đặt cảm xúc vào trong công việc, dựa trên điểm yếu này bạn có thể dễ dàng sử dụng mối quan hệ để nhờ sự giúp đỡ cũng như tận dụng được điểm mạnh của người ta cho công việc của mình. Chính vì vậy, công việc và cảm xúc phải luôn tách biệt với nhau, nhất là trong lĩnh vực kinh tế và tài chính thì công việc mới suôn sẻ được.

>>> Bạn có biết: Hiện nay chỉ số EQ được ứng dụng rất hiệu quả trong tuyển dụng và tìm việc làm. Nhất là đối với những công việc như bán hàng, quản lý... càng cần đến những bài test EQ, do đó bạn hãy hiểu rõ chỉ số này để tìm cho mình một công việc yêu thích và dễ dàng vượt qua các vòng tuyển dụng đầy thử thách. Tại https://timviec365.vn/tim-viec-lam.html bạn có thể thoải mái ứng tuyển các công việc phù hợp năng lực. Hãy tìm hiểu để không bỏ lỡ bất cứ một cơ hội có thể đưa bạn đến gần hơn công việc yêu thích!

4. Phương pháp để nâng cấp Emotional Intelligence

4.1. Ngồi thiền

Nâng cấp emotional Intelligence

Ngồi thiền là một trong những phương pháp giúp nâng cao hiệu quả Emotional Intelligence. Bởi ngồi thiền sẽ giúp bạn trấn an được tâm trạng, thư giãn và dễ nhận thức, kiểm soát các cảm xúc tiêu cực hơn, đặc biệt là cảm xúc nóng giận và buồn bã.

Tuy nhiên, nếu bạn là một nhân viên làm việc 8 tiếng một ngày và khó có thể dành thời gian ngồi thiền có thể tiếp cận các phương pháp thư giãn đầu óc khác như nghe nhạc cổ điển, nhạc nhẹ, hoặc xoa bóp,…

4.2. Chăm sóc sức khỏe

Sức khỏe tốt được đánh giá là ảnh hưởng khá nhiều tới cảm xúc bởi những người mắc bệnh thường dễ sản sinh ra các cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng tới công việc. Chính vì vậy, chăm sóc sức khỏe là một phương pháp hay và lâu dài trong việc nâng cấp Emotional Intelligence.

Để có thể chăm sóc sức khỏe thật tốt, hãy tạo cho mình một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đủ chất và một chế độ tập luyện thể thao đều đặn, phù hợp với bản thân trong lâu dài.

>> Xem thêm: 6 thói quen làm việc hiệu quả

4.3. Khả năng phục hồi

Khả năng phục hồi cũng là một phương pháp ít ai biết tới bởi nghe khá trừu tượng nhưng lại là một cách hiệu quả để nâng cao Emotional Intelligence.

Cách thức này rèn luyện được cho các cá nhân cách lấy lại sự vui vẻ, năng lượng tích cực thông qua các hoạt động giải trí, vui chơi lành mạnh, thú vị. Hoặc một cách khá phổ biến để điều khiển cảm xúc chính là nhờ tới sự giúp đỡ của bác sĩ tâm lí.

Việc làm kế toán - kiểm toán

5. Cách kiểm tra Emotional Intelligence

Hiện nay, có rất nhiều cách tân tiến và hiện đại cho phép đo lường Emotional Intelligence cho các cá nhân. Dưới đây là một số phương pháp kiểm tra mà bạn có thể tham khảo

Thứ nhất, đó là Bảng tóm tắt chỉ số thông minh cảm xúc được thiết kế bởi Bar-On (EQ-i). Đây là một bài được nghiên cứu và định dạng như một bài kiểm tra dùng để đo lường những năng lực cảm xúc. Chúng bao gồm:

  • Nhận thức về bản thân
  • Khả năng ra quyết định
  • Biểu hiện khi quản lý căng thẳng
  • Khả năng tự thể hiện bản thân
  • Các mối quan hệ với người khác

Thứ hai, đó là Bài kiểm tra trí thông minh cảm xúc (Emotional Intelligence) được thiết kế bởi Mayer-Salovey-Caruso (MSCEIT). Tương tự EQ-i, bài kiểm tra trí Emotional Intelligence được thiết kế nhằm đánh giá và đo lường 4 mức độ thông minh cảm xúc theo sát mô hình của Mayer và Salovey, bao gồm:

  • Nhận thức cảm xúc
  • Tư duy cảm xúc
  • Nắm bắt cảm xúc
  • Kiểm soát cảm xúc

Thứ ba, đó là Bảng liệt kê năng lực cảm xúc và xã hội (ESCI). Một phương pháp đo lường cũ nhưng khá hiệu quả và khách quan, dựa trên công cụ Bảng hỏi tự đánh giá chính là Bảng liệt kê năng lực cảm xúc và xã hội (ESCI). Nó đòi hỏi những người thân, người quen biết đối tượng đang được thực hiện, đánh giá về người đó theo các mức độ trong một số năng lực cảm xúc khác nhau.

Thứ tư, đó chính là những Bài test phổ biến trên mạng. Những phương thức này hầu hết đều không mất phí tuy nhiên sự hiệu quả và nghiên cứu chứng minh nó có tác dụng vẫn chưa có. Song, bạn vẫn có thể thử với bản thân nhé!

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;